Thủ đô kinh doanh Ôn Châu ở Trung Quốc là một trong một số ít nơi tại Trung Quốc, nơi các nhà lãnh đạo đã thử nghiệm các cải cách tài chính.
Từ hơn 1 năm nay, chính phủ đã mở đường cho việc mở các ngân hàng và trung tâm cho vay tư nhân, nhưng các cải cách mới chỉ đem lại những kết quả tốt xấu lẫn lộn.
Các kinh tế gia và các doanh gia nói để thay đổi có thể đứng vững, cần phải có những cải cách sâu rộng hơn.
Các nhà kinh doanh và phụ nữ ở Ôn Châu vẫn được tiếng là những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro, các cá nhân luôn đi tìm cơ hội kinh doanh lớn – cho dù là trong nước hay trên trường quốc tế.
Tự làm chủ lấy mình
Các doanh gia ở thành phố này đã có các công cuộc đầu tư khắp Trung Quốc và trên toàn thế giới. Tại cảng duyên hải này, nổi tiếng về khí hậu ôn hòa, mọi người đều muốn tự làm chủ lấy mình.
Ông Ngô Chính Châu đang mở một hệ thống nhà hàng ở thành phố và hy vọng sẽ phất lên ở đây, cũng y như ở tỉnh nhà Nam Kinh của ông.
Ông Ngô nói: “Chúng tôi chọn Ôn Châu bởi vì đây là một thành phố giàu có và có rất nhiều người ở đây. Các cơ hội kinh doanh rất lớn.”
Bà Vương Mỹ Phương là một bí thư xã khởi nghiệp bán giầy dép trên mạng. Bà nói trong khi một số người hài lòng với công việc giúp họ có đủ tiền trang trải các món chi tiêu cơ bản, dân chúng ở Ôn Châu lại khác.
Bà Vương nói: “Chúng tôi muốn kiếm rất nhiều tiền và muốn thế chúng tôi sẵn sàng làm việc cật lực. Ôn Châu có nhiều nhà buôn bán ở khắp Trung Quốc luôn chạy theo nhu cầu sản phẩm hàng ngày.”
Khủng hoảng tín dụng
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Ôn Châu lâu nay vẫn phát đạt nhờ sự hỗ trợ của các mạng lưới cho vay tiền không chính thức là gia đình và bằng hữu. Cư dân nổi tiếng là nhậy bén về cơ hội làm ăn, nhưng kèm theo cụng nổi tiếng về việc cho vay gọi là “thị trường xám.”
Khi tín dụng bắt đầu xiết chắt cách đây 2 năm sau vụ khủng hoảng tài chính toàn cầu, tinh thần kinh doanh của thành phố bị một cú đánh mạnh. Một số lãnh đạo doanh nghiệp đã bỏ trốn. Những người khác đã nhẩy lầu tự tử từ các tòa cao ốc trong thành phố.
Thị trường địa ốc bắt đầu lung lay và trị giá một số nhà đất dọc theo sống Ô Giang sụt xuống tới 40 phần trăm. Nhưng nay công cuộc xây cất dường như đã phát đạt trở lại.
Và trong khi các nhà kinh doanh còn đang chật vật dưới gánh nặng nợ nần, thị trưởng Ôn Châu nói thành phố này có khoảng 100 tỷ đôla sẵn sàng cho công cuộc đầu tư.
Về nhiều mặt, Ôn Châu giống như một phiên bản nhỏ của Trung Quốc, theo kinh tế gia Hồ Tinh Ðẩu.
Ông Hồ nói: “Sự phát triển một nền kinh tế thị trường của Ôn Châu diễn ra sớm hơn so với mọi nơi khác của Trung Quốc, và vì lẽ đó, Ôn Châu cũng phải đối mặt với một vụ khủng hoảng kinh tế sớm.”
Ðưa việc cho vay lén ra khỏi bóng tối
Giải pháp của chính phủ để giải quyết các vấn đề của Ôn Châu là cho phép thành lập các ngân hàng tư nhân và các trung tâm cho vay mượn nhỏ hơn. Hy vọng là qua việc nới lỏng hạn chế tại một nước mà các ngân hàng quốc doanh chế ngự và hạn chế sự tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sự kiện này sẽ giúp công khai hóa việc cho vay mượn lén lút.
Một năm sau khi thực hiện cải cách, con số các công ty cho vay nhỏ dã tăng lên tới khoảng 40, nhưng chỉ có một số ngân hàng tư nhân được thành lập.
Doanh gia và cố vấn tài chính địa phương Trần Thư nói: “Ta có thể khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân thành lập ngân hàng nhưng nếu các ngân hàng nhà nước vẫn nắm quyền sinh sát thì dân chúng sẽ không mấy sốt sắng trong việc mở lập các ngân hàng tư nhân.”
Kinh tế gia địa phương Mã Tân Long nói lý do chưa có đột phá trong thu hút thêm ngân hàng tư nhân là bởi vì các cơ sở kinh doanh được nhà nước hậu thuẫn vẫn nắm vị trí chế ngự.
Ông Mã nói: “Tại Ôn Châu, sự tương phản giữa vị thế độc quyền của các công ty do nhà nước điều hành và sự tăng trưởng của các doanh nghiệp tư nhân còn nghiêm trọng hơn so với các nơi khác trong nước. Vì thế nếu ta không đạt được sự khai thông trong cải cách, thì những gì đã xảy ra tại Ôn Châu sẽ có thể xảy ra ở những nơi khác tại Trung Quốc.”
Rủi ro và Cơ hội
Hiện thời đại đa số việc cho vay ở Trung Quốc được thực hiện bởi các doanh nghiệp lớn thuộc quyền sở hữu của nhà nước và các ngân khoản đó thường được dành cho các công ty quốc doanh. Trung Qu6óc biết là mình cần phải cải tổ hệ thống này.
Tại một cuộc họp quan trọng trong tháng trước, là Hội nghị Toàn thể Trung ương Ðảng lần thứ ba, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đồng ý để cho thị trường có nhiều thế lực hơn trong nền kinh tế. Trong năm vừa qua, họ đã cho phép nới lỏng lãi suất tại các ngân hàng và kêu gọi để cho tư nhân góp vốn tại các ngân hàng.
Cho dù như vậy, thay đổi tập tục đã có từ lâu của Trung Quốc là sử dụng tiền vay của các ngân hàng nhà nước để nâng đỡ các công ty nhà nước và giữ vững hoạt động kinh tế sẽ không phải là việc dễ dàng.
Các doanh nghiệp cỡ nhỏ và vừa ở Ôn Châu lâu nay vẫn sống còn là nhờ thành phố nằm trong một tỉnh đã từng đứng đầu cả nước về nguồn vốn tư nhân.
Nhưng trong khi đầu tư và các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nhiều rủi ro hơn, thì cũng có nhiều cơ hội hơn, theo nhận định của ông Eswar Prasad, một kinh tế gia tại trường Ðại học Cornell.
Giáo sư Prasad giải thích: “Nếu được thực hiện sao cho hệ thống ngân hàng không chính thức, hoặc thậm chí các ngân hàng nhỏ hơn ở Ôn Châu có thể bắt đầu có lời nhiều hơn bằng cách chọn lựa các đối tượng cho vay cỡ vừa và nhỏ, thì việc ấy có thể tạo ra một phần áp lực đối với hệ thống ngân hàng chính thức để bắt đầu nghĩ đến việc cho vay không riêng gì các doanh nghiệp nhà nước.”
Tuy nhiên, các kinh tế gia cho rằng một sự đột phá quan trọng có phần chắc sẽ không xảy ra, ngay cả tại Ôn Châu rất khôn ngoan trong kinh doanh, cho đến khi nào toàn bộ hệ thống tài chính thay đổi và không còn sự chế ngự của các ngân hàng nhà nước nữa.
Từ hơn 1 năm nay, chính phủ đã mở đường cho việc mở các ngân hàng và trung tâm cho vay tư nhân, nhưng các cải cách mới chỉ đem lại những kết quả tốt xấu lẫn lộn.
Các kinh tế gia và các doanh gia nói để thay đổi có thể đứng vững, cần phải có những cải cách sâu rộng hơn.
Các nhà kinh doanh và phụ nữ ở Ôn Châu vẫn được tiếng là những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro, các cá nhân luôn đi tìm cơ hội kinh doanh lớn – cho dù là trong nước hay trên trường quốc tế.
Tự làm chủ lấy mình
Các doanh gia ở thành phố này đã có các công cuộc đầu tư khắp Trung Quốc và trên toàn thế giới. Tại cảng duyên hải này, nổi tiếng về khí hậu ôn hòa, mọi người đều muốn tự làm chủ lấy mình.
Ông Ngô Chính Châu đang mở một hệ thống nhà hàng ở thành phố và hy vọng sẽ phất lên ở đây, cũng y như ở tỉnh nhà Nam Kinh của ông.
Ông Ngô nói: “Chúng tôi chọn Ôn Châu bởi vì đây là một thành phố giàu có và có rất nhiều người ở đây. Các cơ hội kinh doanh rất lớn.”
Bà Vương Mỹ Phương là một bí thư xã khởi nghiệp bán giầy dép trên mạng. Bà nói trong khi một số người hài lòng với công việc giúp họ có đủ tiền trang trải các món chi tiêu cơ bản, dân chúng ở Ôn Châu lại khác.
Bà Vương nói: “Chúng tôi muốn kiếm rất nhiều tiền và muốn thế chúng tôi sẵn sàng làm việc cật lực. Ôn Châu có nhiều nhà buôn bán ở khắp Trung Quốc luôn chạy theo nhu cầu sản phẩm hàng ngày.”
Khủng hoảng tín dụng
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Ôn Châu lâu nay vẫn phát đạt nhờ sự hỗ trợ của các mạng lưới cho vay tiền không chính thức là gia đình và bằng hữu. Cư dân nổi tiếng là nhậy bén về cơ hội làm ăn, nhưng kèm theo cụng nổi tiếng về việc cho vay gọi là “thị trường xám.”
Khi tín dụng bắt đầu xiết chắt cách đây 2 năm sau vụ khủng hoảng tài chính toàn cầu, tinh thần kinh doanh của thành phố bị một cú đánh mạnh. Một số lãnh đạo doanh nghiệp đã bỏ trốn. Những người khác đã nhẩy lầu tự tử từ các tòa cao ốc trong thành phố.
Thị trường địa ốc bắt đầu lung lay và trị giá một số nhà đất dọc theo sống Ô Giang sụt xuống tới 40 phần trăm. Nhưng nay công cuộc xây cất dường như đã phát đạt trở lại.
Và trong khi các nhà kinh doanh còn đang chật vật dưới gánh nặng nợ nần, thị trưởng Ôn Châu nói thành phố này có khoảng 100 tỷ đôla sẵn sàng cho công cuộc đầu tư.
Về nhiều mặt, Ôn Châu giống như một phiên bản nhỏ của Trung Quốc, theo kinh tế gia Hồ Tinh Ðẩu.
Ông Hồ nói: “Sự phát triển một nền kinh tế thị trường của Ôn Châu diễn ra sớm hơn so với mọi nơi khác của Trung Quốc, và vì lẽ đó, Ôn Châu cũng phải đối mặt với một vụ khủng hoảng kinh tế sớm.”
Ðưa việc cho vay lén ra khỏi bóng tối
Giải pháp của chính phủ để giải quyết các vấn đề của Ôn Châu là cho phép thành lập các ngân hàng tư nhân và các trung tâm cho vay mượn nhỏ hơn. Hy vọng là qua việc nới lỏng hạn chế tại một nước mà các ngân hàng quốc doanh chế ngự và hạn chế sự tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sự kiện này sẽ giúp công khai hóa việc cho vay mượn lén lút.
Một năm sau khi thực hiện cải cách, con số các công ty cho vay nhỏ dã tăng lên tới khoảng 40, nhưng chỉ có một số ngân hàng tư nhân được thành lập.
Doanh gia và cố vấn tài chính địa phương Trần Thư nói: “Ta có thể khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân thành lập ngân hàng nhưng nếu các ngân hàng nhà nước vẫn nắm quyền sinh sát thì dân chúng sẽ không mấy sốt sắng trong việc mở lập các ngân hàng tư nhân.”
Kinh tế gia địa phương Mã Tân Long nói lý do chưa có đột phá trong thu hút thêm ngân hàng tư nhân là bởi vì các cơ sở kinh doanh được nhà nước hậu thuẫn vẫn nắm vị trí chế ngự.
Ông Mã nói: “Tại Ôn Châu, sự tương phản giữa vị thế độc quyền của các công ty do nhà nước điều hành và sự tăng trưởng của các doanh nghiệp tư nhân còn nghiêm trọng hơn so với các nơi khác trong nước. Vì thế nếu ta không đạt được sự khai thông trong cải cách, thì những gì đã xảy ra tại Ôn Châu sẽ có thể xảy ra ở những nơi khác tại Trung Quốc.”
Rủi ro và Cơ hội
Hiện thời đại đa số việc cho vay ở Trung Quốc được thực hiện bởi các doanh nghiệp lớn thuộc quyền sở hữu của nhà nước và các ngân khoản đó thường được dành cho các công ty quốc doanh. Trung Qu6óc biết là mình cần phải cải tổ hệ thống này.
Tại một cuộc họp quan trọng trong tháng trước, là Hội nghị Toàn thể Trung ương Ðảng lần thứ ba, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đồng ý để cho thị trường có nhiều thế lực hơn trong nền kinh tế. Trong năm vừa qua, họ đã cho phép nới lỏng lãi suất tại các ngân hàng và kêu gọi để cho tư nhân góp vốn tại các ngân hàng.
Cho dù như vậy, thay đổi tập tục đã có từ lâu của Trung Quốc là sử dụng tiền vay của các ngân hàng nhà nước để nâng đỡ các công ty nhà nước và giữ vững hoạt động kinh tế sẽ không phải là việc dễ dàng.
Các doanh nghiệp cỡ nhỏ và vừa ở Ôn Châu lâu nay vẫn sống còn là nhờ thành phố nằm trong một tỉnh đã từng đứng đầu cả nước về nguồn vốn tư nhân.
Nhưng trong khi đầu tư và các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nhiều rủi ro hơn, thì cũng có nhiều cơ hội hơn, theo nhận định của ông Eswar Prasad, một kinh tế gia tại trường Ðại học Cornell.
Giáo sư Prasad giải thích: “Nếu được thực hiện sao cho hệ thống ngân hàng không chính thức, hoặc thậm chí các ngân hàng nhỏ hơn ở Ôn Châu có thể bắt đầu có lời nhiều hơn bằng cách chọn lựa các đối tượng cho vay cỡ vừa và nhỏ, thì việc ấy có thể tạo ra một phần áp lực đối với hệ thống ngân hàng chính thức để bắt đầu nghĩ đến việc cho vay không riêng gì các doanh nghiệp nhà nước.”
Tuy nhiên, các kinh tế gia cho rằng một sự đột phá quan trọng có phần chắc sẽ không xảy ra, ngay cả tại Ôn Châu rất khôn ngoan trong kinh doanh, cho đến khi nào toàn bộ hệ thống tài chính thay đổi và không còn sự chế ngự của các ngân hàng nhà nước nữa.