BỘ NGOẠI GIAO —
Tổng thống Syria Bashar al-Assad không đáp ứng đúng hạn chót là ngày hôm nay thứ Tư để giao nộp phần lớn kho vũ khí hóa học của Syria theo một thỏa thuận do Hoa Kỳ và Nga điều giải. Từ Bộ Ngoại giao, thông tín viên Scott Stearns của đài VOA tường trình về việc trì hoãn này sẽ mang lại những hậu quả gì cho Tổng thống Assad và cho cuộc nội chiến Syria.
Syria đã giao nộp cho các thanh sát viên quốc tế chưa tới 5% số vũ khí hóa học của họ, và một lần nữa, không đáp ứng đúng thời hạn chót của thỏa thuận để giao nộp vũ khí hóa học trước đe dọa hành động quân sự của Hoa Kỳ.
Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học, gọi tắt là OPCW, nói rằng Damascus không làm tất cả những gì họ cần phải làm để đáp ứng thời biểu đã định. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry nói điều đó không thể chấp nhận được.
"Theo đánh giá của chúng tôi, ông Bashar al-Assad không hoàn toàn tuân thủ thỏa thuận bởi vì việc trễ nãi và trì hoãn đã xảy ra, trái ngược với phán đoán của OPCW là tiến trình này có thể được thực hiện nhanh hơn. Và do đó những chọn lựa vẫn là tất cả những chọn lựa đã có từ lúc ban đầu. Chưa một chọn lựa nào được bỏ đi."
Thỏa thuận này đã đạt được tiếp theo sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hồi tháng 8 năm ngoái ở ngoại ô Damascus, giết chết hàng trăm người. Một cuộc điều tra của Liên hiệp quốc kết luận rằng ít nhất có 2 quả rốc-két mang hơi độc sarin đã được bắn đi từ các khu vực do các lực lượng của chính phủ kiểm soát.
Tổng thống Assad phủ nhận trách nhiệm, nhưng hồi tháng 9, ông đã đồng ý giao nộp vũ khí hóa học của Syria theo một thỏa thuận mà rốt cuộc đã nâng cao vị thế của ông Assad lên - như nhận định của phân tích gia Steve Heydemann của Viện Hòa bình Hoa Kỳ.
"Theo tôi, diễn biến đó đã đưa ông Assad từ chỗ là một người bị gạt ra ngoài lề, một người mà Tổng thống Obama nói là phải ra đi, được mô tả là bất hợp pháp, sang vị thế của một người mà chúng ta cần có sự hợp tác để thực thi thỏa thuận về vũ khí hóa học."
Hơn 100.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột ở Syria, và việc sử dụng vũ khí hóa học chỉ làm tăng thêm sức mạnh cho ông Assad, theo như nhận định của cựu Ðại sứ Hoa Kỳ Adam Ereli.
"Ông Assad chưa phải trả giá cho việc làm đó. Do đó, thật tình mà nói, trong cái nhìn của nhân dân Syria và những người ủng hộ ông Assad, thì diễn biến đó mang lại vị thế cao hơn cho ông so với bất cứ thỏa thuận nào khác. Họ đã sử dụng vũ khí hóa học. Họ giết hại người dân Syria. Và họ không chịu một hậu quả nào. Ðó là cái vị thế được mô tả ở đây."
Cựu Ðại sứ Ereli nói rằng vị thế của ông Assad được nâng cao hơn nữa sau khi Tổng thống Obama rút lại đe dọa tấn công quân sự. Tuy nhiên, điều này có thể đã giúp Tổng thống Obama trong cuộc đàm phán với Iran, đồng minh của ông Assad – theo nhận định của Giáo sư Hillaray Mann Leverett của Ðại học American University.
"Đối với nhiều người Mỹ thì đó là một việc xấu. Nó bộc lộ sự yếu kém của chúng ta. Nhưng đối với người Iran thì không. Nó thực sự cho thấy rằng người Mỹ biết làm ngoại giao. Có thể sẽ có được một giải pháp cho xung đột. Và rồi người Iran nhanh chóng chộp lấy cơ hội đó."
Nhưng chấm dứt bạo động tại Syria không phụ thuộc vào thỏa thuận về vũ khí hoá học - theo nhận xét của bà Heydemann.
"Theo tôi thì thật là một sai lầm lớn nếu chúng ta xem thành công của thỏa thuận về vũ khí hóa học này như là một dấu hiệu khởi đầu hay một cơ hội để giải quyết cuộc xung đột lớn hơn đang thực sự nhấn chìm Syria vào bạo động. Những gì chúng ta thấy hoàn toàn không giúp giảm bớt sự giết hại lẫn nhau."
Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng họ chưa xem việc trì hoãn giao nộp vũ khí hóa học của Syria là một sự vi phạm chính thức đối với thỏa thuận. Các giới chức Nga nói rằng họ dự kiến chính phủ của ông Assad sẽ hoàn thành việc giao nộp vũ khí hóa học trước cuối tháng 3.
Syria đã giao nộp cho các thanh sát viên quốc tế chưa tới 5% số vũ khí hóa học của họ, và một lần nữa, không đáp ứng đúng thời hạn chót của thỏa thuận để giao nộp vũ khí hóa học trước đe dọa hành động quân sự của Hoa Kỳ.
Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học, gọi tắt là OPCW, nói rằng Damascus không làm tất cả những gì họ cần phải làm để đáp ứng thời biểu đã định. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry nói điều đó không thể chấp nhận được.
"Theo đánh giá của chúng tôi, ông Bashar al-Assad không hoàn toàn tuân thủ thỏa thuận bởi vì việc trễ nãi và trì hoãn đã xảy ra, trái ngược với phán đoán của OPCW là tiến trình này có thể được thực hiện nhanh hơn. Và do đó những chọn lựa vẫn là tất cả những chọn lựa đã có từ lúc ban đầu. Chưa một chọn lựa nào được bỏ đi."
Thỏa thuận này đã đạt được tiếp theo sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hồi tháng 8 năm ngoái ở ngoại ô Damascus, giết chết hàng trăm người. Một cuộc điều tra của Liên hiệp quốc kết luận rằng ít nhất có 2 quả rốc-két mang hơi độc sarin đã được bắn đi từ các khu vực do các lực lượng của chính phủ kiểm soát.
Tổng thống Assad phủ nhận trách nhiệm, nhưng hồi tháng 9, ông đã đồng ý giao nộp vũ khí hóa học của Syria theo một thỏa thuận mà rốt cuộc đã nâng cao vị thế của ông Assad lên - như nhận định của phân tích gia Steve Heydemann của Viện Hòa bình Hoa Kỳ.
"Theo tôi, diễn biến đó đã đưa ông Assad từ chỗ là một người bị gạt ra ngoài lề, một người mà Tổng thống Obama nói là phải ra đi, được mô tả là bất hợp pháp, sang vị thế của một người mà chúng ta cần có sự hợp tác để thực thi thỏa thuận về vũ khí hóa học."
Hơn 100.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột ở Syria, và việc sử dụng vũ khí hóa học chỉ làm tăng thêm sức mạnh cho ông Assad, theo như nhận định của cựu Ðại sứ Hoa Kỳ Adam Ereli.
"Ông Assad chưa phải trả giá cho việc làm đó. Do đó, thật tình mà nói, trong cái nhìn của nhân dân Syria và những người ủng hộ ông Assad, thì diễn biến đó mang lại vị thế cao hơn cho ông so với bất cứ thỏa thuận nào khác. Họ đã sử dụng vũ khí hóa học. Họ giết hại người dân Syria. Và họ không chịu một hậu quả nào. Ðó là cái vị thế được mô tả ở đây."
Cựu Ðại sứ Ereli nói rằng vị thế của ông Assad được nâng cao hơn nữa sau khi Tổng thống Obama rút lại đe dọa tấn công quân sự. Tuy nhiên, điều này có thể đã giúp Tổng thống Obama trong cuộc đàm phán với Iran, đồng minh của ông Assad – theo nhận định của Giáo sư Hillaray Mann Leverett của Ðại học American University.
"Đối với nhiều người Mỹ thì đó là một việc xấu. Nó bộc lộ sự yếu kém của chúng ta. Nhưng đối với người Iran thì không. Nó thực sự cho thấy rằng người Mỹ biết làm ngoại giao. Có thể sẽ có được một giải pháp cho xung đột. Và rồi người Iran nhanh chóng chộp lấy cơ hội đó."
Nhưng chấm dứt bạo động tại Syria không phụ thuộc vào thỏa thuận về vũ khí hoá học - theo nhận xét của bà Heydemann.
"Theo tôi thì thật là một sai lầm lớn nếu chúng ta xem thành công của thỏa thuận về vũ khí hóa học này như là một dấu hiệu khởi đầu hay một cơ hội để giải quyết cuộc xung đột lớn hơn đang thực sự nhấn chìm Syria vào bạo động. Những gì chúng ta thấy hoàn toàn không giúp giảm bớt sự giết hại lẫn nhau."
Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng họ chưa xem việc trì hoãn giao nộp vũ khí hóa học của Syria là một sự vi phạm chính thức đối với thỏa thuận. Các giới chức Nga nói rằng họ dự kiến chính phủ của ông Assad sẽ hoàn thành việc giao nộp vũ khí hóa học trước cuối tháng 3.