WASHINGTON —
Theo dự kiến, chính trị gia có phần chắc trở thành thủ tướng kế tiếp của Pakistan, ông Nawaz Sharif, sẽ mưu tìm các quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ. Nhưng các nhà phân tích Nam Á nói rằng ông sẽ gặp phải những thách thức khó vượt qua từ phía các nhóm chủ chiến và một nền kinh tế đang gặp khó khăn. Từ Washington, thông tín viên VOA Meredith Buel có bài tường trình sau đây.
Ông Nawaz Sharif đã từng hai lần giữ chức thủ tướng Pakistan, nhưng vào năm 1999 ông đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính của quân đội nước này.
Sau khi giữ vai trò là thủ lãnh của phe đối lập chính ở Pakistan, đảng Liên minh Hồi giáo Pakistan N của ông đã giành chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử hôm thứ Bảy vừa qua.
Ông Husain Haqqani là cựu đại sứ Pakistan tại Hoa Kỳ.
Ông Haqqani nói: "Ông Sharif sẽ nói rằng ông muốn có quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ và có một số nhân vật ở Hoa Kỳ mà ông Sharif sẽ nói là có quan hệ hữu hảo. Một số các nhân vật đó hiện ở Bộ Ngoại giao. Tương tự như vậy, ông sẽ xúc tiến các mối quan hệ với Ấn Ðộ. Nhưng liệu ông sẽ thật sự đối đầu với các nhóm có chủ trương cứng rắn hay không, mà nhiều nhóm trong số đó đã vận động và ủng hộ ông trong cuộc bầu cử. Ðiều đó tôi không dám chắc."
Tinh thần bài Mỹ đang dâng cao tại Pakistan, một phần bị kích động bởi những vụ oanh kích bằng máy bay không người lái của Mỹ nhắm vào các phần tử chủ chiến ở khu vực biên giới phức tạp nằm kề Afghanistan.
Bà Lisa Curtis, nhà nghiên cứu kỳ cựu của tổ chức Heritage Foundation, nói rằng các mối quan hệ Mỹ-Pakistan theo phân tích là sẽ tiếp tục căng thẳng.
Bà Curtis cho biết: Chúng ta vẫn có những bất đồng cơ bản về vấn đề khủng bố. Trong khi Pakistan tin vào nỗ lực chống khủng bố toàn cầu của Hoa Kỳ, thì những vụ oanh kích bằng máy bay không người lái, trên thực tế lại là nguồn gây ra vấn đề. Trong khi đó, Hoa Kỳ coi các chính sách song hành hay bản chất không rõ ràng của Pakistan đối với vấn đề khủng bố thực sự là nguyên nhân gây ra vấn đề cho Pakistan. Do đó có một sự cách biệt cơ bản mà đơn giản không dễ gì xóa bỏ được.
Ông Sharif ủng hộ việc cải thiện bang giao với nước láng giềng thù địch Ấn Ðộ bởi vì động thái đó có phần chắc sẽ giúp ích cho nền kinh tế chật vật của Pakistan.
Ông Imtiaz Gul là một tác giải người Pakistan và là một nhà phân tích chính trị.
Ông Gul nói: Ông Nawaz Sharif đối diện với những thử thách rất cấp bách. Ðứ"ng đầu là việc khôi phục lại nền kinh tế bởi vì kinh tế đã đẩy dân chúng đến chỗ bất mãn. Tỉ lệ thất nghiệp quá cao, sản lượng thấp, và cùng lúc đó ông còn phải đối diện với một thách thức lớn nữa là chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa quá khích tôn giáo ngay trong nước."
Pakistan đang đứng trước tình trạng thất nghiệp lan rộng, thiếu điện, và lạm phát cao.
Cựu đại sứ Husain Haqqani nói rằng căn bản ủng hộ doanh nghiệp của ông Sharif được phối hợp với sự sùng bái Hồi giáo của ông.
Ông Haqqani nói: "Ông Sharif chủ yếu là một nhà tư bản Punjab. Ông muốn bành trướng chủ nghĩa tư bản. Ông là một nhà kinh tế thị trường tự do. Ông muốn tư hữu hóa. Ông muốn người dân làm ra tiền. Nhưng ông cũng là một cá nhân sùng đạo, bảo thủ và vẫn tin vào lý thuyết hai quốc gia, tức là nền tảng của Pakistan rằng trong một cách thức nào đó Pakistan phải là một nước Hồi giáo."
Washington sẽ tiếp tục muốn Pakistan chống lại các phần tử chủ chiến và giúp thương thuyết để chấm dứt cuộc chiến tại Afghanistan.
Ảnh hưởng của ông Sharif về các vấn đề đối ngoại sẽ được điều hòa bởi quân đội đầy thế lực của Pakistan, thường đóng một vai trò áp đảo trong các quyết định về an ninh quốc gia.
Ông Nawaz Sharif đã từng hai lần giữ chức thủ tướng Pakistan, nhưng vào năm 1999 ông đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính của quân đội nước này.
Sau khi giữ vai trò là thủ lãnh của phe đối lập chính ở Pakistan, đảng Liên minh Hồi giáo Pakistan N của ông đã giành chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử hôm thứ Bảy vừa qua.
Ông Husain Haqqani là cựu đại sứ Pakistan tại Hoa Kỳ.
Ông Haqqani nói: "Ông Sharif sẽ nói rằng ông muốn có quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ và có một số nhân vật ở Hoa Kỳ mà ông Sharif sẽ nói là có quan hệ hữu hảo. Một số các nhân vật đó hiện ở Bộ Ngoại giao. Tương tự như vậy, ông sẽ xúc tiến các mối quan hệ với Ấn Ðộ. Nhưng liệu ông sẽ thật sự đối đầu với các nhóm có chủ trương cứng rắn hay không, mà nhiều nhóm trong số đó đã vận động và ủng hộ ông trong cuộc bầu cử. Ðiều đó tôi không dám chắc."
Tinh thần bài Mỹ đang dâng cao tại Pakistan, một phần bị kích động bởi những vụ oanh kích bằng máy bay không người lái của Mỹ nhắm vào các phần tử chủ chiến ở khu vực biên giới phức tạp nằm kề Afghanistan.
Bà Lisa Curtis, nhà nghiên cứu kỳ cựu của tổ chức Heritage Foundation, nói rằng các mối quan hệ Mỹ-Pakistan theo phân tích là sẽ tiếp tục căng thẳng.
Bà Curtis cho biết: Chúng ta vẫn có những bất đồng cơ bản về vấn đề khủng bố. Trong khi Pakistan tin vào nỗ lực chống khủng bố toàn cầu của Hoa Kỳ, thì những vụ oanh kích bằng máy bay không người lái, trên thực tế lại là nguồn gây ra vấn đề. Trong khi đó, Hoa Kỳ coi các chính sách song hành hay bản chất không rõ ràng của Pakistan đối với vấn đề khủng bố thực sự là nguyên nhân gây ra vấn đề cho Pakistan. Do đó có một sự cách biệt cơ bản mà đơn giản không dễ gì xóa bỏ được.
Ông Sharif ủng hộ việc cải thiện bang giao với nước láng giềng thù địch Ấn Ðộ bởi vì động thái đó có phần chắc sẽ giúp ích cho nền kinh tế chật vật của Pakistan.
Ông Imtiaz Gul là một tác giải người Pakistan và là một nhà phân tích chính trị.
Ông Gul nói: Ông Nawaz Sharif đối diện với những thử thách rất cấp bách. Ðứ"ng đầu là việc khôi phục lại nền kinh tế bởi vì kinh tế đã đẩy dân chúng đến chỗ bất mãn. Tỉ lệ thất nghiệp quá cao, sản lượng thấp, và cùng lúc đó ông còn phải đối diện với một thách thức lớn nữa là chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa quá khích tôn giáo ngay trong nước."
Pakistan đang đứng trước tình trạng thất nghiệp lan rộng, thiếu điện, và lạm phát cao.
Cựu đại sứ Husain Haqqani nói rằng căn bản ủng hộ doanh nghiệp của ông Sharif được phối hợp với sự sùng bái Hồi giáo của ông.
Ông Haqqani nói: "Ông Sharif chủ yếu là một nhà tư bản Punjab. Ông muốn bành trướng chủ nghĩa tư bản. Ông là một nhà kinh tế thị trường tự do. Ông muốn tư hữu hóa. Ông muốn người dân làm ra tiền. Nhưng ông cũng là một cá nhân sùng đạo, bảo thủ và vẫn tin vào lý thuyết hai quốc gia, tức là nền tảng của Pakistan rằng trong một cách thức nào đó Pakistan phải là một nước Hồi giáo."
Washington sẽ tiếp tục muốn Pakistan chống lại các phần tử chủ chiến và giúp thương thuyết để chấm dứt cuộc chiến tại Afghanistan.
Ảnh hưởng của ông Sharif về các vấn đề đối ngoại sẽ được điều hòa bởi quân đội đầy thế lực của Pakistan, thường đóng một vai trò áp đảo trong các quyết định về an ninh quốc gia.