Loan báo rằng Mỹ và các nước đồng minh đang vận động để cô lập hóa Nga, Tổng thống Barack Obama đã áp đặt các biện pháp chế tài đối với các nhân vật quan trọng mà Washington coi là có trách nhiệm gây ra vụ khủng hoảng hiện thời tại Ukraina tiếp theo một cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea được Nga hậu thuẫn về việc bán đảo này muốn tách khỏi Ukraina.
Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Obama loan báo đã ra lệnh chế tài nhắm vào 11 giới chức của Nga và Ukraina, trong đó có 2 cố vấn cấp cao nhất của Tổng thống Vladimir Putin, ngoài Tổng thống Ukraina đã bị lật đổ là ông Viktor Yanukovych. Tất cả những người vừa kể sẽ bị phong tỏa tài sản.
Trong một sắc lệnh công bố trước đó, Tổng thống Obama cho hay các chính sách và hành động của Liên bang Nga đã tỏ ra là “gây phương hại cho các tiến trình và cơ chế dân chủ ở Ukraina, đe dọa đến hòa bình, an ninh, ổn định, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina; và góp phần vào việc phân bổ không đúng các tài sản, do đó gây ra một mối đe dọa bất thuờng đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Xem loan báo của Tổng thống Obama:
Tổng thống Obama nói rằng Washington sẵn sàng áp đặt thêm các biện pháp chế tài nếu cần; nếu như Nga quyết định leo thang tình hình.
Ông Obama cũng cam kết sự hỗ trợ “vững chắc” của Hoa Kỳ đối với Ukraina, tiếp theo các hành động của Crimea tiến tới việc sát nhập vào Liên bang Nga.
Ông Obama cho hay Phó tổng thống Joe Biden sẽ lên đường đi châu Âu vào cuối ngày hôm nay để thảo luận tình hình với các đồng minh NATO. Chính tổng thống cũng dự định đi châu Âu vào tuần tới.
Các biện pháp của EU
Mặt khác, hôm thứ hai, ngoại trưởng Lithuania cũng cho biết các vị ngoại trưởng của Liên hiệp châu Âu đã đồng ý áp đặt các biện pháp chế tài, trong đó có lệnh cấm du hành và phong tỏa tài sản của 21 giới chức Nga và Ukraina.
Sau một cuộc họp kéo dài khoảng 3 tiếng đồng hồ, 28 vị ngoại trưởng của EU đã mau chóng đạt được thỏa thuận về danh sách những người bị chế tài vì vai trò trong việc Nga chiếm đóng Crimea và cuộc trưng cầu dân ý hôm chủ nhật tách vùng này ra khỏi Ukraina và sáp nhập với Nga.
Hội đồng Ðối ngoại EU vừa đồng ý về các biện pháp chế tài - gồm hạn chế du hành và phong tỏa tài sản của 21 giới chức Nga và Ukraina. Ông Lina Lindevicius đã viết trong một tin nhắn trên Twitter.
Ông nói thêm rằng còn có thêm các biện pháp sẽ tiếp theo trong vài ngày nữa, khi các nhà lãnh đạo EU họp thượng đỉnh tại Brussels. Theo dự kiến các biện pháp này sẽ mở rộng danh sách để bao gồm thêm các nhân vật cấp cao khác thân cận hơn với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ngoài các phản ứng của Hoa Kỳ và EU, NATO đã công bố một thông cáo hôm thứ hai gọi cuộc trưng cầu dân ý Crimea là “phi pháp và bát hợp lệ.” Thông cáo nói cuộc trưng cầu vi phạm hiến pháp Ukraina và luật quốc tế, và nói thêm rằng các tình huống trong đó cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức “bị khuyết điểm sâu xa và vì thế không thể chấp nhận được.”
Bất chấp những phản đối của cộng đồng quốc tế, một phái đoàn các nhà lập pháp Crimea lên đường đi Moscow trong ngày thứ hai để thảo luận thêm các thủ tục cần thiết để trở thành một phần của Liên bang Nga. Có nhiều lời đồn đoán rằng Tổng thống Putin sẽ đọc một bài diễn văn chính thức vào ngày thứ ba về việc sát nhập Crimea với Ng. Hãng tin Reuters trích thuật lời một giới chức Hoa Kỳ cho biết như thế.
Biểu quyết ly khai
Trước đó trong ngày thứ hai, nghị viện khu vực Crimea đã tuyên bố độc lập tách khỏi Ukraina và nộp đơn xin làm một phần của Nga, 1 ngày sau khi cuộc trưng cầu dân ý gây nhiều tranh cãi ở Crimea đồng thanh ủng hộ việc gia nhập Liên bang Nga.
Một phái đoàn các nhà lập pháp Crimea sẽ lên đường đi Moscow trong ngày hôm nay để thảo luận thêm các thủ tục cần thiết để trở thành một phần của Liên bang.
Hôm chủ nhật, Tổng thống Barack Obama nói với người tương nhiệm Nga Vladimir Putin rằng Washington và “các đối tác Âu châu sẵn sàng áp đặt thêm các giá phải trả” cho Nga vì đã hậu thuẫn cuộc trưng cầu dân ý đòi ly khai ở bán đảo Crimea của Ukraina.
Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc gọi cuộc trưng cầu dân ý ngày chủ nhật là phi pháp và nói nó vi phạm hiến pháp Ukraina. Thông cáo cũng nói cuộc trưng cầu dân ý này “sẽ không bao giờ được sự thừa nhận của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế.
Trưởng ban bầu cử Crimea hôm thứ hai laon báo gần 97% cử tri đã đi bỏ phiếu ủng hộ việc ly khai và quyết định sáp nhập với Nga.
Tại Kyiv, phát biểu tại một cuộc họp khẩn của nội các, thủ tướng lâm thời Ukraina Arseniy Yatsenyuk gọi cuộc trưng cầu dân ý được Moscow hậu thuẫn là một “trò hề” do Nga điều khiển dưới họng súng.
Hôm thứ hai, Quốc hội Ukraina ủng hộ một kế hoạch động viên 40.000 binh sĩ trừ bị để chống lại “hành động xâm lăng trắng trợn” của Nga tại Crimea. Khoàng 20.000 binh sĩ thuộc đội phòng vệ quốc gia cũng đã được động viên.
Cũng trong ngày thứ hai, Ukraina triệu hồi đại sứ ở Nga về để tham khảo ý kiến.
Bộ Ngoại giao ở Kyiv nói: “Liên quan đến tình hình tại Crimea và sự cần thiết phải thảo luận một số khía cạnh quốc tế của vấn đề, phía Ukraina sẽ triệu hồi đại sứ ở Liên bang Nga Volodymyr Yelchenko.”
Viện Duma của Nga sẵn sàng hành động
Trong khi đó, hạ viên Nga sẽ thông qua dự luật cho phép vùng Crimea của Ukraina sáp nhập với Nga “trong tương lai rất gần,” thông tấn xã Interfax của Nga trích lời phó chủ tịch viện Duma nói như thế hôm thứ hai.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố ông sẽ tôn trọng ý muốn của nhân dân ở Crimea, làm lơ trước các nhà lãnh đạo Tây phương nói rằng cuộc trưng cầu dân ý là bất hợp pháp bởi vì lực lượng Nga đã chiếm đóng vùng phía nam.
Phó chủ tịch Viện Duma, ông Sergei Neverov được trích thuật nói rằng: “Các kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea chứng tỏ rõ ràng là cư dân ở Crimea nhìn thấy tương lai của họ chỉ trong tư cách là một phần của Nga.”
Các giới chức viện Duma tuyên bố bán đảo thuộc Hắc Hải này có thể trở thành một thành viên của Liên bang Nga theo luật lệ hiện hành, cụ thể là theo một bộ luật, “Về thủ tục thu nhận vào Liên bang Nga và giáo dục các đối tượng mới của Liên bang Nga” đã được phê chuẩn vào năm 2001, theo Interfax.
Nga bác bỏ báo cáo của Liên Hiệp Quốc
Hôm thứ hai Nga bác bỏ một bản thẩm định của một giới chức Liên Hiệp Quốc là có thành kiến khi nhân vật này nêu thắc mắc rằng khối dân nói tiếng Nga ở Ukraina bị vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống.
Thông cáo của bộ Ngoại giao Nga chỉ trích Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đặc trách Nhân quyền Ivan Simonovic, người tuần trước nói rằng đã có những vụ vi phạm nhắm vào người sắc tộc Nga ở Ukraina nhưng cho biết không có bằng chứng những vụ vi phạm này là “tràn lan hay có hệ thống.”
Trong một thông cáo, Bộ Ngoại giao Nga nói: “Bản thẩm định đầy thành kiến và thiếu khách quan của ông Simonovic về tình hình nhân quyền trong nước gây kinh ngạc và hiểu lầm.”
Nga đã thực sự chiếm quyền kiểm soát khu vực Crimea với khối dân đa số nói tiếng Nga ở Ukraina. Cũng có những khối dân phần lớn nói tiếng Nga ở miền đông nước này.
Thông cáo cũng chỉ trích ông Simonovic về một phát biểu tỏ ý quan ngại về tình trạng nhân quyền của người sắc tộc Tatar ở Crimea.
Nga đã biện minh việc xâm nhập Crimea là cần thiết để bảo vệ người sắc tộc Nga sinh sống trên bán đảo.
Phản ứng tại Kyiv
Hàng ngàn người Ukraina đã tụ tập ở trung tâm Kyiv hôm chủ nhật để lên tiếng phản đối cuộc trưng cầu dân ý và điều mà họ coi là các hành động của Moscow nhằm chia rẽ Ukraina.
Nhưng bầu không khí rất u uất vào lúc nhiều người Ukraina cảm thấy bất lực trước sức mạnh và ưu thế quân sự của Nga, nhiều người lo ngại sẽ căng thẳng sẽ leo thang thêm.
Bà Irina, một chủ nhà hàng nói rằng số phận của Crimea có phần chắc đã do Moscow định đoạt.
Bà nói không có điều gì là hợp lý. Theo bà, mọi sự có thể được tiến hành một cách tốt đẹp, lương thiện, theo đúng hiến pháp. Và theo bà, mọi người lẽ ra cũng đều đồng ý như thế.
Moscow nói là đang bảo vệ người sắc tộc Nga trước sự ngược đãi của các “phần tử cực đoan” Ukraina, mà Nga nói là đã lên nắm quyền một cách bất hợp pháp sau nhiều tháng biểu tình chống chính phủ.
Một cư dân khác ở Kyiv tên là Iran nói bà không có gì phản đối người Nga.
Bà nói bà yêu mến và tôn trọng người Nga cũng như người Ukraina, chứ không phải là chính quyền của họ. Bà bày tỏ hy vọng là mọi sự sẽ kết thúc tốt đẹp, mọi người sẽ đoàn kết, và Crimea sẽ ở lại với Ukraina.
Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Obama loan báo đã ra lệnh chế tài nhắm vào 11 giới chức của Nga và Ukraina, trong đó có 2 cố vấn cấp cao nhất của Tổng thống Vladimir Putin, ngoài Tổng thống Ukraina đã bị lật đổ là ông Viktor Yanukovych. Tất cả những người vừa kể sẽ bị phong tỏa tài sản.
Trong một sắc lệnh công bố trước đó, Tổng thống Obama cho hay các chính sách và hành động của Liên bang Nga đã tỏ ra là “gây phương hại cho các tiến trình và cơ chế dân chủ ở Ukraina, đe dọa đến hòa bình, an ninh, ổn định, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina; và góp phần vào việc phân bổ không đúng các tài sản, do đó gây ra một mối đe dọa bất thuờng đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Xem loan báo của Tổng thống Obama:
Tổng thống Obama nói rằng Washington sẵn sàng áp đặt thêm các biện pháp chế tài nếu cần; nếu như Nga quyết định leo thang tình hình.
Ông Obama cũng cam kết sự hỗ trợ “vững chắc” của Hoa Kỳ đối với Ukraina, tiếp theo các hành động của Crimea tiến tới việc sát nhập vào Liên bang Nga.
Ông Obama cho hay Phó tổng thống Joe Biden sẽ lên đường đi châu Âu vào cuối ngày hôm nay để thảo luận tình hình với các đồng minh NATO. Chính tổng thống cũng dự định đi châu Âu vào tuần tới.
Các biện pháp của EU
Mặt khác, hôm thứ hai, ngoại trưởng Lithuania cũng cho biết các vị ngoại trưởng của Liên hiệp châu Âu đã đồng ý áp đặt các biện pháp chế tài, trong đó có lệnh cấm du hành và phong tỏa tài sản của 21 giới chức Nga và Ukraina.
Sau một cuộc họp kéo dài khoảng 3 tiếng đồng hồ, 28 vị ngoại trưởng của EU đã mau chóng đạt được thỏa thuận về danh sách những người bị chế tài vì vai trò trong việc Nga chiếm đóng Crimea và cuộc trưng cầu dân ý hôm chủ nhật tách vùng này ra khỏi Ukraina và sáp nhập với Nga.
Hội đồng Ðối ngoại EU vừa đồng ý về các biện pháp chế tài - gồm hạn chế du hành và phong tỏa tài sản của 21 giới chức Nga và Ukraina. Ông Lina Lindevicius đã viết trong một tin nhắn trên Twitter.
Ông nói thêm rằng còn có thêm các biện pháp sẽ tiếp theo trong vài ngày nữa, khi các nhà lãnh đạo EU họp thượng đỉnh tại Brussels. Theo dự kiến các biện pháp này sẽ mở rộng danh sách để bao gồm thêm các nhân vật cấp cao khác thân cận hơn với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ngoài các phản ứng của Hoa Kỳ và EU, NATO đã công bố một thông cáo hôm thứ hai gọi cuộc trưng cầu dân ý Crimea là “phi pháp và bát hợp lệ.” Thông cáo nói cuộc trưng cầu vi phạm hiến pháp Ukraina và luật quốc tế, và nói thêm rằng các tình huống trong đó cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức “bị khuyết điểm sâu xa và vì thế không thể chấp nhận được.”
Bất chấp những phản đối của cộng đồng quốc tế, một phái đoàn các nhà lập pháp Crimea lên đường đi Moscow trong ngày thứ hai để thảo luận thêm các thủ tục cần thiết để trở thành một phần của Liên bang Nga. Có nhiều lời đồn đoán rằng Tổng thống Putin sẽ đọc một bài diễn văn chính thức vào ngày thứ ba về việc sát nhập Crimea với Ng. Hãng tin Reuters trích thuật lời một giới chức Hoa Kỳ cho biết như thế.
Biểu quyết ly khai
Trước đó trong ngày thứ hai, nghị viện khu vực Crimea đã tuyên bố độc lập tách khỏi Ukraina và nộp đơn xin làm một phần của Nga, 1 ngày sau khi cuộc trưng cầu dân ý gây nhiều tranh cãi ở Crimea đồng thanh ủng hộ việc gia nhập Liên bang Nga.
Một phái đoàn các nhà lập pháp Crimea sẽ lên đường đi Moscow trong ngày hôm nay để thảo luận thêm các thủ tục cần thiết để trở thành một phần của Liên bang.
Hôm chủ nhật, Tổng thống Barack Obama nói với người tương nhiệm Nga Vladimir Putin rằng Washington và “các đối tác Âu châu sẵn sàng áp đặt thêm các giá phải trả” cho Nga vì đã hậu thuẫn cuộc trưng cầu dân ý đòi ly khai ở bán đảo Crimea của Ukraina.
Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc gọi cuộc trưng cầu dân ý ngày chủ nhật là phi pháp và nói nó vi phạm hiến pháp Ukraina. Thông cáo cũng nói cuộc trưng cầu dân ý này “sẽ không bao giờ được sự thừa nhận của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế.
Trưởng ban bầu cử Crimea hôm thứ hai laon báo gần 97% cử tri đã đi bỏ phiếu ủng hộ việc ly khai và quyết định sáp nhập với Nga.
Tại Kyiv, phát biểu tại một cuộc họp khẩn của nội các, thủ tướng lâm thời Ukraina Arseniy Yatsenyuk gọi cuộc trưng cầu dân ý được Moscow hậu thuẫn là một “trò hề” do Nga điều khiển dưới họng súng.
Hôm thứ hai, Quốc hội Ukraina ủng hộ một kế hoạch động viên 40.000 binh sĩ trừ bị để chống lại “hành động xâm lăng trắng trợn” của Nga tại Crimea. Khoàng 20.000 binh sĩ thuộc đội phòng vệ quốc gia cũng đã được động viên.
Cũng trong ngày thứ hai, Ukraina triệu hồi đại sứ ở Nga về để tham khảo ý kiến.
Bộ Ngoại giao ở Kyiv nói: “Liên quan đến tình hình tại Crimea và sự cần thiết phải thảo luận một số khía cạnh quốc tế của vấn đề, phía Ukraina sẽ triệu hồi đại sứ ở Liên bang Nga Volodymyr Yelchenko.”
Viện Duma của Nga sẵn sàng hành động
Trong khi đó, hạ viên Nga sẽ thông qua dự luật cho phép vùng Crimea của Ukraina sáp nhập với Nga “trong tương lai rất gần,” thông tấn xã Interfax của Nga trích lời phó chủ tịch viện Duma nói như thế hôm thứ hai.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố ông sẽ tôn trọng ý muốn của nhân dân ở Crimea, làm lơ trước các nhà lãnh đạo Tây phương nói rằng cuộc trưng cầu dân ý là bất hợp pháp bởi vì lực lượng Nga đã chiếm đóng vùng phía nam.
Phó chủ tịch Viện Duma, ông Sergei Neverov được trích thuật nói rằng: “Các kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea chứng tỏ rõ ràng là cư dân ở Crimea nhìn thấy tương lai của họ chỉ trong tư cách là một phần của Nga.”
Các giới chức viện Duma tuyên bố bán đảo thuộc Hắc Hải này có thể trở thành một thành viên của Liên bang Nga theo luật lệ hiện hành, cụ thể là theo một bộ luật, “Về thủ tục thu nhận vào Liên bang Nga và giáo dục các đối tượng mới của Liên bang Nga” đã được phê chuẩn vào năm 2001, theo Interfax.
Nga bác bỏ báo cáo của Liên Hiệp Quốc
Hôm thứ hai Nga bác bỏ một bản thẩm định của một giới chức Liên Hiệp Quốc là có thành kiến khi nhân vật này nêu thắc mắc rằng khối dân nói tiếng Nga ở Ukraina bị vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống.
Thông cáo của bộ Ngoại giao Nga chỉ trích Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đặc trách Nhân quyền Ivan Simonovic, người tuần trước nói rằng đã có những vụ vi phạm nhắm vào người sắc tộc Nga ở Ukraina nhưng cho biết không có bằng chứng những vụ vi phạm này là “tràn lan hay có hệ thống.”
Trong một thông cáo, Bộ Ngoại giao Nga nói: “Bản thẩm định đầy thành kiến và thiếu khách quan của ông Simonovic về tình hình nhân quyền trong nước gây kinh ngạc và hiểu lầm.”
Nga đã thực sự chiếm quyền kiểm soát khu vực Crimea với khối dân đa số nói tiếng Nga ở Ukraina. Cũng có những khối dân phần lớn nói tiếng Nga ở miền đông nước này.
Thông cáo cũng chỉ trích ông Simonovic về một phát biểu tỏ ý quan ngại về tình trạng nhân quyền của người sắc tộc Tatar ở Crimea.
Nga đã biện minh việc xâm nhập Crimea là cần thiết để bảo vệ người sắc tộc Nga sinh sống trên bán đảo.
Phản ứng tại Kyiv
Các biện pháp ủng hộ Ukraina, cô lập Nga của Tổng thống Obama
Các biện pháp ủng hộ Ukraina, cô lập Nga của Tổng thống Obama- Áp đặt các biện pháp chế tài đối với những người chịu trách nhiệm về việc phá hoại chính phủ và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.
- Mở rộng quy mô các biện pháp chế tài để bao gồm các giới chức Nga.
- Tiếp tục tham khảo ý kiến với các đối tác Châu Âu, những nước áp đặt các biện pháp chế tài của chính họ.
- Cảnh báo Nga rằng những hành vi khiêu khích liên tục tại Crimea sẽ đưa đến sự cô lập thêm nữa.
- Gởi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Châu Âu để gặp các đồng minh.
- Tổng thống Obama du hành Châu Âu để đàm phán vào tuần tới.
Nhưng bầu không khí rất u uất vào lúc nhiều người Ukraina cảm thấy bất lực trước sức mạnh và ưu thế quân sự của Nga, nhiều người lo ngại sẽ căng thẳng sẽ leo thang thêm.
Bà Irina, một chủ nhà hàng nói rằng số phận của Crimea có phần chắc đã do Moscow định đoạt.
Bà nói không có điều gì là hợp lý. Theo bà, mọi sự có thể được tiến hành một cách tốt đẹp, lương thiện, theo đúng hiến pháp. Và theo bà, mọi người lẽ ra cũng đều đồng ý như thế.
Moscow nói là đang bảo vệ người sắc tộc Nga trước sự ngược đãi của các “phần tử cực đoan” Ukraina, mà Nga nói là đã lên nắm quyền một cách bất hợp pháp sau nhiều tháng biểu tình chống chính phủ.
Một cư dân khác ở Kyiv tên là Iran nói bà không có gì phản đối người Nga.
Bà nói bà yêu mến và tôn trọng người Nga cũng như người Ukraina, chứ không phải là chính quyền của họ. Bà bày tỏ hy vọng là mọi sự sẽ kết thúc tốt đẹp, mọi người sẽ đoàn kết, và Crimea sẽ ở lại với Ukraina.