Trung Quốc có số đập nhiều nhất thế giới, nhưng kế hoạch xây một đập ngang qua biên giới trên sông Mekong đang ngày càng gây thêm nhiều tranh cãi. Trong năm 2011, chính phủ ở Miến Điện, còn gọi là Myanmar, đã đình chỉ dự án đập Myitsone chung giữa hai nước sau khi diễn ra các cuộc biểu tình trong nước. Các chuyên gia ở Hoa Kỳ nghĩ cần phải có thêm sự minh bạch từ phía Trung Quốc để xoa dịu những vụ tranh chấp.
Trung Quốc chẳng những xây đập thủy điện lớn nhất thế giới là đập Tam Hiệp, mà còn có số đập nhiều nhất thế giới. Ngoài việc xây đập ở Trung Quốc, các doanh nghiệp Trung Quốc còn đứng đầu về công trình xây đập ở nước ngoài.
Theo các số liệu của tổ chức Sông ngòi Quốc tế, các ngân hàng và công ty Trung Quốc đã giúp xây hàng trăm đập ở mấy chục nước, nhất là ở châu Phi và Đông Nam Á.
Ông Richard Cronin, giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Stimson, chuyên môn khảo cứu các đập thủy điện trên con sông Mekong xuyên qua nhiều quốc gia, cho biết:
“Các công ty Trung Quốc tham gia bốn hoặc có thể là năm trong số 11 đập trên dòng chính, cũng như nhiều đập trên các phụ lưu sông. Vì thế, vai trò của Trung Quốc là một yếu tố lớn trong tất cả công cuộc phát triển hạ tầng cơ sở, nhất là ở Lào và Kampuchea. Nhưng đó còn là một yếu tố đặc biệt lớn trong việc phát triển các đập nước này.”
Tuy nhiên, các phương pháp được sử dụng để xây đập đang ngày càng bị công kích nhiều hơn vì tác động của các dự án đối với xã hội và môi trường. Và kế hoạch của Trung Quốc định xây một đập trên sông Mekong đang đặc biệt gây ra tranh cãi.
Ông Darrin Magee là một phó giáo sư về nghiên cứu môi trường tại Đại học Hobart và William Smith:
“Tôi nghĩ một lý do gây tranh cãi là tình trạng thiếu dữ liệu rõ ràng. Một sự hiểu biết rõ ràng về mức độ tác động của các đập nước này đối với luồng chảy ở hạ nguồn. Cơ bản là các luồng nước, và các luồng phù sa.”
Ông Richard Cronin của Trung tâm Stimson nói Trung Quốc không có sự minh bạch bởi vì họ không công bố các dữ liệu thủy văn, thông tin mà Bắc Kinh coi là bí mật nhà nước. Theo ông Cronin, vấn đề còn trở nên phức tạp hơn vì các bộ trong chính phủ thiếu sự phối hợp và mỗi đập nước lại là một dự án độc lập.
Đập nước nổi tiếng nhất do Trung Quốc xây dựng ở Đông Nam Á là đập Myitsone ở Miến Điện. Nằm trên con sông Irrawaddy, đập nước tổn phí 3,6 tỷ đôla này là một dự án hỗn hợp giữa Tổng công ty Điện Trung Quốc, Bộ Điện lực Miến Điện và một công ty tư nhân. Nhưng Tổng thống Miến Điện Thein Sein đã đình chỉ dự án trong năm 2011 sau khi xảy ra những vụ biểu tình trong nước.
Tại một cuộc thảo luận của ủy ban, bà Tôn Vân, một nhà khảo cứu của Trung tâm Stimson, nói rằng dự án đập Myitsone là một thí dụ cổ điển của việc quyết định chính sách của các bên tham dự có các quyền lợi khác nhau.
“Chính phủ trung ương Trung Quốc, tức Bắc Kinh, chính quyền địa phương, tức tỉnh Vân Nam, và các lợi ích kinh doanh, Công ty Điện và Đầu tư Trung Quốc có những ưu tiên khác nhau.”
Bà nói Bắc Kinh hy vọng sẽ duy trì bang giao tốt với Miến Điện, trong khi chính quyền tỉnh Vân Nam muốn dùng dự án này để trở thành một trung tâm năng lượng của vùng tây nam Trung Quốc. Còn đối với Tổng Công ty Điện lực và Đầu tư Trung Quốc, thì điểm chính để cứu xét là lợi nhuận.
Trung Quốc chẳng những xây đập thủy điện lớn nhất thế giới là đập Tam Hiệp, mà còn có số đập nhiều nhất thế giới. Ngoài việc xây đập ở Trung Quốc, các doanh nghiệp Trung Quốc còn đứng đầu về công trình xây đập ở nước ngoài.
Theo các số liệu của tổ chức Sông ngòi Quốc tế, các ngân hàng và công ty Trung Quốc đã giúp xây hàng trăm đập ở mấy chục nước, nhất là ở châu Phi và Đông Nam Á.
Ông Richard Cronin, giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Stimson, chuyên môn khảo cứu các đập thủy điện trên con sông Mekong xuyên qua nhiều quốc gia, cho biết:
“Các công ty Trung Quốc tham gia bốn hoặc có thể là năm trong số 11 đập trên dòng chính, cũng như nhiều đập trên các phụ lưu sông. Vì thế, vai trò của Trung Quốc là một yếu tố lớn trong tất cả công cuộc phát triển hạ tầng cơ sở, nhất là ở Lào và Kampuchea. Nhưng đó còn là một yếu tố đặc biệt lớn trong việc phát triển các đập nước này.”
Tuy nhiên, các phương pháp được sử dụng để xây đập đang ngày càng bị công kích nhiều hơn vì tác động của các dự án đối với xã hội và môi trường. Và kế hoạch của Trung Quốc định xây một đập trên sông Mekong đang đặc biệt gây ra tranh cãi.
Ông Darrin Magee là một phó giáo sư về nghiên cứu môi trường tại Đại học Hobart và William Smith:
“Tôi nghĩ một lý do gây tranh cãi là tình trạng thiếu dữ liệu rõ ràng. Một sự hiểu biết rõ ràng về mức độ tác động của các đập nước này đối với luồng chảy ở hạ nguồn. Cơ bản là các luồng nước, và các luồng phù sa.”
Ông Richard Cronin của Trung tâm Stimson nói Trung Quốc không có sự minh bạch bởi vì họ không công bố các dữ liệu thủy văn, thông tin mà Bắc Kinh coi là bí mật nhà nước. Theo ông Cronin, vấn đề còn trở nên phức tạp hơn vì các bộ trong chính phủ thiếu sự phối hợp và mỗi đập nước lại là một dự án độc lập.
Đập nước nổi tiếng nhất do Trung Quốc xây dựng ở Đông Nam Á là đập Myitsone ở Miến Điện. Nằm trên con sông Irrawaddy, đập nước tổn phí 3,6 tỷ đôla này là một dự án hỗn hợp giữa Tổng công ty Điện Trung Quốc, Bộ Điện lực Miến Điện và một công ty tư nhân. Nhưng Tổng thống Miến Điện Thein Sein đã đình chỉ dự án trong năm 2011 sau khi xảy ra những vụ biểu tình trong nước.
Tại một cuộc thảo luận của ủy ban, bà Tôn Vân, một nhà khảo cứu của Trung tâm Stimson, nói rằng dự án đập Myitsone là một thí dụ cổ điển của việc quyết định chính sách của các bên tham dự có các quyền lợi khác nhau.
“Chính phủ trung ương Trung Quốc, tức Bắc Kinh, chính quyền địa phương, tức tỉnh Vân Nam, và các lợi ích kinh doanh, Công ty Điện và Đầu tư Trung Quốc có những ưu tiên khác nhau.”
Bà nói Bắc Kinh hy vọng sẽ duy trì bang giao tốt với Miến Điện, trong khi chính quyền tỉnh Vân Nam muốn dùng dự án này để trở thành một trung tâm năng lượng của vùng tây nam Trung Quốc. Còn đối với Tổng Công ty Điện lực và Đầu tư Trung Quốc, thì điểm chính để cứu xét là lợi nhuận.