Đường dẫn truy cập

Thất nghiệp, nghèo khó gia tăng trong cộng đồng người Mỹ gốc Á ở LA


Người Mỹ gốc Á sống ở Quận Los Angeles đông hơn ở bất kỳ nơi nào khác ở Mỹ.
Người Mỹ gốc Á sống ở Quận Los Angeles đông hơn ở bất kỳ nơi nào khác ở Mỹ.
Người Mỹ gốc Á sống ở Quận Los Angeles đông hơn ở bất kỳ nơi nào khác của Hoa Kỳ. Một báo cáo mới của hội Thăng tiến Công lý Á Mỹ ở Los Angeles cho thấy từ năm 2000 đến năm 2010, người Mỹ gốc Á ở Quận LA tiếp tục là nhóm sắc tộc tăng trưởng nhanh nhất. Báo cáo này cũng nhận thấy con số người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương ở LA bị thất nghiệp và sống trong cảnh nghèo khó tiếp tục gia tăng. Thông tín viên VOA Elizabeth Lee tường trình về người gốc Á ở Long Beach, California, là nơi sinh cư của cộng đồng gốc Campuchia lớn nhất bên ngoài Campuchia.

Cuộc sống chật vật của các cộng đồng di dân ở Quận Los Angeles, như cộng đồng này, thường không được cả nước nhìn thấy.

Nhưng nhiều người ở đây không tương ứng với mẫu mực thành đạt và hòa nhập dễ dàng thông thường của người Mỹ gốc Á, theo nhận định của phân tích gia nghiên cứu Kristin Sakaguchi.

“Rất nhiều công đồng như thế này bị gạt ra ngoài lề và không thực sự được chú ý.”

Một bản phúc trình mới đây cho thấy 11% người Mỹ gốc Á ở Quận LA sống trong cảnh nghèo khó, nhưng con số cao hơn đối với một số tập thể - với số người Mỹ gốc Campuchia chiếm 25%. Nhiều người không có trình độ học vấn và làm nghề nông hay ngư dân trước khi đến Hoa Kỳ, theo bà Lian Cheun thuộc Khmer Girls in Action, tổ chức giúp học sinh trung học Mỹ gốc Campuchia.

Bà Lian Cheun nói: “Cảm thấy ta vẫn còn sống trong cảnh nghèo khó trong bối cảnh ta đã ở bên ngoài Campuchia bây giờ là điều rất cấm kỵ. Do đó nhiều người không muốn nói về chuyện này.”

Nhiều người Campuchia đến Hoa Kỳ trong tư cách là người tỵ nạn.

Bà Lien Cheun nói tiếp: Chúng tôi xuất thân từ một lịch sử chiến tranh và diệt chủng trong nước, và cộng đồng chúng tôi có tỷ lệ cao nhất về tình trạng rối loạn vì căng thẳng hậu chấn động PTSD, cao hơn cả các cựu chiến binh trở về Hoa Kỳ sau cuộc chiến.

Cô Sokbrany Yourk là một học sinh trung học Mỹ gốc Campuchia. Cô cho biết cha mẹ cô không nói về quá khứ và chưa được đồng hóa.

Cô nói: “Cả hai cha mẹ chúng tôi đều làm việc trong dây chuyền công nghiệp và cả hai đều là người tỵ nạn từ Campuchia. Nói tiếng Anh với họ là điều rất khó.”

Cô Yourk cho biết như nhiều bạn học cùng lớp, gia đình cô sống một cách chật vật vì không có đủ tiền, nhất là tiền học cho cô và các anh chị em.

Cô nói: “Chúng tôi thực sự phải đối phó với các rào cản tài chính khiến chúng tôi khó lòng xin vào đại học hay đi đến những nơi chúng tôi muốn đi bởi vì chúng tôi không có đủ phương tiện.”

Cô Yourk gia nhập tổ chức Khmer Girls in Action (Thiếu nữ Khmer Hành động) và tham gia các cuộc biểu tình như cuộc biểu tình này tại trụ sở học khu với hy vọng cải thiện tình trạng của học sinh trong cộng đồng của cô. Bà Lian Cheun nói xin được tài trợ mà tổ chức Thiếu nữ Khmer cần để hỗ trợ cho cộng đồng là một vấn đề khó khăn.

Bà nói: “Thường ra, không có đủ dữ liệu để những người tài trợ xác minh được việc dành thêm nguồn lực cho cộng đồng.”

Sở dĩ không có đủ dữ liệu bởi vì người Mỹ gốc Á thường được coi như một nhóm. Bà Cheun nói bà hy vọng, thông qua giáo dục, các cơ quan chính phủ sẽ nhìn thấy những khác biệt trong giới người Mỹ gốc Á và thay đổi cách thức thu thập dữ liệu. Tuy nhiên, điều đó sẽ chỉ là một bước trong việc gíup người Mỹ gốc Campuchia thoát ra khỏi cảnh nghèo.

VOA Express

XS
SM
MD
LG