Theo một nghiên cứu mới về 50.000 loài động, thực vật phổ biến, khí hậu biến đổi không được kiểm soát sẽ khiến nhiều loại thực và động vật diệt vọng trên địa cầu. Đây là phân tích mang tính toàn diện nhất từng được thực hiện về tác động hủy diệt của hiện tượng ấm lên toàn cầu đối với đa dạng sinh học.
Nghiên cứu này xem xét mức độ các loài thực vật và động vật bị tiêu diệt trong một thế giới đã ấm lên 4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Trong cảnh huống này, báo cáo dự đoán sẽ có một sự suy giảm mạnh vào cuối thế kỷ. Bà Rachel Warren, tác giả chính và là giáo sư nghiên cứu khí hậu tại Đại học East Anglia ở Anh, nói:
"Chúng tôi nhận thấy rằng nếu không hành động để giảm sự phát thải khí nhà kính, hơn phân nửa các loài thực vật và hơn một phần ba các loài động vật sẽ mất đi hơn phân nửa phạm vi khí hậu chúng sinh sống."
Bà Warren nói nếu không làm gì để ngăn chặn hoặc làm chậm lại sự ấm lên toàn cầu, sự đa dạng sinh học sẽ bị ảnh hưởng gần như ở khắp mọi nơi:
"Và chúng tôi thấy sự mất mát còn lớn hơn, mặc dù khá lớn ở khắp nơi, nhưng mất mát lớn nhất là ở vùng hạ Sahara ở châu Phi, vùng Trung Mỹ, vùng Amazon, Australia, Bắc Phi, Trung Á và đông nam châu Âu."
Hãy hình dung một thế giới mà những loài thực, động vật phổ biến như hạt cacao, cà phê và ếch trở nên hiếm hoặc bị đe dọa tuyệt chủng. Bà Warren nói thậm chí những mất mát nhỏ trong đa dạng sinh học toàn cầu cũng có thể gây hại đáng kể cho những hệ sinh thái và những chức năng hỗ trợ sự sống mà chúng cung cấp. Bà giải thích:
"Những việc như lọc sạch nước và không khí, tuần hoàn chất dinh dưỡng là những điều rất quan trọng đối với nông nghiệp, rồi việc thụ phấn, việc cung cấp thực phẩm và nhiên liệu cho những xã hội phụ thuộc vào đất đai. Kiểm soát lũ lụt và xói mòn đất, tất cả những điều này đều bị ảnh hưởng bởi những hệ sinh thái. "
Kết quả nghiên cứu không tính tới những ảnh hưởng của những triệu chứng khác của khí hậu biến đổi, chẳng hạn như tần số và cường độ của các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh, và dịch bệnh. Theo bà Warren, điều này có nghĩa là ước tính trong báo cáo có thể thậm chí còn lớn hơn.
Nhưng báo cáo có tính đến lợi ích của việc hành động. Bà Warren nói nếu, ví dụ, trong một thế giới mà lượng phát thải khí nhà kính lên đến đỉnh điểm vào năm 2016 và tiếp theo là giảm từ 2% đến 5% một năm trên toàn cầu, thì điều gì sẽ xảy ra:
"Trong trường hợp đó chúng tôi thấy rằng có thể tránh được 60% những tổn thất này. Sau đó chúng tôi đem so sánh kết quả đó với tình huống mà lượng khí thải đạt đỉnh điểm vào năm 2030 và sau đó giảm ở mức 5% mỗi năm. Chúng tôi nhận thấy rằng chúng tôi vẫn có thể tránh được 40% những tổn thất."
Thực tế là sự thải khí nhà kính tiếp tục tăng. Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia của Mỹ tuần trước công bố rằng nồng độ trung bình hàng ngày của khí carbon dioxide trong khí quyển đã đạt đến 400 phần triệu. Ðiều này càng làm cho tác động của biến đổi khí hậu xấu thêm. Bà Warren nói:
"Quả thực là khí thải đang gia tăng với mức độ hơi vượt quá mức độ trong tình huống ấm lên 4 độ."
Bà Rachel Warren cho biết nghiên cứu làm rõ sự cần thiết phải giảm lượng khí thải.
Nếu không có hành động, bản báo cáo kết luận rằng tình hình sẽ "là một thế giới có bầu khí quyển kém, nơi những hệ sinh thái bị xói mòn đến độ gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và con người."
Nghiên cứu này xem xét mức độ các loài thực vật và động vật bị tiêu diệt trong một thế giới đã ấm lên 4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Trong cảnh huống này, báo cáo dự đoán sẽ có một sự suy giảm mạnh vào cuối thế kỷ. Bà Rachel Warren, tác giả chính và là giáo sư nghiên cứu khí hậu tại Đại học East Anglia ở Anh, nói:
"Chúng tôi nhận thấy rằng nếu không hành động để giảm sự phát thải khí nhà kính, hơn phân nửa các loài thực vật và hơn một phần ba các loài động vật sẽ mất đi hơn phân nửa phạm vi khí hậu chúng sinh sống."
Bà Warren nói nếu không làm gì để ngăn chặn hoặc làm chậm lại sự ấm lên toàn cầu, sự đa dạng sinh học sẽ bị ảnh hưởng gần như ở khắp mọi nơi:
"Và chúng tôi thấy sự mất mát còn lớn hơn, mặc dù khá lớn ở khắp nơi, nhưng mất mát lớn nhất là ở vùng hạ Sahara ở châu Phi, vùng Trung Mỹ, vùng Amazon, Australia, Bắc Phi, Trung Á và đông nam châu Âu."
Hãy hình dung một thế giới mà những loài thực, động vật phổ biến như hạt cacao, cà phê và ếch trở nên hiếm hoặc bị đe dọa tuyệt chủng. Bà Warren nói thậm chí những mất mát nhỏ trong đa dạng sinh học toàn cầu cũng có thể gây hại đáng kể cho những hệ sinh thái và những chức năng hỗ trợ sự sống mà chúng cung cấp. Bà giải thích:
"Những việc như lọc sạch nước và không khí, tuần hoàn chất dinh dưỡng là những điều rất quan trọng đối với nông nghiệp, rồi việc thụ phấn, việc cung cấp thực phẩm và nhiên liệu cho những xã hội phụ thuộc vào đất đai. Kiểm soát lũ lụt và xói mòn đất, tất cả những điều này đều bị ảnh hưởng bởi những hệ sinh thái. "
Kết quả nghiên cứu không tính tới những ảnh hưởng của những triệu chứng khác của khí hậu biến đổi, chẳng hạn như tần số và cường độ của các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh, và dịch bệnh. Theo bà Warren, điều này có nghĩa là ước tính trong báo cáo có thể thậm chí còn lớn hơn.
Nhưng báo cáo có tính đến lợi ích của việc hành động. Bà Warren nói nếu, ví dụ, trong một thế giới mà lượng phát thải khí nhà kính lên đến đỉnh điểm vào năm 2016 và tiếp theo là giảm từ 2% đến 5% một năm trên toàn cầu, thì điều gì sẽ xảy ra:
"Trong trường hợp đó chúng tôi thấy rằng có thể tránh được 60% những tổn thất này. Sau đó chúng tôi đem so sánh kết quả đó với tình huống mà lượng khí thải đạt đỉnh điểm vào năm 2030 và sau đó giảm ở mức 5% mỗi năm. Chúng tôi nhận thấy rằng chúng tôi vẫn có thể tránh được 40% những tổn thất."
Thực tế là sự thải khí nhà kính tiếp tục tăng. Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia của Mỹ tuần trước công bố rằng nồng độ trung bình hàng ngày của khí carbon dioxide trong khí quyển đã đạt đến 400 phần triệu. Ðiều này càng làm cho tác động của biến đổi khí hậu xấu thêm. Bà Warren nói:
"Quả thực là khí thải đang gia tăng với mức độ hơi vượt quá mức độ trong tình huống ấm lên 4 độ."
Bà Rachel Warren cho biết nghiên cứu làm rõ sự cần thiết phải giảm lượng khí thải.
Nếu không có hành động, bản báo cáo kết luận rằng tình hình sẽ "là một thế giới có bầu khí quyển kém, nơi những hệ sinh thái bị xói mòn đến độ gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và con người."