ISLAMABAD —
Ủy ban Bầu cử Pakistan, hôm Chủ nhật, đã xác nhận cuộc bầu cử mang tính dấu mốc, một sự chuyển giao quyền lực chính phủ từ chính phủ dân sự này sang chính phủ dân sự khác, qua lịch sử bầu cử của nước này. Tuy nhiên theo tường thuật của Thông tín viên Sharon Behn từ Islamabad thì các quan sát viên trong nước đã ghi nhận các sự kiện trái quy luật bầu cử và các vụ tấn công khủng bố ở một số nơi trong nước, điều này có nghĩa là không phải tiếng nói của mọi người dân đều được nghe.
Ủy ban Bầu cử Pakistan tuyên bố cuộc bầu cử để bầu chọn một quốc hội mới và giới lãnh đạo chính phủ “phần lớn tự do và công bằng.”
Tuy nhiên các nhà quan sát không thuộc chính phủ Pakistan nhận định rằng mặc dù số người tham gia bầu cử cao ở một số nơi trong nước, sự dọa dẫm và gian lận đã phá hỏng cuộc đầu phiếu ở những nơi khác.
Ông Muddassir Rizvi, Tổng giám đốc tổ chức Mạng lưới Bầu cử Tự do và Công bằng, nói có những sự kiện trái quy luật bầu cử nghiêm trọng, gian lận và dọa dẫm ở những khu vực chẳng hạn như thành phố Karachi ở miền nam. Ông nói:
“Nói chung, chúng tôi không đặt vấn đề về tính hợp pháp của tiến trình này ở phần lớn các khu vực của Pakistan ngoại trừ một số khu vực bầu cử trong thành phố Karachi, và có lẽ là một số khu vực bầu cử ở Baluchistan, nơi mà chiến dịch chống bầu cử hoạt động mạnh đến nổi trong nhiều trường hợp ủy ban bầu cử thậm chí không thể thiết lập phòng phiếu.”
Ủy ban bầu cử nói rằng vì những sự đe dọa, việc bỏ phiếu ở 43 phòng phiếu trong thành phố sẽ phải tổ chức lại.
Mạng lưới FAFEN đã bố trí 41.000 quan sát viên trên khắp nước cho cuộc bầu cử ngày 11 tháng 5, kể cả ở những vùng rủi ro cao mà các quan sát viên quốc tế đến được.
Tuy nhiên nhóm này nói rằng mức độ đe dọa khủng bố ở các khu vực bộ tộc trong vùng tây bắc và 2 tỉnh nằm kế nhau là Khyber-Patunkhwa khiến cho khó quyết định cuộc bầu cử công bằng đến mức nào ở các nơi đó.
Trước ngày bầu cử, các vụ tấn công của Taliban và các nhóm tranh đấu bạo động khác đã giết hơn 100 người, nhắm mục tiêu vào các ứng cử viên chính trị và những người ủng hộ các đảng theo đường lối thế tục và chống Hồi giáo.
Ông Raza Rumi, Giám đốc về chính sách và chương trình của Viện Jinnah, nói rằng các vụ tấn công đã làm sai lệch sân chơi chính trị. Ông nói:
“Bất cứ điều gì đã xảy ra, xảy ra trước cuộc đầu phiếu, vì phe Taliban nói rất rõ rằng họ không muốn đảng PPP, là đảng của chính phủ sắp mãn nhiệm, đảng cấp tiến ANP và MQM thành lập chính phủ kế tiếp hay ngay cả vận động, vì vậy các đảng này gặp sự thách thức nghiêm trọng khi vận động, họ không thể vận động một cách tự do. Chỉ có 2 đảng vận động mạnh là Liên đoàn Hồi giáo của ông Nawaz Sharif và PTI của Imran Khan – vì vậy chúng ta có thể thấy kết quả, mà như quý vị biết, cả hai đảng này đều đạt kết quả tốt.”
Các kết quả sơ khởi, chưa chính thức cho thấy đảng Liên đoàn Hồi giáo-Nawaz của chính trị gia kỳ cựu đã 2 lần làm thủ tướng, ông Nawaz Sharif, dẫn đầu xa, và ông một lần nữa sẽ lãnh đạo Pakistan. Đảng của cựu vận động viên cricket, ông Imran Khan lần đầu bước vào chính trường trong cuộc bầu cử này, đã có được nhiều phiếu hơn kỳ vọng, và cho ông một thế mạnh, nhưng không đủ mạnh để thách thức đảng của ông Sharif.
Kế toán viên Abdul Qadeer nói rằng mặc dù ông không bỏ phiếu cho ông Sharif, ông cảm thấy cuộc bầu cử này đã thành công:
“Tôi tự hào rằng tôi đã đi bỏ phiếu và đó là chỉ dấu cho sự biểu quyết của tôi. Cả gia đình tôi đều đi bỏ phiếu. Chúng tôi bầu cho Imran Khan, nhưng tất cả cảm tình và sự ủng hộ của tôi dành cho ông Nawaz Sharif và ông nên đi lên và đưa đất nước này đi lên, ông nên bỏ lại những sai phạm của các chính phủ trước, ông nên đưa ra những tư tưởng mới, những điều mới mẽ làm cho đất nước chúng ta là một đất nước đầy tự hào.”
Những thách thức cho bất kỳ một tân chính phủ nào cũng lớn lao. Pakistan có nền kinh tế yếu, khan hiếm năng lượng trầm trọng, và các nhóm tranh đấu bạo động cực đoan mạnh mà chính phủ trước không thể kiểm soát.
Hy vọng dường như đặt vào ông Sharif, một người từng được quân đội đầy thế lực của Pakistan bảo hộ cho đến khi ông thách thức họ và bị cầm tù, sẽ rút ra được kinh nghiệm chính trị trong quá khứ để giải quyết các vấn đề này.
Với kỳ vọng cao của người dân, ông Sharif và đảng của ông có thể bị áp lực phải sớm chứng tỏ đường lối lãnh đạo hữu hiệu.
Ủy ban Bầu cử Pakistan tuyên bố cuộc bầu cử để bầu chọn một quốc hội mới và giới lãnh đạo chính phủ “phần lớn tự do và công bằng.”
Tuy nhiên các nhà quan sát không thuộc chính phủ Pakistan nhận định rằng mặc dù số người tham gia bầu cử cao ở một số nơi trong nước, sự dọa dẫm và gian lận đã phá hỏng cuộc đầu phiếu ở những nơi khác.
Ông Muddassir Rizvi, Tổng giám đốc tổ chức Mạng lưới Bầu cử Tự do và Công bằng, nói có những sự kiện trái quy luật bầu cử nghiêm trọng, gian lận và dọa dẫm ở những khu vực chẳng hạn như thành phố Karachi ở miền nam. Ông nói:
“Nói chung, chúng tôi không đặt vấn đề về tính hợp pháp của tiến trình này ở phần lớn các khu vực của Pakistan ngoại trừ một số khu vực bầu cử trong thành phố Karachi, và có lẽ là một số khu vực bầu cử ở Baluchistan, nơi mà chiến dịch chống bầu cử hoạt động mạnh đến nổi trong nhiều trường hợp ủy ban bầu cử thậm chí không thể thiết lập phòng phiếu.”
Ủy ban bầu cử nói rằng vì những sự đe dọa, việc bỏ phiếu ở 43 phòng phiếu trong thành phố sẽ phải tổ chức lại.
Mạng lưới FAFEN đã bố trí 41.000 quan sát viên trên khắp nước cho cuộc bầu cử ngày 11 tháng 5, kể cả ở những vùng rủi ro cao mà các quan sát viên quốc tế đến được.
Tuy nhiên nhóm này nói rằng mức độ đe dọa khủng bố ở các khu vực bộ tộc trong vùng tây bắc và 2 tỉnh nằm kế nhau là Khyber-Patunkhwa khiến cho khó quyết định cuộc bầu cử công bằng đến mức nào ở các nơi đó.
Trước ngày bầu cử, các vụ tấn công của Taliban và các nhóm tranh đấu bạo động khác đã giết hơn 100 người, nhắm mục tiêu vào các ứng cử viên chính trị và những người ủng hộ các đảng theo đường lối thế tục và chống Hồi giáo.
Ông Raza Rumi, Giám đốc về chính sách và chương trình của Viện Jinnah, nói rằng các vụ tấn công đã làm sai lệch sân chơi chính trị. Ông nói:
“Bất cứ điều gì đã xảy ra, xảy ra trước cuộc đầu phiếu, vì phe Taliban nói rất rõ rằng họ không muốn đảng PPP, là đảng của chính phủ sắp mãn nhiệm, đảng cấp tiến ANP và MQM thành lập chính phủ kế tiếp hay ngay cả vận động, vì vậy các đảng này gặp sự thách thức nghiêm trọng khi vận động, họ không thể vận động một cách tự do. Chỉ có 2 đảng vận động mạnh là Liên đoàn Hồi giáo của ông Nawaz Sharif và PTI của Imran Khan – vì vậy chúng ta có thể thấy kết quả, mà như quý vị biết, cả hai đảng này đều đạt kết quả tốt.”
Các kết quả sơ khởi, chưa chính thức cho thấy đảng Liên đoàn Hồi giáo-Nawaz của chính trị gia kỳ cựu đã 2 lần làm thủ tướng, ông Nawaz Sharif, dẫn đầu xa, và ông một lần nữa sẽ lãnh đạo Pakistan. Đảng của cựu vận động viên cricket, ông Imran Khan lần đầu bước vào chính trường trong cuộc bầu cử này, đã có được nhiều phiếu hơn kỳ vọng, và cho ông một thế mạnh, nhưng không đủ mạnh để thách thức đảng của ông Sharif.
Kế toán viên Abdul Qadeer nói rằng mặc dù ông không bỏ phiếu cho ông Sharif, ông cảm thấy cuộc bầu cử này đã thành công:
“Tôi tự hào rằng tôi đã đi bỏ phiếu và đó là chỉ dấu cho sự biểu quyết của tôi. Cả gia đình tôi đều đi bỏ phiếu. Chúng tôi bầu cho Imran Khan, nhưng tất cả cảm tình và sự ủng hộ của tôi dành cho ông Nawaz Sharif và ông nên đi lên và đưa đất nước này đi lên, ông nên bỏ lại những sai phạm của các chính phủ trước, ông nên đưa ra những tư tưởng mới, những điều mới mẽ làm cho đất nước chúng ta là một đất nước đầy tự hào.”
Những thách thức cho bất kỳ một tân chính phủ nào cũng lớn lao. Pakistan có nền kinh tế yếu, khan hiếm năng lượng trầm trọng, và các nhóm tranh đấu bạo động cực đoan mạnh mà chính phủ trước không thể kiểm soát.
Hy vọng dường như đặt vào ông Sharif, một người từng được quân đội đầy thế lực của Pakistan bảo hộ cho đến khi ông thách thức họ và bị cầm tù, sẽ rút ra được kinh nghiệm chính trị trong quá khứ để giải quyết các vấn đề này.
Với kỳ vọng cao của người dân, ông Sharif và đảng của ông có thể bị áp lực phải sớm chứng tỏ đường lối lãnh đạo hữu hiệu.