Đường dẫn truy cập

Quốc tế phẫn nộ trước vụ phóng hoả tiễn của Bắc Triều Tiên


Vụ phóng hỏa tiễn sáng sớm Chủ nhật được thực hiện tại cở sở phóng vệ tinh Tongchang-ri của Bắc Triều Tiên gần biên giới phía tây bắc giáp với Trung Quốc.
Vụ phóng hỏa tiễn sáng sớm Chủ nhật được thực hiện tại cở sở phóng vệ tinh Tongchang-ri của Bắc Triều Tiên gần biên giới phía tây bắc giáp với Trung Quốc.

Loan báo phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên ngay lập tức khiến cộng đồng quốc tế phẫn nộ.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry ra một tuyên bố lên án Bình Nhưỡng "vi phạm trắng trợn nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc" liên quan đến việc sử dụng "công nghệ phi đạn đạn đạo."

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice nói "việc sử dụng cộng nghệ phi đạn đạn đạo để phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên một lần nữa thể hiện hành động khiêu khích, gây bất ổn, và vi phạm trắng trợn nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc."

Bà Rice nói tiếp rằng chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên "đề ra những đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích của chúng tôi, trong đó có vấn đề an ninh của một số đồng minh thân cận nhất của chúng tôi."

Đại biểu Quốc hội Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, nói: "Hành động hung hãn mới nhất này của Bắc Triều Tiên càng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thực thi dự luật tôi đề nghị nhằm tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với chế độ tàn bạo này."

Tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun Hye gọi vụ phóng hỏa tiễn này là một "hành động khiêu khích không thể dung thứ."

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hứa sẽ "hành động để bảo vệ an toàn và an ninh cho người dân" Nhật.

Binh sĩ Lực lượng Tự Vệ Nhật Bản bên cạnh hệ thống tên lửa Patriot trên hòn đảo phía Nam Ishigaki ở Okinawa, ngày 7/2//2016. Hỏa tiễn Bắc Triều Tiên được phóng đi nghiêng về hướng nam, phía trên đảo Okinawa ở miền nam Nhật Bản.
Binh sĩ Lực lượng Tự Vệ Nhật Bản bên cạnh hệ thống tên lửa Patriot trên hòn đảo phía Nam Ishigaki ở Okinawa, ngày 7/2//2016. Hỏa tiễn Bắc Triều Tiên được phóng đi nghiêng về hướng nam, phía trên đảo Okinawa ở miền nam Nhật Bản.

Bộ trưởng Ngoại giao Anh Philip Hammond gọi vụ phóng hỏa tiễn này là "vi phạm rõ ràng và cố ý" một số nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Pháp gọi vụ phóng hỏa tiễn tầm xa này là một "hành động khiêu khích vô nghĩa" và kêu gọi "cộng đồng quốc tế phải có hành động cứng rắn và nhanh chóng tại Hội đồng Bảo an."

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc sẽ họp trong ngày Chủ nhật để thảo luận về việc Bắc Triều Tiên phóng hỏa tiễn theo yêu cầu của Mỹ, Nhật Bản và Nam Triều Tiên.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-Moon nói hành động của Bắc Triều Tiên "đáng bị chỉ trích mạnh mẽ" và "vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an."

Nga, nước có chung đường biên giới và là một trong số ít quốc gia hậu thuẫn cho Bắc Triều Tiên, nói hành động của Bình Nhưỡng là "một sự bất tôn trọng luật pháp quốc tế một cách trơ tráo đáng bị lên án".

Bộ Ngoại giao Nga nói: "Chúng tôi đề nghị giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên suy nghĩ liệu chính sách tự đặt mình vào vị trí đối kháng với cộng đồng quốc tế có phải lợi ích của nước họ hay không."

Bắc Kinh cũng phản ứng trước vụ phóng hỏa tiễn hôm Chủ nhật của Bắc Triều Tiên, và "lấy làm tiếc" việc Bình Nhưỡng bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop nói Bắc Triều Tiên là "một mối đe dọa cho hòa bình thế giới" và lên án hành động gây bất ổn, khiêu khích và nguy hiểm" của Bắc Triều Tiên.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG