Các nguồn tin địa phương tại Syria và những tổ chức nhân quyền cho biết máy bay trực thăng của quân đội Syria đã thả bom xuống những khu vực do phe nổi dậy kiểm soát trong thành phố Aleppo ở miền bắc nước này.
Những video nghiệp dư được đưa lên mạng cho thấy người dân lục lọi tìm kiếm trong đống đổ nát cháy rụi tại khu vực bị ném bom.
Vụ ném bom mới nhất này xảy ra vào lúc ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon ngày thứ Bảy gọi tình hình tại Syria là “thách thức về an ninh khẩn cấp nhất trong thế giới hiện nay.”
Ông Ban nói thêm ông đã nói chuyện với nhà điều giải Liên hiệp quốc Lakhdar Brahimi, cùng với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov, thúc đẩy những người này gây ảnh hưởng để các bên tranh chiến trở lại các cuộc hòa đàm vào ngày 10 tháng Hai tới.
Ông cũng kêu gọi hai bên, và đặc biệt là chính phủ Syria, cho phép “tiếp cận không bị cản trở” những người bị kẹt trong khu vực bị bao vây mà các phẩm vật cứu trợ không đến được.
Vòng hòa đàm thứ nhất giữa hai bên tranh chiến tại Syria kết thúc vào ngày thứ Sáu với ít tiến bộ, nhưng đã đặt nền tảng cho những cuộc thương thuyết trong tương lai diễn ra vào tháng tới.
Ít có tiến triển trong việc mang phẩm vật cứu trợ đến cho những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề trong cuộc nội chiến Syria, một vấn đề mà nhiều người từng nghĩ có thể tìm được điểm chung.
Ông Brahimi nói ông “rất thất vọng” vì LHQ không thể đưa phẩm vật cứu trợ đến thành phố Homs do phe nổi dậy kiểm soát hiện đang bị bao vây, nơi được biết là có nhiều người đang chết đói.
Các đoàn xe cứu trợ dự trù phân phối 1000 gói thực phẩm vào ngày thứ Bảy cho khu vực Yarmouk, ở mạn nam Damascus.
Cuộc xung đột tại Syria bắt đầu vào tháng Ba năm 2011 với những cuộc biểu tình ôn hòa chống chính phủ trước khi biến thành một cuộc nội chiến mà LHQ nói đã giết chết hơn 100.000 người và làm cho gần 9 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Những video nghiệp dư được đưa lên mạng cho thấy người dân lục lọi tìm kiếm trong đống đổ nát cháy rụi tại khu vực bị ném bom.
Vụ ném bom mới nhất này xảy ra vào lúc ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon ngày thứ Bảy gọi tình hình tại Syria là “thách thức về an ninh khẩn cấp nhất trong thế giới hiện nay.”
Ông Ban nói thêm ông đã nói chuyện với nhà điều giải Liên hiệp quốc Lakhdar Brahimi, cùng với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov, thúc đẩy những người này gây ảnh hưởng để các bên tranh chiến trở lại các cuộc hòa đàm vào ngày 10 tháng Hai tới.
Ông cũng kêu gọi hai bên, và đặc biệt là chính phủ Syria, cho phép “tiếp cận không bị cản trở” những người bị kẹt trong khu vực bị bao vây mà các phẩm vật cứu trợ không đến được.
Vòng hòa đàm thứ nhất giữa hai bên tranh chiến tại Syria kết thúc vào ngày thứ Sáu với ít tiến bộ, nhưng đã đặt nền tảng cho những cuộc thương thuyết trong tương lai diễn ra vào tháng tới.
Ít có tiến triển trong việc mang phẩm vật cứu trợ đến cho những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề trong cuộc nội chiến Syria, một vấn đề mà nhiều người từng nghĩ có thể tìm được điểm chung.
Ông Brahimi nói ông “rất thất vọng” vì LHQ không thể đưa phẩm vật cứu trợ đến thành phố Homs do phe nổi dậy kiểm soát hiện đang bị bao vây, nơi được biết là có nhiều người đang chết đói.
Các đoàn xe cứu trợ dự trù phân phối 1000 gói thực phẩm vào ngày thứ Bảy cho khu vực Yarmouk, ở mạn nam Damascus.
Cuộc xung đột tại Syria bắt đầu vào tháng Ba năm 2011 với những cuộc biểu tình ôn hòa chống chính phủ trước khi biến thành một cuộc nội chiến mà LHQ nói đã giết chết hơn 100.000 người và làm cho gần 9 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.