Tài nguyên thiên nhiên phong phú của Miến Điện bao gồm dầu hỏa và khí đốt rất nhiều, trong những khu vực chủ yếu chưa được thăm dò. Khi những khu vực này được khoan, chính phủ phải đối diện với những nghi vấn về sự minh bạch trong thu nhập, và làm sao để quân bình việc xây dựng một thị trường điện quốc nội với xuất khẩu. Thông tín viên Grabrielle Paluch tường thuật từ Rangoon.
Bộ trưởng năng lượng Zaya Aung hoãn lại việc loan báo đã dự kiến về những người trúng thầu thăm dò khí đốt ngoài khơi tại một hội nghị dầu khí ở Rangoon trong tuần này, nhưng bảo đảm với các thông tín viên rằng thu nhập do việc bán dầu hỏa và khí đốt sẽ được báo cáo công khai trong ngân sách quốc gia. Ông nói:
“Điều đó rất dễ bởi vì tất cả các ngân sách tới từ khu vực dầu và khí đốt đều đưa vào ngân sách quốc gia chúng ta.”
Trước đây, các tổ chức nhân quyền quốc tế đã tố cáo các thành viên của chính phủ là ký thác thu nhập từ các dự án năng lượng lớn và việc bán tài nguyên thiên nhiên vào những tài khoản ngân hàng tư nhân ở nước ngoài.
Khi các nguồn dự trữ chưa được thăm dò còn lại đang được phân phối, Miến Điện – hay Myanmar, sẽ chuẩn bị để trở thành thành viên của EITI, tên gọi tắt của tổ chức theo dõi tính chất trong sáng của công nghiệp khai thác mỏ quốc tế.
Theo Bộ Năng lượng thì trong năm 2012, Miến Điện có trên 25.000 tỷ bộ (feet) khối khí đốt hầu hết ở ngoài khơi, và 2,1 tỉ thùng dầu, hầu hết tại những các giếng hoàn toàn chưa được thăm dò. Những số liệu này chưa được xác nhận và vẫn còn trong vòng tranh cãi. Theo số liệu thống kê hằng năm của công ty British Petroleum trong năm 2013 thì trong tạp chí thống kê năng lượng thế giới đã ghi nguồn khí đốt của Miến Điện ở mức 0,2 ngàn tỉ bộ khối.
Miến Điện chịu đựng tình trạng thiếu điện năng mặc dầu có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, và trên 3/4 điện của Miến Điện sử dụng cho thị trường quốc nội là do ngành thủy điện cung cấp.
Chính phủ Miến Điện dự trù đưa 80% các hộ dân trong nước vào mạng lưới điện chậm nhất là năm 2030, theo kế hoạch điện khí hóa năm 2013 đúc kết với Cơ quan Phát triển của chính phủ Nhật Bản. Tỷ lệ điện khí hóa của Miến Điện hiện nay là 30%, một trong những tỷ lệ thấp nhất Châu Á. Theo bộ năng lượng thì nhu cầu điện dữ trù sẽ tăng gấp đôi trong 15 năm sắp tới.
Bộ trưởng Zaya Aung đã nói với các thông tín viên rằng họ sẽ tiếp tục yêu cầu dành 20% khí đốt từ cả các khu vực trên bộ lẫn ngoài khơi để sử dụng cho trị trường quốc nội.
Ông John Roberts, một chuyên gia trong khu vực năng lượng và làm tham vấn về chứng khoán nói rằng có phần chắc là chính phủ có thể minh bạch trong việc báo cáo thu nhập từ dầu và khí đốt, mặc dầu ông nói rằng không phải là chuyện bất thường khi các công ty dầu và khí đốt cung cấp cho các thành viên trong chính phủ một phương cách để tích lũy ngân quỹ mà họ không được phép.
Tuy nhiên, ông nói rằng chính phủ phải đối diện với những thách thức lớn hơn trong việc duy trì trách nhiệm và sự ổn cố chính trị khi họ quân bình thị trường xuất khẩu với việc gia tăng nhu cầu quốc nội. Ông Roberts nói:
“Trong trường hợp Miến Điện vấn đề chính yếu là có bao nhiêu dầu và khí đốt được phát triển cho thị trường xuất khẩu và bao nhiêu phát triển cho thị trường quốc nội gia tăng nhanh chóng để bảo đảm rằng không xảy ra tình trạng thiếu điện. Vấn đề khác dĩ nhiên là sự ổn định chính trị và khu vực.”
Trong tuần này, hằng trăm người ở phân khu Kanbauk, Tenasserim miền nam Miến Điện đã tụ tập để phản đối nhiều công ty dầu lớn hoạt động ở đó, sau khi họ nổi giận vì thiệt hại gây ra cho môi trường và nguồn cung cấp điện yếu kém mặc dầu họ ở ngay sát các nguồn lực sản xuất điện.
Bộ trưởng năng lượng Zaya Aung hoãn lại việc loan báo đã dự kiến về những người trúng thầu thăm dò khí đốt ngoài khơi tại một hội nghị dầu khí ở Rangoon trong tuần này, nhưng bảo đảm với các thông tín viên rằng thu nhập do việc bán dầu hỏa và khí đốt sẽ được báo cáo công khai trong ngân sách quốc gia. Ông nói:
“Điều đó rất dễ bởi vì tất cả các ngân sách tới từ khu vực dầu và khí đốt đều đưa vào ngân sách quốc gia chúng ta.”
Trước đây, các tổ chức nhân quyền quốc tế đã tố cáo các thành viên của chính phủ là ký thác thu nhập từ các dự án năng lượng lớn và việc bán tài nguyên thiên nhiên vào những tài khoản ngân hàng tư nhân ở nước ngoài.
Khi các nguồn dự trữ chưa được thăm dò còn lại đang được phân phối, Miến Điện – hay Myanmar, sẽ chuẩn bị để trở thành thành viên của EITI, tên gọi tắt của tổ chức theo dõi tính chất trong sáng của công nghiệp khai thác mỏ quốc tế.
Theo Bộ Năng lượng thì trong năm 2012, Miến Điện có trên 25.000 tỷ bộ (feet) khối khí đốt hầu hết ở ngoài khơi, và 2,1 tỉ thùng dầu, hầu hết tại những các giếng hoàn toàn chưa được thăm dò. Những số liệu này chưa được xác nhận và vẫn còn trong vòng tranh cãi. Theo số liệu thống kê hằng năm của công ty British Petroleum trong năm 2013 thì trong tạp chí thống kê năng lượng thế giới đã ghi nguồn khí đốt của Miến Điện ở mức 0,2 ngàn tỉ bộ khối.
Miến Điện chịu đựng tình trạng thiếu điện năng mặc dầu có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, và trên 3/4 điện của Miến Điện sử dụng cho thị trường quốc nội là do ngành thủy điện cung cấp.
Chính phủ Miến Điện dự trù đưa 80% các hộ dân trong nước vào mạng lưới điện chậm nhất là năm 2030, theo kế hoạch điện khí hóa năm 2013 đúc kết với Cơ quan Phát triển của chính phủ Nhật Bản. Tỷ lệ điện khí hóa của Miến Điện hiện nay là 30%, một trong những tỷ lệ thấp nhất Châu Á. Theo bộ năng lượng thì nhu cầu điện dữ trù sẽ tăng gấp đôi trong 15 năm sắp tới.
Bộ trưởng Zaya Aung đã nói với các thông tín viên rằng họ sẽ tiếp tục yêu cầu dành 20% khí đốt từ cả các khu vực trên bộ lẫn ngoài khơi để sử dụng cho trị trường quốc nội.
Ông John Roberts, một chuyên gia trong khu vực năng lượng và làm tham vấn về chứng khoán nói rằng có phần chắc là chính phủ có thể minh bạch trong việc báo cáo thu nhập từ dầu và khí đốt, mặc dầu ông nói rằng không phải là chuyện bất thường khi các công ty dầu và khí đốt cung cấp cho các thành viên trong chính phủ một phương cách để tích lũy ngân quỹ mà họ không được phép.
Tuy nhiên, ông nói rằng chính phủ phải đối diện với những thách thức lớn hơn trong việc duy trì trách nhiệm và sự ổn cố chính trị khi họ quân bình thị trường xuất khẩu với việc gia tăng nhu cầu quốc nội. Ông Roberts nói:
“Trong trường hợp Miến Điện vấn đề chính yếu là có bao nhiêu dầu và khí đốt được phát triển cho thị trường xuất khẩu và bao nhiêu phát triển cho thị trường quốc nội gia tăng nhanh chóng để bảo đảm rằng không xảy ra tình trạng thiếu điện. Vấn đề khác dĩ nhiên là sự ổn định chính trị và khu vực.”
Trong tuần này, hằng trăm người ở phân khu Kanbauk, Tenasserim miền nam Miến Điện đã tụ tập để phản đối nhiều công ty dầu lớn hoạt động ở đó, sau khi họ nổi giận vì thiệt hại gây ra cho môi trường và nguồn cung cấp điện yếu kém mặc dầu họ ở ngay sát các nguồn lực sản xuất điện.