Một loại cây sống dưới nước mọc nhanh tại các khu vực đầm lầy trên khắp thế giới có thể là một nguồn sinh khối giá rẻ và lâu bền để sản xuất năng lượng.
Bèo tấm thường bao phủ mặt các hồ hay các lạch nước di chuyển chậm, cung cấp thức ăn cho các loài chim và làm nơi trú ngụ cho các cá nhỏ hay những tạo vật sống dưới nước.
Các khoa học gia thuộc Viện Khoa học Trung Quốc và Trường Đại Học Princeton Hoa Kỳ đã nghiên cứu loài cây phù du này có thể là kho nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học. Họ nói có nhiều điều lợi so với những nguồn sinh khối khác.
Bèo tấm phát triển mạnh trên các khu vực nước thải nên không cần tới đất đai trồng trọt đáng giá để sản xuất , nó cũng không phải là một phần trong nguồn tiếp tế lương thực cho con người, và có thể thâu hoạch dễ dàng hơn tảo.
Trong một phúc trình đăng trên tạp chí Industrial & Engeeneering Chemistry Research, các khoa học gia nói rằng có thể sử dụng công nghệ hiện hữu cho bèo tấm để sản xuất xăng, dầu diesel, và dầu hỏa với giá có thể cạnh tranh với dầu khi dầu lên tới 100 đôla một thùng.
Bèo tấm thường bao phủ mặt các hồ hay các lạch nước di chuyển chậm, cung cấp thức ăn cho các loài chim và làm nơi trú ngụ cho các cá nhỏ hay những tạo vật sống dưới nước.
Các khoa học gia thuộc Viện Khoa học Trung Quốc và Trường Đại Học Princeton Hoa Kỳ đã nghiên cứu loài cây phù du này có thể là kho nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học. Họ nói có nhiều điều lợi so với những nguồn sinh khối khác.
Bèo tấm phát triển mạnh trên các khu vực nước thải nên không cần tới đất đai trồng trọt đáng giá để sản xuất , nó cũng không phải là một phần trong nguồn tiếp tế lương thực cho con người, và có thể thâu hoạch dễ dàng hơn tảo.
Trong một phúc trình đăng trên tạp chí Industrial & Engeeneering Chemistry Research, các khoa học gia nói rằng có thể sử dụng công nghệ hiện hữu cho bèo tấm để sản xuất xăng, dầu diesel, và dầu hỏa với giá có thể cạnh tranh với dầu khi dầu lên tới 100 đôla một thùng.