BẮC KINH —
Tháng 12, 1985: Ðồng ý với Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân.
Tháng 8, 1998: Phóng thử nghiệm Taepodong-1, hỏa tiễn tầm xa đầu tiên của BTT.
Tháng 9, 1999: Cam kết đình chỉ các cuộc thử nghiệm phi đạn tầm xa vào lúc cải thiện bang giao với Hoa Kỳ.
Tháng 1, 2003: Loan báo rút ra khỏi Hiệp ước Cấm phổ biến Hạt nhân.
Tháng 3, 2005: Chấm dứt việc đỉnh chỉ thử nghiệm phi đạn, quy lỗi cho chính sách “thù nghịch” của Hoa Kỳ.
5 tháng 7, 2006: Phóng thử nghiệm hỏa tiễn tầm xa Taepodong-2, thất bại chưa đầy 1 phút sau khi phóng.
15 tháng 7, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu Bình Nhưỡng đình chỉ chương trình phi đạn.
9 tháng 10, 2006: Thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên dưới mặt đất.
15 tháng 10, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phi đạn, cấm bán vũ khí.
5 tháng 4, 2009: Phóng hỏa tiễn tầm xa rơi xuống Thái Bình Dương, Tuyên bố thành công, nhưng Hoa Kỳ nói không có vệ tinh nào được đưa vào quỹ đạo.
13 tháng 4, 2009: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án vụ phóng, siết chặt các biện pháp chế tài. Bình Nhưỡng rời khỏi các cuộc đàm phán hạt nhân 6 bên.
Tháng 5, 2009: Thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân dưới mặt đất lần thứ nhì.
Tháng 2, 2012: Thông báo đình chỉ các chương trình hạt nhân và phi đạn tầm xa để đổi lấy viện trợ lương thực của Hoa Kỳ.
Tháng 4, 2012: Phóng hỏa tiễn tầm xa, nổ tung ngay sau khi cất cánh.
Tháng 12, 2012: Phóng hỏa tiễn Unha-3, và tuyên bố đưa thành công vệ tinh vào quỹ đạo.
Tháng 1, 2013: Hội đồng Bảo an LHQ lên án vụ phóng hỏa tiễn tháng 12, Bắc Triều Tiên nói sẽ thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.
Tháng 2, 2013: Thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.
Vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba của Bắc Triều Tiên đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích, nhưng việc trừng phạt Bắc Triều Tiên có thể tiếp tục bị hạn chế. Một yếu tố then chốt là cách phản ứng của Trung Quốc. Theo tường thuật do thông tín viên William Ide của đài VOA ở Bắc Kinh, các giới chức Trung Quốc đã công khai bày tỏ sự chống đối đối với vụ thử nghiệm nhưng Bắc Kinh chưa có dấu hiệu nào cho thấy họ sẵn sàng cắt đứt sự hỗ trợ thiết yếu cho Bắc Triều Tiên.
Trung Quốc đã nhiều lần công khai bày tỏ sự bất mãn của họ đối với vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba và là vụ thử nghiệm lớn nhất của Bắc Triều Tiên. Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh thậm chí còn triệu Đại sứ của Bình Nhưỡng đến để phản đối.
Nhưng hiện vẫn chưa rõ những hành động nào mà Trung Quốc sẵn sàng thực hiện để giải quyết vụ giằng co ngày trở nên kịch liệt hơn.
Các nhà phân tích ở Trung Quốc cho rằng sự bất bình của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng đã tích tụ từ khi Bắc Triều Tiên thực hiện một vụ phóng vệ tinh hồi tháng 12 mà Hoa Kỳ và các nước khác cho là một phần của một mưu toan nhằm phát triển một phi đạn đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Ông Kim Xán Vinh, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học nhân dân ở Bắc Kinh, nói rằng vụ thử nghiệm hạt nhân và vụ phóng phi đạn diễn ra trong lúc Trung Quốc trải qua giai đoạn chuyển tiếp lãnh đạo mười năm một lần. Ông nói rằng hành động của Bắc Triều Tiên làm cho các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc tức giận.
Giáo sư Kim nói rằng Trung Quốc đang phải đối phó với hàng loạt các vấn đề như tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại, những vụ rối loạn xã hội, việc xây dựng đồng thuận cho cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo và vấn đề khói mù. Ông nói rằng trong lúc phải đối phó với nhiều vấn đề quốc nội như vậy, Trung Quốc không muốn phải bận tâm với những vấn đề đối ngoại.
Tháng 11 năm ngoái, ông Tập Cận Bình và 6 nhà lãnh đạo khác đã lên nắm giữ các vị trí hàng đầu trong đảng Cộng Sản. Cuộc chuyển tiếp chính trị này sẽ được hoàn tất vào tháng tới, khi ông Tập Cận Bình lên giữ chức Chủ tịch nước.
Trong lúc các giới chức chính phủ không đề cập nhiều tới các biện pháp cụ thể mà họ sẽ thực hiện để bày tỏ sự tức giận đối với vụ thử nghiệm hạt nhân, những ý kiến của công chúng Trung Quốc đã trở nên mạnh mẽ hơn trước.
Nhiều người ở Trung Quốc, từ thành phố Quảng Châu ở miền nam cho tới thành phố Cáp Nhĩ Tân ở miền bắc, đã bày tỏ trên internet sự quan tâm của họ đối với vụ nổ hạt nhân mới nhất của Bắc Triều Tiên.
Một số người đề nghị Trung Quốc, đồng minh kinh tế then chốt của Bắc Triều Tiên, cắt đứt hoàn toàn các mối quan hệ với Bình Nhưỡng.
Giáo sư Kim Xán Vinh cho rằng Trung Quốc có thể thực hiện một số biện pháp kinh tế và chính trị để ứng phó với vụ thử nghiệm của Bắc Triều Tiên, như có thái độ lạnh nhạt hơn trên trường ngoại giao hoặc giàm bớt các hoạt động thương mại.
Ông Kim nói rằng kinh tế là điểm yếu nhất của Bắc Triều Tiên và nếu Trung Quốc thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế thì điều đó có thể có ảnh hưởng lớn nhất.
Theo số liệu chính thức và các cuộc phân tích, thương mại của Trung Quốc với Bắc Triều Tiên đang tăng mạnh, từ chưa đầy 300 triệu trong năm 1999 tăng lên tới gần 6 tỉ đô la trong năm 2011.
Mặc dù vậy, vẫn còn một số nghi vấn về mức độ của ảnh hưởng Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên và phải chăng những biện pháp cứng rắn hơn sẽ mang lại hiệu quả.
Ông Vương Đông, giáo sư khoa chính trị của Đại học Bắc Kinh, cho biết như sau.
Ông Vương nói: "Trung Quốc có một số chỗ dựa để gây sức ép, trong đó có mối liên hệ thương mại với Bắc Triều Tiên. Nhưng Bắc Triều Tiên là một dân tộc cứng cỏi, và từ trước tới nay Trung Quốc chưa bao giờ có thể khống chế Bắc Triều Tiên."
Ông Vương tán đồng nhận xét cho rằng vụ thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã đặt Trung Quốc vào một tình thế khó xử.
Ông Vương nói tiếp: "Những sự khiêu khích của Bắc Triều Tiên đã gây ra nhiều thiệt hại chiến lược cho Trung Quốc và đó là điều mà theo tôi đã làm cho Trung Quốc thật sự phẫn nộ. Nhưng đồng thời tôi cũng nghĩ rằng Trung Quốc quan tâm một cách quá đáng về sự ổn định của bán đảo Triều Tiên."
Hôm thứ hai vừa qua, Liên hiệp Âu châu loan báo các biện pháp để tăng cường việc chế tài Bắc Triều Tiên, qua việc nới rộng danh sách những người bị cấm du hành và những tài sản bị đóng băng. Hoa Kỳ đang vận động cho những sự trừng phạt mạnh mẽ hơn tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ điều mà họ gọi là “sự phản đối kiên quyết” đối với vụ thử nghiệm của Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên họ muốn các cuộc thảo luận ở Hội đồng Bảo an tập trung vào vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, ngăn chận nạn phổ biến hạt nhân, và duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Chương trình hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên
Chương trình hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên:Tháng 12, 1985: Ðồng ý với Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân.
Tháng 8, 1998: Phóng thử nghiệm Taepodong-1, hỏa tiễn tầm xa đầu tiên của BTT.
Tháng 9, 1999: Cam kết đình chỉ các cuộc thử nghiệm phi đạn tầm xa vào lúc cải thiện bang giao với Hoa Kỳ.
Tháng 1, 2003: Loan báo rút ra khỏi Hiệp ước Cấm phổ biến Hạt nhân.
Tháng 3, 2005: Chấm dứt việc đỉnh chỉ thử nghiệm phi đạn, quy lỗi cho chính sách “thù nghịch” của Hoa Kỳ.
5 tháng 7, 2006: Phóng thử nghiệm hỏa tiễn tầm xa Taepodong-2, thất bại chưa đầy 1 phút sau khi phóng.
15 tháng 7, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu Bình Nhưỡng đình chỉ chương trình phi đạn.
9 tháng 10, 2006: Thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên dưới mặt đất.
15 tháng 10, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phi đạn, cấm bán vũ khí.
5 tháng 4, 2009: Phóng hỏa tiễn tầm xa rơi xuống Thái Bình Dương, Tuyên bố thành công, nhưng Hoa Kỳ nói không có vệ tinh nào được đưa vào quỹ đạo.
13 tháng 4, 2009: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án vụ phóng, siết chặt các biện pháp chế tài. Bình Nhưỡng rời khỏi các cuộc đàm phán hạt nhân 6 bên.
Tháng 5, 2009: Thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân dưới mặt đất lần thứ nhì.
Tháng 2, 2012: Thông báo đình chỉ các chương trình hạt nhân và phi đạn tầm xa để đổi lấy viện trợ lương thực của Hoa Kỳ.
Tháng 4, 2012: Phóng hỏa tiễn tầm xa, nổ tung ngay sau khi cất cánh.
Tháng 12, 2012: Phóng hỏa tiễn Unha-3, và tuyên bố đưa thành công vệ tinh vào quỹ đạo.
Tháng 1, 2013: Hội đồng Bảo an LHQ lên án vụ phóng hỏa tiễn tháng 12, Bắc Triều Tiên nói sẽ thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.
Tháng 2, 2013: Thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.
Trung Quốc đã nhiều lần công khai bày tỏ sự bất mãn của họ đối với vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba và là vụ thử nghiệm lớn nhất của Bắc Triều Tiên. Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh thậm chí còn triệu Đại sứ của Bình Nhưỡng đến để phản đối.
Nhưng hiện vẫn chưa rõ những hành động nào mà Trung Quốc sẵn sàng thực hiện để giải quyết vụ giằng co ngày trở nên kịch liệt hơn.
Các nhà phân tích ở Trung Quốc cho rằng sự bất bình của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng đã tích tụ từ khi Bắc Triều Tiên thực hiện một vụ phóng vệ tinh hồi tháng 12 mà Hoa Kỳ và các nước khác cho là một phần của một mưu toan nhằm phát triển một phi đạn đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Ông Kim Xán Vinh, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học nhân dân ở Bắc Kinh, nói rằng vụ thử nghiệm hạt nhân và vụ phóng phi đạn diễn ra trong lúc Trung Quốc trải qua giai đoạn chuyển tiếp lãnh đạo mười năm một lần. Ông nói rằng hành động của Bắc Triều Tiên làm cho các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc tức giận.
Giáo sư Kim nói rằng Trung Quốc đang phải đối phó với hàng loạt các vấn đề như tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại, những vụ rối loạn xã hội, việc xây dựng đồng thuận cho cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo và vấn đề khói mù. Ông nói rằng trong lúc phải đối phó với nhiều vấn đề quốc nội như vậy, Trung Quốc không muốn phải bận tâm với những vấn đề đối ngoại.
Tháng 11 năm ngoái, ông Tập Cận Bình và 6 nhà lãnh đạo khác đã lên nắm giữ các vị trí hàng đầu trong đảng Cộng Sản. Cuộc chuyển tiếp chính trị này sẽ được hoàn tất vào tháng tới, khi ông Tập Cận Bình lên giữ chức Chủ tịch nước.
Trong lúc các giới chức chính phủ không đề cập nhiều tới các biện pháp cụ thể mà họ sẽ thực hiện để bày tỏ sự tức giận đối với vụ thử nghiệm hạt nhân, những ý kiến của công chúng Trung Quốc đã trở nên mạnh mẽ hơn trước.
Nhiều người ở Trung Quốc, từ thành phố Quảng Châu ở miền nam cho tới thành phố Cáp Nhĩ Tân ở miền bắc, đã bày tỏ trên internet sự quan tâm của họ đối với vụ nổ hạt nhân mới nhất của Bắc Triều Tiên.
Một số người đề nghị Trung Quốc, đồng minh kinh tế then chốt của Bắc Triều Tiên, cắt đứt hoàn toàn các mối quan hệ với Bình Nhưỡng.
Giáo sư Kim Xán Vinh cho rằng Trung Quốc có thể thực hiện một số biện pháp kinh tế và chính trị để ứng phó với vụ thử nghiệm của Bắc Triều Tiên, như có thái độ lạnh nhạt hơn trên trường ngoại giao hoặc giàm bớt các hoạt động thương mại.
Ông Kim nói rằng kinh tế là điểm yếu nhất của Bắc Triều Tiên và nếu Trung Quốc thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế thì điều đó có thể có ảnh hưởng lớn nhất.
Theo số liệu chính thức và các cuộc phân tích, thương mại của Trung Quốc với Bắc Triều Tiên đang tăng mạnh, từ chưa đầy 300 triệu trong năm 1999 tăng lên tới gần 6 tỉ đô la trong năm 2011.
Mặc dù vậy, vẫn còn một số nghi vấn về mức độ của ảnh hưởng Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên và phải chăng những biện pháp cứng rắn hơn sẽ mang lại hiệu quả.
Ông Vương Đông, giáo sư khoa chính trị của Đại học Bắc Kinh, cho biết như sau.
Ông Vương nói: "Trung Quốc có một số chỗ dựa để gây sức ép, trong đó có mối liên hệ thương mại với Bắc Triều Tiên. Nhưng Bắc Triều Tiên là một dân tộc cứng cỏi, và từ trước tới nay Trung Quốc chưa bao giờ có thể khống chế Bắc Triều Tiên."
Ông Vương tán đồng nhận xét cho rằng vụ thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã đặt Trung Quốc vào một tình thế khó xử.
Ông Vương nói tiếp: "Những sự khiêu khích của Bắc Triều Tiên đã gây ra nhiều thiệt hại chiến lược cho Trung Quốc và đó là điều mà theo tôi đã làm cho Trung Quốc thật sự phẫn nộ. Nhưng đồng thời tôi cũng nghĩ rằng Trung Quốc quan tâm một cách quá đáng về sự ổn định của bán đảo Triều Tiên."
Hôm thứ hai vừa qua, Liên hiệp Âu châu loan báo các biện pháp để tăng cường việc chế tài Bắc Triều Tiên, qua việc nới rộng danh sách những người bị cấm du hành và những tài sản bị đóng băng. Hoa Kỳ đang vận động cho những sự trừng phạt mạnh mẽ hơn tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ điều mà họ gọi là “sự phản đối kiên quyết” đối với vụ thử nghiệm của Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên họ muốn các cuộc thảo luận ở Hội đồng Bảo an tập trung vào vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, ngăn chận nạn phổ biến hạt nhân, và duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.