Hôm thứ Ba Tổng thống Nga Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo Crimea đã ký một hiệp ước sát nhập bán đảo tại Hắc hải vào Nga, chỉ hai ngày sau khi Crimea bỏ phiếu tách khỏi Ukraina trong một cuộc trưng cầu dân ý mà Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu tuyên bố là “bất hợp pháp.”
Tổng thống Putin ký hiệp ước với Thủ tướng chính phủ vùng Crimea Sergei Askyonov, chủ tịch Quốc hội Crimea Vladimir Konstantinov và ông Aleksei Chalov thị trưởng thành phố cảng Sevastopol căn cứ của Hạm đội Hắc hải của Nga.
Vài giờ sau, các cơ quan truyền thông Nga và Ukraina trích lời một phát ngôn viên quân đội Ukraina nói rằng lực lượng Nga đã tấn công binh sĩ Ukraina tại một căn cứ ở thành phố chính là Simferopol của Crimea, làm 1 quân nhân thiệt mạng.
Trước đó, ông Putin nói với Quốc hội Nga rằng Crimea luôn luôn là một phần “không thể chuyển nhượng” của Nga.
Ông nói cuộc trưng cầu dân ý phù hợp với những chuẩn mực dân chủ và quốc tế.
Trong bài diễn văn, tổng thống Nga nhấn mạnh rằng Nga vẫn luôn tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và không muốn cũng như không cần phải chia cắt Ukraina.
Nhưng ông chỉ trích quyết định của nhà lãnh đạo Sô viết Nikita Khushchev chuyển nhượng Crimea từ Nga sang tay Ukraina vào năm 1954, khi cả hai nước còn là các nước cộng hòa trong liên bang Sô viết. Khi Crimea trở thành một phần của nước Ukraina độc lập sau khi liên bang sụp đổ năm 1991, thì Nga cảm thấy không những bị “cướp” mà còn bị “ăn trộm” nữa.
Ông Putin cũng nói sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917, lãnh thổ lịch sử quan trọng phía nam Nga, bao gồm phía đông nam của Ukraina ngày nay, bao gồm trong nước công hòa sô viết Ukraina “mà không lý gì đến thành phần sắc tộc trong dân chúng.”
Ông Putin mô tả việc lật đổ tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych trong tháng trước là một cuộc đảo chính thực hiện chủ yếu bởi “các thành phần dân tộc chủ nghĩa, tân phát xít, bài Nga và chống Do Thái.”
Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk hôm thứ ba tuyên bố các cơ quan thực thi công lực nước ông có “bằng chứng thuyết phục” là các dịch vụ đặc biệt Nga can dự vào tình hình bất ổn ở đông bộ Ukraina.
Mặt khác, ông Yatsenyuk nói với đài CNN rằng có “khả năng vững chắc” về một cuộc xâm lăng Ukraina của Nga.
Hôm thứ ba, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden có mặt tại Ba Lan để gặp Thủ tướng Donald Tusk. Ông Biden gọi hành động của Nga là “chiếm đất” và nói Washington cam kết bảo vệ an ninh của các đồng minh NATO trên biên giới Nga. Sau đó ông Biden sẽ gặp các nhà lãnh đạo các quốc gia vùng Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania.
Cũng để đáp lại các hành động của Nga, Anh đã đình chỉ hợp tác quân sự với Nga dưới ánh sáng vụ tranh chấp về vấn đề Crimea.
Quyết định này huỷ bỏ một cuộc thao diễn hải quân và đình chỉ một chuyến thăm Nga của tàu Hải quân Hoàng gia Anh.
Các giới chức Crimea nói rằng kết quả kiểm phiếu cuối cùng cho thấy 97% cử tri đã bỏ phiếu tán thành việc tách khỏi Ukraina để độc lập.
Nhưng các giới chức Tòa Bạch Ốc nói họ có “bằng chứng cụ thể” rằng một số lá phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý được đánh dấu sẵn trước cuộc đầu phiếu.
Chính phủ của Tổng thống Obama, Liên hiệp Âu châu và nhiều chuyên gia luật học cho rằng cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea vi phạm hiến pháp Ukraina và luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ và EU đã áp đặt các biện pháp chế tài kinh tế và du hành đối với các giới chức cấp cao của Nga và Ukraina đã hỗ trợ cho việc tách Crimea ra khỏi Ukraina.
Tổng thống Obama nói: “Cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục sát cánh chống lại mọi sự vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và sự can thiệp liên tục của Nga vào Ukraina sẽ chỉ đào sâu thêm sự cô lập ngoại giao của Nga và gây tổn thất thêm cho nền kinh tế Nga.”
Tại New York, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hôm thứ hai bày tỏ “sự thất vọng sâu xa” trước cuộc bỏ phiếu ly khai hôm chủ nhật ở Crimea. Một phát ngôn viên nói ông Ban, người đã tìm cách giải quyết vụ khủng hoảng, e rằng cuộc đầu phiếu sẽ làm tăng thêm căng thẳng giữa Kyiv và Moscow.
Tổng thống Putin ký hiệp ước với Thủ tướng chính phủ vùng Crimea Sergei Askyonov, chủ tịch Quốc hội Crimea Vladimir Konstantinov và ông Aleksei Chalov thị trưởng thành phố cảng Sevastopol căn cứ của Hạm đội Hắc hải của Nga.
Vài giờ sau, các cơ quan truyền thông Nga và Ukraina trích lời một phát ngôn viên quân đội Ukraina nói rằng lực lượng Nga đã tấn công binh sĩ Ukraina tại một căn cứ ở thành phố chính là Simferopol của Crimea, làm 1 quân nhân thiệt mạng.
Trước đó, ông Putin nói với Quốc hội Nga rằng Crimea luôn luôn là một phần “không thể chuyển nhượng” của Nga.
Ông nói cuộc trưng cầu dân ý phù hợp với những chuẩn mực dân chủ và quốc tế.
Trong bài diễn văn, tổng thống Nga nhấn mạnh rằng Nga vẫn luôn tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và không muốn cũng như không cần phải chia cắt Ukraina.
Nhưng ông chỉ trích quyết định của nhà lãnh đạo Sô viết Nikita Khushchev chuyển nhượng Crimea từ Nga sang tay Ukraina vào năm 1954, khi cả hai nước còn là các nước cộng hòa trong liên bang Sô viết. Khi Crimea trở thành một phần của nước Ukraina độc lập sau khi liên bang sụp đổ năm 1991, thì Nga cảm thấy không những bị “cướp” mà còn bị “ăn trộm” nữa.
Ông Putin cũng nói sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917, lãnh thổ lịch sử quan trọng phía nam Nga, bao gồm phía đông nam của Ukraina ngày nay, bao gồm trong nước công hòa sô viết Ukraina “mà không lý gì đến thành phần sắc tộc trong dân chúng.”
Ông Putin mô tả việc lật đổ tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych trong tháng trước là một cuộc đảo chính thực hiện chủ yếu bởi “các thành phần dân tộc chủ nghĩa, tân phát xít, bài Nga và chống Do Thái.”
Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk hôm thứ ba tuyên bố các cơ quan thực thi công lực nước ông có “bằng chứng thuyết phục” là các dịch vụ đặc biệt Nga can dự vào tình hình bất ổn ở đông bộ Ukraina.
Mặt khác, ông Yatsenyuk nói với đài CNN rằng có “khả năng vững chắc” về một cuộc xâm lăng Ukraina của Nga.
Hôm thứ ba, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden có mặt tại Ba Lan để gặp Thủ tướng Donald Tusk. Ông Biden gọi hành động của Nga là “chiếm đất” và nói Washington cam kết bảo vệ an ninh của các đồng minh NATO trên biên giới Nga. Sau đó ông Biden sẽ gặp các nhà lãnh đạo các quốc gia vùng Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania.
Cũng để đáp lại các hành động của Nga, Anh đã đình chỉ hợp tác quân sự với Nga dưới ánh sáng vụ tranh chấp về vấn đề Crimea.
Quyết định này huỷ bỏ một cuộc thao diễn hải quân và đình chỉ một chuyến thăm Nga của tàu Hải quân Hoàng gia Anh.
Các giới chức Crimea nói rằng kết quả kiểm phiếu cuối cùng cho thấy 97% cử tri đã bỏ phiếu tán thành việc tách khỏi Ukraina để độc lập.
Nhưng các giới chức Tòa Bạch Ốc nói họ có “bằng chứng cụ thể” rằng một số lá phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý được đánh dấu sẵn trước cuộc đầu phiếu.
Chính phủ của Tổng thống Obama, Liên hiệp Âu châu và nhiều chuyên gia luật học cho rằng cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea vi phạm hiến pháp Ukraina và luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ và EU đã áp đặt các biện pháp chế tài kinh tế và du hành đối với các giới chức cấp cao của Nga và Ukraina đã hỗ trợ cho việc tách Crimea ra khỏi Ukraina.
Tổng thống Obama nói: “Cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục sát cánh chống lại mọi sự vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và sự can thiệp liên tục của Nga vào Ukraina sẽ chỉ đào sâu thêm sự cô lập ngoại giao của Nga và gây tổn thất thêm cho nền kinh tế Nga.”
Tại New York, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hôm thứ hai bày tỏ “sự thất vọng sâu xa” trước cuộc bỏ phiếu ly khai hôm chủ nhật ở Crimea. Một phát ngôn viên nói ông Ban, người đã tìm cách giải quyết vụ khủng hoảng, e rằng cuộc đầu phiếu sẽ làm tăng thêm căng thẳng giữa Kyiv và Moscow.