Năm tuần lễ sau hạn chót do chính Tổng Thống Miến Điện Thien Sein tự áp đặt để phóng thích tất cả các tù nhân chính trị vào cuối năm 2013, giới hoạt động nói với Đài VOA rằng hàng chục tù chính trị vẫn bị giam cầm, và thêm nhiều người khác nữa bị bắt giữ.
Hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (gọi tắt là AAPP) nói 33 người tù chính trị vẫn chưa được trả tự do sau hạn chót cho lệnh ân xá của Tổng Thống ngày 30 tháng 12, ngày mà sau đó các giới chức chính phủ tuyên bố đã giải quyết xong vụ việc.
Nói chuyện với Đài VOA hôm nay trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông Bo Kyi thuộc Hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị nói rằng bất cứ lời phát biểu nào của chính phủ, khẳng định rằng vấn đề đã được giải quyết, đều không thành thật.
Ông Bo Kyi nói ông không đồng ý với quan điểm đó. Ông tin rằng hiện vẫn còn nhiều tù nhân chính trị tại Miến Điện, ít nhất là 33 người. Thêm vào đó, nhiều người khác đã bị bắt giữ trong năm 2014.
Hội AAPP nói có ít nhất 10 người đã bị bắt giữ vì những lý do chính trị từ hồi đầu năm, rất nhiều người bị giam giữ dựa trên cùng các đạo luật được dùng để ân xá một số người khác.
Hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị nói có ít nhất 148 người khác đang chờ bị truy tố. Rất nhiều người trong số những người hoạt động này không được bảo vệ dưới các lệnh ân xá trước đây bởi vì họ còn bị kết các tội hình sự, khiến cho tiến trình giải tội cho họ trở nên phức tạp.
Tuy nhiên giới hoạt động nói đây không phải là một lý do biện minh cho sụ chậm trễ của chính quyền Miến Điện. Ông Bo Kyi nói ông vẫn chờ đợi chính phủ tái triệu tập Ủy ban Thẩm định Tù nhân Chính trị, là cơ chế được trao nhiệm vụ xác định những người sẽ được phóng thích, hầu có thể giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên ông khuyến cáo chớ nên chỉ tập trung vào con số tù chính trị nhân ở Miến Điện, mà không tìm cách giải quyết nguyên nhân gốc rễ.
Ông Bo Kyi nói vấn đề về tù nhân chính trị không chỉ là một vấn đề về số liệu, mà là vấn đề pháp trị, và tự do chính trị. Ông cho rằng việc quốc hội sửa đổi những luật lệ có tính đàn áp mới là những yếu tố chủ yếu để giải quyết vấn đề tù chính trị tại Miến Điện.
Nhiều luật lệ hiện hành được giới hoạt động đánh giá là có tính đàn áp, kể cả luật tụ tập hòa bình được sử dụng để hạn chế nghiêm ngặt các vụ biểu tình, Đạo luật Dự phòng các trường hợp khẩn cấp, được dùng để truy tố những người hoạt động chính trị và các phóng viên, và Luật Cấm Tụ Tập Bất hợp pháp, được dùng để truy tố giới bất đồng chính trị.
Hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (gọi tắt là AAPP) nói 33 người tù chính trị vẫn chưa được trả tự do sau hạn chót cho lệnh ân xá của Tổng Thống ngày 30 tháng 12, ngày mà sau đó các giới chức chính phủ tuyên bố đã giải quyết xong vụ việc.
Nói chuyện với Đài VOA hôm nay trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông Bo Kyi thuộc Hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị nói rằng bất cứ lời phát biểu nào của chính phủ, khẳng định rằng vấn đề đã được giải quyết, đều không thành thật.
Ông Bo Kyi nói ông không đồng ý với quan điểm đó. Ông tin rằng hiện vẫn còn nhiều tù nhân chính trị tại Miến Điện, ít nhất là 33 người. Thêm vào đó, nhiều người khác đã bị bắt giữ trong năm 2014.
Hội AAPP nói có ít nhất 10 người đã bị bắt giữ vì những lý do chính trị từ hồi đầu năm, rất nhiều người bị giam giữ dựa trên cùng các đạo luật được dùng để ân xá một số người khác.
Hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị nói có ít nhất 148 người khác đang chờ bị truy tố. Rất nhiều người trong số những người hoạt động này không được bảo vệ dưới các lệnh ân xá trước đây bởi vì họ còn bị kết các tội hình sự, khiến cho tiến trình giải tội cho họ trở nên phức tạp.
Tuy nhiên giới hoạt động nói đây không phải là một lý do biện minh cho sụ chậm trễ của chính quyền Miến Điện. Ông Bo Kyi nói ông vẫn chờ đợi chính phủ tái triệu tập Ủy ban Thẩm định Tù nhân Chính trị, là cơ chế được trao nhiệm vụ xác định những người sẽ được phóng thích, hầu có thể giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên ông khuyến cáo chớ nên chỉ tập trung vào con số tù chính trị nhân ở Miến Điện, mà không tìm cách giải quyết nguyên nhân gốc rễ.
Ông Bo Kyi nói vấn đề về tù nhân chính trị không chỉ là một vấn đề về số liệu, mà là vấn đề pháp trị, và tự do chính trị. Ông cho rằng việc quốc hội sửa đổi những luật lệ có tính đàn áp mới là những yếu tố chủ yếu để giải quyết vấn đề tù chính trị tại Miến Điện.
Nhiều luật lệ hiện hành được giới hoạt động đánh giá là có tính đàn áp, kể cả luật tụ tập hòa bình được sử dụng để hạn chế nghiêm ngặt các vụ biểu tình, Đạo luật Dự phòng các trường hợp khẩn cấp, được dùng để truy tố những người hoạt động chính trị và các phóng viên, và Luật Cấm Tụ Tập Bất hợp pháp, được dùng để truy tố giới bất đồng chính trị.