Đường dẫn truy cập

Ô Khảm và cuộc chiến vương quyền ở Trung Quốc


Cảnh sát Trung Quốc trấn áp biểu tình ở Ô Khảm
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:15 0:00

Chắc hẳn nhiều người đồng ý rằng Trung Quốc chưa sẵn sàng cho dân chủ. Trung Quốc luôn kìm hãm phát triển dân chủ ở đất nước này viện cớ đại đa số người dân Trung Quốc kém hiểu biết. Nguyên Ngoại trưởng Trung Quốc Lý Triệu Tinh từng nói: "Giao thông ở vài nơi (tại Trung Quốc) không phát triển, nên bỏ phiếu trực tiếp sẽ rất khó khăn." Vâng, đường xá kém mở mang là nguyên do khiến người dân Trung Quốc không thể tự đi bỏ phiếu, hay nói cách khác, trở ngại giao thông là nguyên nhân dẫn đến một Trung Quốc không dân chủ. Quá trớ trêu!

Dân chủ ở Trung Quốc? Đừng đùa!

Nói về nền dân chủ Trung Quốc, làng Ô Khảm, thuộc tỉnh Quảng Đông là một trường hợp điển hình. Năm 2011, cả làng liên tục biểu tình phản đối việc giới chức địa phương chiếm đất của dân rồi đem bán cho các công ty bất động sản nhằm trục lợi bất chính. Chuyện này xảy ra như cơm bữa tại vô số địa phương khác khắp Trung Quốc từ rất nhiều năm qua. Cái khác biệt là tại Ô Khảm, người dân dựng rào chắn không cho cán bộ vào. Nhưng thay vì hành động này đưa đến một kết cục bi thảm như tại Thiên An Môn, ở Ô Khảm có một người bước ra tìm cách giải quyết tình hình theo một phương cách khác: đó là Uông Dương, Bí thư Đảng uỷ tỉnh Quảng Đông. Thay vì dập tắt cuộc biểu tình một cách tàn bạo, ông này cho phép người dân Ô Khảm bầu một giới chức đại diện mới. Và họ bầu Lâm Tổ Luyến, một trong những người cầm đầu các cuộc biểu tình. Việc Đảng Cộng sản nhân nhượng trước một cuộc biểu tình và cho phép bỏ phiếu dân chủ thực sự là một sự kiện chưa có tiền lệ trong lịch sử Trung Quốc hiện đại.

Truyền thông bắt đầu gọi sự kiện này là "hình mẫu Ô Khảm". Một bộ phận dân chúng cho rằng nền dân chủ cấp địa phương này sẽ sớm xuất hiện khắp Trung Quốc. Vậy sau 5 năm, hiện nay nền dân chủ ở Ô Khảm ra sao? Có vẻ như hình mẫu Ô Khảm chỉ cho phép dân chủ ngắn hạn, rồi sau nó bị giết chết một cách không thương tiếc. Thậm chí trong thời gian dân chủ hiện diện ở Ô Khảm, nó cũng chẳng thật sự hiệu quả. Sau khi dân làng bầu Lâm Tổ Luyến làm đại diện, ông này đã nhận ra ngay lập tức rằng thật sự chính ông cũng chẳng thể có tiếng nói đối với các quan chức cấp cao hơn. Hay nói một cách khác, Lâm Tổ Luyến chỉ là bù nhìn.

Vậy là sau 5 năm, phần lớn số đất của dân làng bị trước đoạt vẫn chưa được trả lại.

Ba tháng trước, Lâm Tổ Luyến dọa dẫn dân làng ra đường biểu tình lần nữa. Ngay lập tức ông bị bắt. Không phải vì đe dọa tổ chức biểu tình mà là vì nhà chức trách ghép ông can tội nhận hối lộ và hoa hồng 10.000 đô la Mỹ. Trong khi bị chính quyền giam giữ, ông Lâm đã bị ép phải nhận tội danh đó trên Truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV. Vấn đề là nhà cầm quyền đột nhiên phát hiện ra khoản hối lộ và hoa hồng ngay trước khi ông Lâm kích động biểu tình trở lại. Vào tháng Chín, ông Lâm Tổ Luyến chính thức bị kết án 3 năm tù giam. Như thế, ông Lâm trở người thứ ba được dân chúng Ô Khảm bầu lên một cách dân chủ sau cuộc năm 2011 bị chính quyền bỏ tù (hai người khác đã bị tống giam năm 2014). Người dân Ô Khảm nghi ngờ có điều ám muội rong vụ này. Sau khi ông Lâm Tổ Luyến bị bắt vào tháng Sáu, họ bắt đầu biểu tình phản đối việc giam giữ ông.

Kẻ thù của Đảng Cộng sản là gì?

Chúng ta biết đến các cuộc biểu tình Ô Khảm một phần nhờ truyền thông phương Tây đưa tin, trong khi chính quyền Trung Quốc ra sức trục xuất các phóng viên nước ngoài. Hồi tháng Sáu, một phóng viên BBC bày tỏ quan ngại rằng nếu anh rời khỏi hiện địa điểm biểu tình, cảnh sát sẽ ập vào ngay. Quả y như rằng, sau khi phóng viên này rời khỏi hiện trường, cảnh sát chống bao động đã được điều để "lập lại trật tự xã hội" bằng súng bắn hơi cay và đạn cao su.

Đã đến lúc cần đặt ra câu hỏi quan trọng nhất: Lỗi tại ai? Thời Báo Hoàn Cầu, đã đăng một bài viết, đại loại nói rằng "vài kênh truyền thông nước ngoài đã không ngần ngại kích động, lên kế hoạch, và chỉ đạo cuộc hỗn loạn." Theo bài báo thì "truyền thông nước ngoài" là kẻ có lỗi và "những phóng viên phương Tây vô lương tâm đó đã khơi mào rắc rối để được đi cắm trại vài tuần tại một ngôi làng lạc hậu ở vùng trũng Trung Quốc và thúc đẩy mục tiêu 'nhân quyền' của họ để phá hoại Đảng Cộng sản."

Nhưng các bạn có biết cái gì mới thực sự phá hoại Đảng Cộng sản không? Dân chủ và tự do bầu cử. Vì nếu người dân được phép bầu ra đại diện của mình một cách đúng nghĩa, và những đại diện này được phép làm đúng chức trách, thì Đảng Cộng sản làm sao kiểm soát mọi thứ đây? Sự thật là, khi Đảng Cộng sản còn nắm quyền, nó sẽ không bao giờ từ bỏ quyền kiểm soát. Trên thực tế, "sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản" được ghi rõ mồn một trong hiến pháp Trung Quốc. Vậy nên, sẽ không có chuyện nó biến mất. Và những kẻ cố thay đổi tình trạng này sẽ gặp rắc rối.

Ông Uông Dương, Bí thư đảng uỷ tỉnh Quảng Đông 5 năm trước, là người cho phép Ô Khảm được tự do bầu cử ngay từ đầu. Vào lúc đó, cách làm này có vẻ là một giải pháp thông minh tránh bất ổn và khiến Đảng trông có vẻ tốt đẹp trong mắt người dân. Nhưng rất nhiều đối thủ chính trị của ông ta rất phiền lòng vì ông Uông dám cho phép thử nghiệm dân chủ này diễn ra. Vài nhà phân tích chính trị cho rằng giờ đây, chính đối thủ chính trị của ông Uông Dương là đạo diễn đằng sau sự kiện dẫn đến cuộc biểu tình mới ở Ô Khảm năm nay. Bởi hỗn loạn vẫn diễn ra và cho thấy thí nghiệm của ông Uông đã hoàn toàn thất bại. Làm mất mặt ông Uông là một phần trong chiến lược chính trị ở Trung Quốc, vì có nguồn tin là kẻ đứng đầu phe nhóm của ông Uông, Tập Cận Bình, dường như muốn cất nhắc ông Uông vào vị trí mới, thay thế một trong những đối thủ chính trị kia. Nhưng điều này sẽ khó thực hiện nếu ông Uông Dương bị mất uy tín. Phe Giang Trạch Dân đang khao khát một chiến thắng vào lúc này, bởi một người của họ Giang vừa bị thanh trừng theo kiểu "bị điều tra tham nhũng." Thực chất đây là một cuộc chiến vương quyền đầy khốc liệt ở Trung Quốc.

* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  • 16x9 Image

    Cao Huy Huân

    Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.

VOA Express

XS
SM
MD
LG