Đường dẫn truy cập

Lãnh tụ đối lập Campuchia tuyên bố ‘bế tắc’ chính trị


Lãnh đạo Đảng Cứu quốc Sam Rainsy (phải) và Phó Chủ tịch Kem Sokha trong cuộc họp báo tại trụ sở chính ở Phnom Penh, Campuchia.
Lãnh đạo Đảng Cứu quốc Sam Rainsy (phải) và Phó Chủ tịch Kem Sokha trong cuộc họp báo tại trụ sở chính ở Phnom Penh, Campuchia.
Lãnh tụ đối lập Campuchia Sam Rainsy nói nước ông đang trong tình trạng bế tắc chính trị và kêu gọi quốc tế ngưng viện trợ cho chính phủ Phnom Penh.

Trong cuộc phỏng vấn tại Washington hôm thứ năm dành cho đài VOA, ông Sam Rainsy cho biết ông đang cố gắng thuyết phục các giới chức Hoa Kỳ và những người khác gây thêm sức ép lên Thủ tướng Hun Sen để ông này cho phép tiến hành một cuộc điều tra độc lập về cuộc bầu cử có tranh chấp hồi tháng 7.

Tuy kết quả chính thức cho thấy Đảng Cứu quốc của ông Rainsy giành được thắng lợi đáng kể trong cuộc bầu cử, các nhà lập pháp đối lập đã không chịu nhậm chức vì họ cho rằng Đảng Nhân dân Campuchia đương quyền gian lận bầu cử.

Sau cuộc hội kiến với Phó Bộ trưởng Ngoại giao William Burns của Mỹ, ông Rainsy nói với Đài VOA là nhiều người tại Washington đồng tình với lập trường của ông.

“Các giới chức tại Hoa Kỳ mà tôi được gặp hiểu biết rất nhiều về tình hình Campuchia. Họ hiểu là cuộc bầu cử gần đây có nhiều vấn đề và kết quả do nhà cầm quyền công bố còn nhiều tranh cãi.”

Ông Sam Rainsy trong cuộc phỏng vấn với đài VOA. Ông cho biết đang cố gắng thuyết phục các giới chức Hoa Kỳ và những người khác gây thêm sức ép lên Thủ tướng Hun Sen
Ông Sam Rainsy trong cuộc phỏng vấn với đài VOA. Ông cho biết đang cố gắng thuyết phục các giới chức Hoa Kỳ và những người khác gây thêm sức ép lên Thủ tướng Hun Sen
Ông Rainsy cũng gặp các giới chức Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Tuy nhiên ông không cho biết ông có thành công hay không trong việc thuyết phục các giới chức đó thay đổi thái độ đối với chính phủ Campuchia, là chính phủ phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ quốc tế.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Jen Psaki đầu tuần này cho biết là những cuộc gặp gỡ giữa ông Rainsy và các giới chức Hoa Kỳ “không có nghĩa là có sự ủng hộ.” Bà cho rằng Hoa Kỳ ủng hộ một “tiến trình dân chủ và cởi mở” tại Campuchia, chứ không ủng hộ cho một đảng duy nhất.

Mặc dù vậy, bà Psaki cũng nhắc lại lời kêu gọi của Hoa Kỳ về một cuộc duyệt xét lại “có thể tin cạây được và minh bạch” đối với tiến trình bầu cử.

“Các quan sát viên độc lập đã ghi nhận được nhiều sự việc bất hợp lệ nghiêm trọng trong cuộc bầu cử. Chúng tôi tin và tiếp tục tin là một cuộc duyệt xét lại đáng tin cậy và minh bạch đối với cuộc bầu cử sẽ hữu ích cho những nỗ lực tiến về phiá trước.”

Đảng của ông Rainsy đã tổ chức một loạt các cuộc biểu tình có đông người tham dự và đe dọa sẽ tổ chức thêm nhiều cuộc biểu tình nữa trong tuần tới. Oâng cũng đang xem xét khả năng tổ chức một cuộc tổng đình công để tăng thêm áp lực đối với chính phủ.

Oâng Rainsy, 64 tuổi, bị cấm không được ra tranh cử trong cuộc bầu cử vừa qua. Ông cho biết đảng của ông sẽ không rút lại quyết định tẩy chay Quốc hội. Oâng cũng nói những cuộc đàm phán giữa ông và Thủ tướng Hun Sen không mang lại kết quả nào cả.

“Đang có bế tắc. Một vụ bế tắc chính trị thực sự. Bởi vì chúng tôi kiên quyết yêu cầu một cuộc điều tra thực sự về những hành vi bất hợp lệ trong cuộc bầu cử, trong khi đó Thủ tướng Hun Sen lại muốn tiến tới bất kể sự thật liên hệ đến kết quả cuộc bầu cử.”

Ông Rainsy xem chính phủ hiện nay ở nước ông là chính phủ “bất hợp pháp.”

“Hiến pháp qui định là Campuchia phải theo một hệ thống dân chủ đa nguyên, nhưng trên thực tế Campuchia đã quay lại với hệ thống độc đảng. Do đó đây là một sự vi phạm hiến pháp rõ rệt, làm cho chính phủ Campuchia hiện nay trở nên bất hợp pháp, hay ít nhất là không có tính chính đáng.”

Thủ tướng Hun Sen, người đã nằm quyền từ năm 1985, tuyên bố cuộc bầu cử là công bằng và nói rằng kết quả này đã được Uûy ban Bầu cử Quốc gia và Tòa án Hiến pháp Campuchia xác nhận.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG