Uỷ ban chống tham nhũng Thái Lan đã truy tố thủ tướng tạm quyền về tội xao lãng nhiệm vụ, một quyết định có thể buộc sau đây.
Uỷ ban Chống Tham nhũng Toàn quốc Thái Lan đã ấn định ngày 14 tháng 3 làn hạn chót để bà Yingluck Shinawat phải đáp lại cáo trạng xao lãng nhiệm vụ.
Ông Norawich Lalaeng, một trong các luật sư của quyền thủ tướng, nói rằng bà Yingluck tin tưởng là bà không làm điều gì bất hợp pháp.
Vị luật sư này nói thủ tướng sẵn sàng hợp tác với ủy ban, cung cấp thông tin và bằng chứng bởi vì bà tin vào sự trung thực của mình. Luật sư này nói kế hoạch trợ giá gạo nằm giữa các cáo buộc đem lại lợi ích cho nông gia Thái.
Nhưng nếu không theo đúng kế hoạch của bà thì vụ việc này có thể dẫn tới việc bà bị Thượng viện truất nhiệm hoặc bị truy tố hình sự.
Bà Yingluck bị tố cáo là biết về vấn đề tham nhũng trong dự án gạo nhưng đã không ngăn chặn vấn đề.
Mấy trăm người ủng hộ bà, được gọi là phe “Áo Ðỏ” đã chặn lối ra vào trụ sở ủy ban, nằm ngay phía bắc thủ đô, trong tỉnh Nonthaburi trước khi bắt đầu phiên xét xử. Họ tìm cách chận các ủy viên và vào trụ sở, đòi tất cả từ chức và cáo buộc cơ quan này là có thành kiến chống lại bà Yingluck. Mấy trăm người biểu tình ủng hộ chính phủ đã lập vòng vây chận một cổng ra vào.
Phiên xử đã được chuyển tới một công ốc gần đó.
Dự án gạo bị hoen ố vì những cáo buộc tham nhũng, từng được coi là một chính sách cấp thiết của chính quyền bà Yingluck, bảo đảm hỗ trợ cho hàng triệu nông gia được trả giá hoa mầu cao hơn giá thị trường. Nhưng ngân quỹ đã hết tiền.
Trước sự kiện nhiều nông gia gặp chậm trễ trong việc thanh toán, nhiều ủng hộ viên cốt yếu của bà Yingluck đã lung lay. Một lời hứa trả tiền nhanh được đưa ra vào tuần trước đã giúp bà được thảnh thơi đôi chút, và nông gia lái xe máy cầy đã quay đầu lại sau khi tiến tới thủ đô để đòi thanh toán ngay.
Giả sử họ tiếp tục đến thủ đô thì việc này sẽ gây rối loạn thêm trên các đường phố chính của Bangkok, nơi phe “áo vàng” chống chính phủ và những người biểu tình khác đã chiếm đóng các giao lộ chính trong nhiều tuần lễ. Họ đã dựng các sân khấu và hàng trăm lều trại trong khuôn khổ chiến dịch “Ðóng cửa Bangkok” còn định tiếp tục cho đến khi bà Yingluck bị lật đổ.
Người lãnh đạo các cuộc biểu tình là cựu phó thủ tướng Suthep Thaugsuban. Ông này bị truy tố về tội sát nhân trong vụ trấn át các cuộc biểu tình của phe Áo Ðỏ. Sau khi cam kết sẽ không bao giờ nói chuyện với bà Yingluck, ông lại thay đổi lập trường hôm thứ năm và cho biết sẽ đàm phán với bà. Nhưng chỉ dưới hình thức một cuộc tranh luận trực tiếp truyền hình trên mọi kênh toàn quốc.
Phát biểu với các phóng viên, bà Yingluck cho biết trước khi có thể diễn ra các cuộc thương nghị, ông Suthep phải đình chỉ mọi cuộc biểu tình đã để có thể nối lại tiến trình bầu cử bị cắt đứt.
Ông Suthep lập luận rằng các cuộc bầu cử không khả thi bởi vì các ủng hộ viên của bà Yingluck có thể lại dùng tiền để mua lại chức vụ. Ông muốn một hội đồng không do dân cử cai quản đất nước trong một thời gian vô hạn định.
Bạo động ở thủ đô và các vùng lân cận đã leo thang trong tuần lễ vừa qua với những vụ nổ súng và tấn công bằng lựu đạn. 4 trẻ em nằm trong số những người tử nạn trong đợt bạo động mới nhất.
Không có sự hiện diện của nhiều cảnh sát trên đường phố thủ đô Bangkok.
Quân đội Thái, thường có xu hướng trung lập, nhưng được các chuyên gia coi là có cảm tình với những người muốn lật đổ bà Yingluck, đã bắt đầu mở rộng các trạm kiểm soát ở thủ đô. Tuy nhiên các tướng lãnh đã lập lại rằng họ không có ý định thực hiện thêm một cuôäc đảo chính.
Quân đội đã lật đổ anh của bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatra, ra khỏi chức thủ tướng vào năm 2006. Vụ này đã châm ngòi cho một thời kỳ đấu tranh chính trị kéo dài đôi khi gây chết chóc.
Người nắm quyền tối thượng trong nước, Quốc vương Bhumibol Adulyadej đau yếu 86 tuổi đã không can thiệp. Trong một bài phát biểu trước quốc dân vào dịp sinh nhật hồi tháng 12, nhà vua đã kêu gọi tất cả mọi người hợp tác “vì lợi ích của đất nước.”
Uỷ ban Chống Tham nhũng Toàn quốc Thái Lan đã ấn định ngày 14 tháng 3 làn hạn chót để bà Yingluck Shinawat phải đáp lại cáo trạng xao lãng nhiệm vụ.
Ông Norawich Lalaeng, một trong các luật sư của quyền thủ tướng, nói rằng bà Yingluck tin tưởng là bà không làm điều gì bất hợp pháp.
Vị luật sư này nói thủ tướng sẵn sàng hợp tác với ủy ban, cung cấp thông tin và bằng chứng bởi vì bà tin vào sự trung thực của mình. Luật sư này nói kế hoạch trợ giá gạo nằm giữa các cáo buộc đem lại lợi ích cho nông gia Thái.
Nhưng nếu không theo đúng kế hoạch của bà thì vụ việc này có thể dẫn tới việc bà bị Thượng viện truất nhiệm hoặc bị truy tố hình sự.
Bà Yingluck bị tố cáo là biết về vấn đề tham nhũng trong dự án gạo nhưng đã không ngăn chặn vấn đề.
Mấy trăm người ủng hộ bà, được gọi là phe “Áo Ðỏ” đã chặn lối ra vào trụ sở ủy ban, nằm ngay phía bắc thủ đô, trong tỉnh Nonthaburi trước khi bắt đầu phiên xét xử. Họ tìm cách chận các ủy viên và vào trụ sở, đòi tất cả từ chức và cáo buộc cơ quan này là có thành kiến chống lại bà Yingluck. Mấy trăm người biểu tình ủng hộ chính phủ đã lập vòng vây chận một cổng ra vào.
Phiên xử đã được chuyển tới một công ốc gần đó.
Dự án gạo bị hoen ố vì những cáo buộc tham nhũng, từng được coi là một chính sách cấp thiết của chính quyền bà Yingluck, bảo đảm hỗ trợ cho hàng triệu nông gia được trả giá hoa mầu cao hơn giá thị trường. Nhưng ngân quỹ đã hết tiền.
Trước sự kiện nhiều nông gia gặp chậm trễ trong việc thanh toán, nhiều ủng hộ viên cốt yếu của bà Yingluck đã lung lay. Một lời hứa trả tiền nhanh được đưa ra vào tuần trước đã giúp bà được thảnh thơi đôi chút, và nông gia lái xe máy cầy đã quay đầu lại sau khi tiến tới thủ đô để đòi thanh toán ngay.
Giả sử họ tiếp tục đến thủ đô thì việc này sẽ gây rối loạn thêm trên các đường phố chính của Bangkok, nơi phe “áo vàng” chống chính phủ và những người biểu tình khác đã chiếm đóng các giao lộ chính trong nhiều tuần lễ. Họ đã dựng các sân khấu và hàng trăm lều trại trong khuôn khổ chiến dịch “Ðóng cửa Bangkok” còn định tiếp tục cho đến khi bà Yingluck bị lật đổ.
Người lãnh đạo các cuộc biểu tình là cựu phó thủ tướng Suthep Thaugsuban. Ông này bị truy tố về tội sát nhân trong vụ trấn át các cuộc biểu tình của phe Áo Ðỏ. Sau khi cam kết sẽ không bao giờ nói chuyện với bà Yingluck, ông lại thay đổi lập trường hôm thứ năm và cho biết sẽ đàm phán với bà. Nhưng chỉ dưới hình thức một cuộc tranh luận trực tiếp truyền hình trên mọi kênh toàn quốc.
Phát biểu với các phóng viên, bà Yingluck cho biết trước khi có thể diễn ra các cuộc thương nghị, ông Suthep phải đình chỉ mọi cuộc biểu tình đã để có thể nối lại tiến trình bầu cử bị cắt đứt.
Ông Suthep lập luận rằng các cuộc bầu cử không khả thi bởi vì các ủng hộ viên của bà Yingluck có thể lại dùng tiền để mua lại chức vụ. Ông muốn một hội đồng không do dân cử cai quản đất nước trong một thời gian vô hạn định.
Bạo động ở thủ đô và các vùng lân cận đã leo thang trong tuần lễ vừa qua với những vụ nổ súng và tấn công bằng lựu đạn. 4 trẻ em nằm trong số những người tử nạn trong đợt bạo động mới nhất.
Không có sự hiện diện của nhiều cảnh sát trên đường phố thủ đô Bangkok.
Quân đội Thái, thường có xu hướng trung lập, nhưng được các chuyên gia coi là có cảm tình với những người muốn lật đổ bà Yingluck, đã bắt đầu mở rộng các trạm kiểm soát ở thủ đô. Tuy nhiên các tướng lãnh đã lập lại rằng họ không có ý định thực hiện thêm một cuôäc đảo chính.
Quân đội đã lật đổ anh của bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatra, ra khỏi chức thủ tướng vào năm 2006. Vụ này đã châm ngòi cho một thời kỳ đấu tranh chính trị kéo dài đôi khi gây chết chóc.
Người nắm quyền tối thượng trong nước, Quốc vương Bhumibol Adulyadej đau yếu 86 tuổi đã không can thiệp. Trong một bài phát biểu trước quốc dân vào dịp sinh nhật hồi tháng 12, nhà vua đã kêu gọi tất cả mọi người hợp tác “vì lợi ích của đất nước.”