Đường dẫn truy cập

Thái Lan truy tố 2 ký giả vì phúc trình về nạn buôn người


Cảnh sát Thái Lan áp tải người Hồi giáo Rohingya bị bắt giữ vì nhập cư bất hợp pháp tại tỉnh Ranong, tây nam Thái Lan. Lực lượng an ninh Thái bị cáo buộc can dự vào việc đưa lậu người Hồi giáo Rohingya ra khỏi Miến Ðiện.
Cảnh sát Thái Lan áp tải người Hồi giáo Rohingya bị bắt giữ vì nhập cư bất hợp pháp tại tỉnh Ranong, tây nam Thái Lan. Lực lượng an ninh Thái bị cáo buộc can dự vào việc đưa lậu người Hồi giáo Rohingya ra khỏi Miến Ðiện.
Hai ký giả ở Thái Lan đang phải đối mặt với các cáo trạng hình sự vì đã đăng tải một bài viết về việc lực lượng an ninh Thái bị cáo buộc can dự vào việc đưa lậu người Hồi giáo Rohingya ra khỏi Miến Ðiện. Bài viết này thoạt đầu là sản phẩm của hãng thông tấn Reuters, là cơ quan trong tuần này đã được trao giải thưởng Putlitzer về việc tường thuật tin tức quốc tế về vấn đề người Rohingya. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Ron Corben ghi nhận về một vụ được coi như một trắc nghiệm về quyền tự do truyền thông ở Thái Lan.
Phóng viên người Thái Chutima Sidasathian và chủ biên người Úc Alan Morison đã bị Hải quân Hoàng gia Thái Lan truy tố về tội phỉ báng và vi phạm bộ luật Tội ác Ðiện toán gay gắt của Thái Lan.

Hai người vừa kể lâu nay đã tường thuật về vấn nạn của người Rohingya cho dịch vụ tin tức trên mạng Phuketwan. Ông Morison, một cựu chủ biên nhật báo ở Melbourne, Australia, đã thành lập trang web này cách đây hơn 5 năm.

Ông Morison nói các cáo trạng là đáng nghi ngờ và dường như nhắm mục tiêu vào Chutima, là người đã giúp các ký giả của hãng Reuters và các phóng viên khác viết bài báo này.

Ông Morison nói ông không còn nghi ngờ gì về điều đó. Ông chắc chắn là cách thức mà Chutima đã giúp khai mở câu chuyện về người Rohingya cho các tổ chức quốc tế là một trong các lý do cho việc bà bị truy tố. Bà đã là người mà ông đoán là đã khơi mào cho giới truyền thông quốc tế chú ý đến việc này.”
Lực lượng an ninh hàng hải Thái Lan bị tố cáo hợp tác có hệ thống với các tay buôn người để thủ lợi giữa lúc làn sóng người Hồi giáo Rohingya trốn chạy khỏi Miến Ðiện dâng cao.
Lực lượng an ninh hàng hải Thái Lan bị tố cáo hợp tác có hệ thống với các tay buôn người để thủ lợi giữa lúc làn sóng người Hồi giáo Rohingya trốn chạy khỏi Miến Ðiện dâng cao.

Tháng 7 năm ngoái, bà Chutima và ông Morison đã đăng tải một bản tin trích thuật tài liệu của hãng Reuters cáo giác cách thức “một số người thuộc lực lượng an ninh hàng hải Thái Lan đã hợp tác có hệ thống với các tay buôn người để thủ lợi” giữa lúc làn sóng nguời Hồi giáo Rohingya trốn chạy khỏi Miến Ðiện dâng cao.

Những vụ bùng phát xung đột sắc tộc ở Miến Ðiện trong những năm gần đây đã dẫn tới việc hàng ngàn người Rohingya, một sắc tộc thiểu số không được ban cho quyền công dân ở Miến Ðiện, bỏ chạy khỏi nước này, thường là bằng tàu thuyền.

Tuần này, hãng Reuters đã đoạt giải thưởng Pulitzer về một loạt các bài viết ghi nhận chi tiết về cuộc tranh đấu của người Rohingya để rời khoỉ Miến Ðiện và tìm nơi tỵ nạn ở nước ngoài.

Bài tường thuật cáo buộc lực lượng hàng hải Thái Lan và cảnh sát toa rập với các tay buôn người để gửi người Rohingya đến các trại sơ khai trong rừng rậm cho đến khi gia đình họ có thể trả một khoản tiền chuộc.

Ông Morison gọi vụ kiên ông và đồng sự của ông là “giả tạo” và “đầy khiếm khuyết.” Trong khi ca ngợi hãng Reuters về giải thưởng mà hãng này đoạt được, ông nói thông tấn xã này đã thất bại không cung cấp hậu thuẫn cho Phuketwan trong vụ này.

Hãng thông tấn Reuters có trụ sở ở London chưa đưa ra lời bình luận nào về các cáo trạng đối với hai ký giả. Hải quân Hoàng gia Thái Lan chưa có biện pháp chống lại Reuters.

Ông Morison quy trách cho việc dịch sai qua tiếng Thái bản tin bằng Anh ngữ đăng tải trên Phuketwan, và nói hành động pháp lý của Hải quân Hoàng gia Thái là một cố gắng đóng cửa trang web này bởi vì các bài tường thuật về người Rohingya và nạn buôn bán người trong nhiều năm.

“Tất cả đều có liên quan đến một đoạn văn của Reuters đã bị Hải quân Hoàng gia Thái dịch sai - đó là đoạn văn trong đó Hải quân Hoàng gia Thái không đuợc đề cập đến trong nguyên bản tiếng Anh, mà trong bản bằng tiếng Thái được trình cho cảnh sát, thì Hải quân Hoàng gia Thái lại được đề cập đến 3 lần. Ðiều này cho thấy là một vụ mà tôi có thể nói là dàn dựng. Và chúng tôi không nghi ngờ gì là Hải quân Hoàng gia Thái có ý định đóng cửa Phuketwan.”

Cả hai ký giả đã nhận được sự hỗ trợ rộng rãi, kể cả Uỷ ban Quốc tế các Luật gia và các tổ chức nhân quyền Liên Hiệp Quốc và Uỷ ban Nhân quyền của chính Thái Lan.

Phó giám đốc ở châu Á của tổ chức Human Rights Watch, ông Phil Robertson nói Hải quân Hoàng gia Thái dường như đang tìm cách làm áp lực với Phuketwan.

“Ðiều này có liên quan một chút đến sự trả đũa của hải quân Thái Lan, trong đó Phuketwan đã là một cái gai đối với Hải quân từ nhiều năm nay trong việc xử lý người Rohingya và Hải quân quyết tâm gây khó dễ cho họ và điều đáng buồn là chính phủ Thái Lan – công tố viên và cả ban lãnh đạo chính trị dường như đã phủi tay không muốn can dự vào việc này bất chấp sự kiện là nó sẽ để lại một vết nhơ rất đen tối lên thành tích của Thái Lan trong việc tôn trọng tự do truyền thông.”

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG