Kinh tế toàn cầu bước qua một giai đoạn mới vào lúc năm cũ sắp kết thúc. Các số liệu mới cho thấy dường như đã bớt đi một phần bất định của năm 2013 vào lúc năm mới sắp bắt đầu. Nhưng các kinh tế gia tỏ ra thận trọng. Mặc dù có sự cải thiện liên tục, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn ở mức cao, vụ khủng hoảng nợ nần của châu Âu còn lâu mới chấm dứt và nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục chậm lại. Thông tín viên VOA Mil Arcega ghi nhận về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2014, trong bài tổng kết cuối năm.
Vào lúc sắp hết năm, số người đi tìm việc tăng lên ở Hoa Kỳ, nền kinh tế tăng trưởng ở mức nhanh nhất trong 2 năm và Quốc Hội đã có một ngân sách mới có tác dụng xóa bỏ nguy cơ chính phủ phải đóng cửa một lần nữa.
Ngăn chặn được thêm một vụ giằng co chính trị, người ủng hộ doanh nghiệp nhỏ John Arensmeyer dự kiến một bầu không khí tốt đẹp hơn cho doanh nghiệp trong năm 2014.
“Có thể sẽ là một năm tốt đẹp hơn năm 2013, nhất là nếu ta không phải chứng kiến những trò vớ vẩn như ta đã thấy trong vụ chính phủ đóng cửa.”
Bên kia Thái Bình Dương, nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại sau nhiều thập niên tăng trưởng ở mức 2 con số.
Nhưng ngay cả với triển vọng tương đối khiêm tốn là tăng trưởng ở mức 7%, kinh tế gia quốc tế Uri Dadush nói Trung Quốc vẩn tiếp tục có ảnh hưởng mạnh về kinh tế trong khu vực.
“Trung Quốc sẽ đi chậm hơn một chút trong 1 năm hay 2 năm tới, nhưng vẫn đủ để kéo theo một số lớn các nước.”
Nhưng trong khi nhu cầu cao hơn có cơ may đem lại lợi ích cho các nước từ Kampuchea cho tới Nhật Bản, các nền kinh tế của châu Âu vẫn yếu.
Ủy hội Âu châu nói rằng trưởng sẽ chậm lại ở 18 quốc gia sử dụng đồng euro - với mức thất nghiệp có thể sẽ nhích cao hơn trong năm mới.
Bất kể những cải cách ngân hàng vừa thực hiện, ông Dadush nói các biện pháp kiệm ước gay gắt ở các nước được cứu nguy tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế châu Âu.
“Italia gặp khó khăn lớn, và ngay cả Tây Ban Nha và Bồ Ðào Nha và Ireland cũng sẽ phải mất vài năm mới thoát ra khỏi tình trạng rối ren.”
Cũng vẫn còn lại các câu hỏi dai dẳng về tác động quốc tế của quyết định giảm bớt các biện pháp kích thích kinh tế do Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đưa ra. Trước việc giá cả nguyên vật liệu có cơ sụt giảm trong năm tới, các kinh tế gia cho rằng các nước lệ thuộc vào sản phẩm có thể thấy thu nhập xuống thấp.
“Các nước đó gồm Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungaria, và có thể cả Indonesia, là những nước lệ thuộc vào sản phẩm.”
Ở Trung Ðông, một số các nước xảy ra cuộc nổi dây mùa xuân, hiện vẫn còn bất ổn, dự kiến sẽ nếm trải các khó khăn kinh tế trong năm 2014.
Ông Pinfan Hong, người đứng đầu công tác theo dõi kinh tế toàn cầu tại Liên Hiệp Quốc, nói:
“Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng một số tiến bộ đang tạo dựng động lực cho năm tới. Vì thế chúng tôi trông đợi nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong năm 2014.”
Cũng có dấu hiệu tốtcho châu Phi trong năm 2014. Sau khi tăng trưởng ở tỷ lệ thường niên là 4,8% trong năm 2013, Ngân hàng Phát triển Phi châu dự kiến tăng trưởng sẽ tăng lên tới 5,3%, thúc đẩy bởi tăng trưởng mạnh trong khu vực dịch vụ và hoạt động gia tăng trong các ngành mỏ và nông nghiệp.
Vào lúc sắp hết năm, số người đi tìm việc tăng lên ở Hoa Kỳ, nền kinh tế tăng trưởng ở mức nhanh nhất trong 2 năm và Quốc Hội đã có một ngân sách mới có tác dụng xóa bỏ nguy cơ chính phủ phải đóng cửa một lần nữa.
Ngăn chặn được thêm một vụ giằng co chính trị, người ủng hộ doanh nghiệp nhỏ John Arensmeyer dự kiến một bầu không khí tốt đẹp hơn cho doanh nghiệp trong năm 2014.
“Có thể sẽ là một năm tốt đẹp hơn năm 2013, nhất là nếu ta không phải chứng kiến những trò vớ vẩn như ta đã thấy trong vụ chính phủ đóng cửa.”
Bên kia Thái Bình Dương, nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại sau nhiều thập niên tăng trưởng ở mức 2 con số.
Nhưng ngay cả với triển vọng tương đối khiêm tốn là tăng trưởng ở mức 7%, kinh tế gia quốc tế Uri Dadush nói Trung Quốc vẩn tiếp tục có ảnh hưởng mạnh về kinh tế trong khu vực.
“Trung Quốc sẽ đi chậm hơn một chút trong 1 năm hay 2 năm tới, nhưng vẫn đủ để kéo theo một số lớn các nước.”
Nhưng trong khi nhu cầu cao hơn có cơ may đem lại lợi ích cho các nước từ Kampuchea cho tới Nhật Bản, các nền kinh tế của châu Âu vẫn yếu.
Ủy hội Âu châu nói rằng trưởng sẽ chậm lại ở 18 quốc gia sử dụng đồng euro - với mức thất nghiệp có thể sẽ nhích cao hơn trong năm mới.
Bất kể những cải cách ngân hàng vừa thực hiện, ông Dadush nói các biện pháp kiệm ước gay gắt ở các nước được cứu nguy tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế châu Âu.
“Italia gặp khó khăn lớn, và ngay cả Tây Ban Nha và Bồ Ðào Nha và Ireland cũng sẽ phải mất vài năm mới thoát ra khỏi tình trạng rối ren.”
Cũng vẫn còn lại các câu hỏi dai dẳng về tác động quốc tế của quyết định giảm bớt các biện pháp kích thích kinh tế do Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đưa ra. Trước việc giá cả nguyên vật liệu có cơ sụt giảm trong năm tới, các kinh tế gia cho rằng các nước lệ thuộc vào sản phẩm có thể thấy thu nhập xuống thấp.
“Các nước đó gồm Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungaria, và có thể cả Indonesia, là những nước lệ thuộc vào sản phẩm.”
Ở Trung Ðông, một số các nước xảy ra cuộc nổi dây mùa xuân, hiện vẫn còn bất ổn, dự kiến sẽ nếm trải các khó khăn kinh tế trong năm 2014.
Ông Pinfan Hong, người đứng đầu công tác theo dõi kinh tế toàn cầu tại Liên Hiệp Quốc, nói:
“Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng một số tiến bộ đang tạo dựng động lực cho năm tới. Vì thế chúng tôi trông đợi nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong năm 2014.”
Cũng có dấu hiệu tốtcho châu Phi trong năm 2014. Sau khi tăng trưởng ở tỷ lệ thường niên là 4,8% trong năm 2013, Ngân hàng Phát triển Phi châu dự kiến tăng trưởng sẽ tăng lên tới 5,3%, thúc đẩy bởi tăng trưởng mạnh trong khu vực dịch vụ và hoạt động gia tăng trong các ngành mỏ và nông nghiệp.