Trong lúc chiến cuộc ở Syria tiếp diễn bất chấp cuộc hòa đàm giữa chính phủ và phe nổi dậy ở Geneve, vụ khủng hoảng nhân đạo của cuộc xung đột kéo dài gần 3 năm này đã trở nên nghiêm trọng hơn, với số người cần được giúp đỡ khẩn cấp lên tới hơn 9 triệu người. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên VOA Mariama Diallo.
Trong lúc một số người cho rằng cuộc họp mới đây tại Geneve giữa các phe lâm chiến ở Syria đã kết thúc mà không có tiến bộ nào, nhà điều giải Liên hiệp quốc Lakhdar Brahimi nói rằng vòng đàm phán đã đặt nền tảng cho cuộc thương thuyết sẽ diễn ra vào ngày 10 tháng hai.
"Tiến bộ quả thật rất chậm chạp, nhưng các bên đã giao tiếp với nhau với một cung cách
có thể chấp nhận được."
Mặc dù vậy, Phó Tổng thư ký Liên hiệp quốc Jefferey Feltman cảm thấy thất vọng trước tình hình hiện nay.
"Chúng tôi được cảnh tỉnh bởi thực tế là có lẽ không có mạng sống của thường dân nào được cứu trong tuần này trong suốt cuộc đàm phán ở Geneve."
Ông Feltman cho biết ông sẽ bắt đầu tin tưởng vào các cuộc thương thuyết này khi nào những nỗ lực hòa bình có một tác động đối với những sự khổ đau mà người dân Syria đang gánh chịu.
"Có điều không may là tôi phải thừa nhận là 10 ngày sau hội nghị Montreux chúng ta vẫn chưa tới được chỗ cần tới."
Theo ước tính của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hơn 9 triệu người Syria đang cần trợ giúp, trong đó có hơn 6 triệu người tản cư trong nước và khoảng 2 triệu rưỡi người đang tị nạn ở Ai Cập, Li Băng, Iraq, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, ông Rajiv Shah, vừa trở về Washington sau chuyến viếng thăm Li Băng và Jordan. Ông cho biết như sau tại một cuộc hội thảo mới đây ở thủ đô nước Mỹ.
"Tại Li Băng, cứ 5 người thì có một người là người Syria. Tại Jordan, số người vượt biên sang tị nạn vô cùng đông đảo, giống như toàn bộ dân số Canada dời tới nước Mỹ trong vòng 18 tháng."
Ông Shah nói thêm rằng qui mô của vụ khủng hoảng cực kỳ to lớn, và mặc dù nước Mỹ đã dẫn đầu thế giới với việc cung cấp gần 3 tỉ đô la viện trợ nhân đạo và viện trợ phát triển, đã tới lúc cuộc chiến phải chấm dứt.
"Tất cả những chương trình và những sự trợ giúp của thế giới sẽ không làm cho tình hình thay đổi. Chúng ta cần phải có một giải pháp chính trị."
Vấn đề tiếp cận những người cần được giúp đỡ cũng là một thách thức vô cùng to lớn đối với những nhân viên cứu trợ. Ông Encho Gospodinov, cố vấn đặc biệt của Ủy hội Âu châu, cho biết như sau.
"Không thể tiếp cận thì tiền bạc không có ý nghĩa gì cả."
Ông nói thêm rằng nhiều nhân viên cứu trợ đã cảm thấy tức tối khi phải ngồi trên những chiếc xe tải chở đầy lương thực và thuốc men mà không thể đưa những thứ đó tới tay các nạn nhân chiến tranh. Ông cũng cho biết giáo dục cho trẻ em Syria tại các trại tị nạn là một công việc quan trọng không kém gì cung cấp lương thực để nuôi sống các em.
Trong lúc một số người cho rằng cuộc họp mới đây tại Geneve giữa các phe lâm chiến ở Syria đã kết thúc mà không có tiến bộ nào, nhà điều giải Liên hiệp quốc Lakhdar Brahimi nói rằng vòng đàm phán đã đặt nền tảng cho cuộc thương thuyết sẽ diễn ra vào ngày 10 tháng hai.
"Tiến bộ quả thật rất chậm chạp, nhưng các bên đã giao tiếp với nhau với một cung cách
có thể chấp nhận được."
Mặc dù vậy, Phó Tổng thư ký Liên hiệp quốc Jefferey Feltman cảm thấy thất vọng trước tình hình hiện nay.
"Chúng tôi được cảnh tỉnh bởi thực tế là có lẽ không có mạng sống của thường dân nào được cứu trong tuần này trong suốt cuộc đàm phán ở Geneve."
Ông Feltman cho biết ông sẽ bắt đầu tin tưởng vào các cuộc thương thuyết này khi nào những nỗ lực hòa bình có một tác động đối với những sự khổ đau mà người dân Syria đang gánh chịu.
"Có điều không may là tôi phải thừa nhận là 10 ngày sau hội nghị Montreux chúng ta vẫn chưa tới được chỗ cần tới."
Theo ước tính của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hơn 9 triệu người Syria đang cần trợ giúp, trong đó có hơn 6 triệu người tản cư trong nước và khoảng 2 triệu rưỡi người đang tị nạn ở Ai Cập, Li Băng, Iraq, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, ông Rajiv Shah, vừa trở về Washington sau chuyến viếng thăm Li Băng và Jordan. Ông cho biết như sau tại một cuộc hội thảo mới đây ở thủ đô nước Mỹ.
"Tại Li Băng, cứ 5 người thì có một người là người Syria. Tại Jordan, số người vượt biên sang tị nạn vô cùng đông đảo, giống như toàn bộ dân số Canada dời tới nước Mỹ trong vòng 18 tháng."
Ông Shah nói thêm rằng qui mô của vụ khủng hoảng cực kỳ to lớn, và mặc dù nước Mỹ đã dẫn đầu thế giới với việc cung cấp gần 3 tỉ đô la viện trợ nhân đạo và viện trợ phát triển, đã tới lúc cuộc chiến phải chấm dứt.
"Tất cả những chương trình và những sự trợ giúp của thế giới sẽ không làm cho tình hình thay đổi. Chúng ta cần phải có một giải pháp chính trị."
Vấn đề tiếp cận những người cần được giúp đỡ cũng là một thách thức vô cùng to lớn đối với những nhân viên cứu trợ. Ông Encho Gospodinov, cố vấn đặc biệt của Ủy hội Âu châu, cho biết như sau.
"Không thể tiếp cận thì tiền bạc không có ý nghĩa gì cả."
Ông nói thêm rằng nhiều nhân viên cứu trợ đã cảm thấy tức tối khi phải ngồi trên những chiếc xe tải chở đầy lương thực và thuốc men mà không thể đưa những thứ đó tới tay các nạn nhân chiến tranh. Ông cũng cho biết giáo dục cho trẻ em Syria tại các trại tị nạn là một công việc quan trọng không kém gì cung cấp lương thực để nuôi sống các em.