SEOUL —
Trong lúc cộng đồng quốc tế bàn thảo về những biện pháp chế tài mới đối với Bắc Triều Tiên, tổng thống sắp rời khỏi chức vụ của Nam Triều Tiên cảnh báo rằng ngày tàn của chế độ Cộng Sản ở miền bắc sắp đến. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật do thông tín viên Steve Herman của đài VOA gởi về từ Seoul.
Trong bài diễn văn từ biệt, 6 ngày trước khi rời khỏi chức vụ, Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung Bak cảnh báo Bình Nhưỡng rằng các loại phi đạn và vũ khí của họ đang đưa Bắc Triều Tiên tới gần hơn chỗ mà ông gọi là “ngõ cụt.”
Ông Lee Myung Bak hối thúc người dân nước ông gấp rút chuẩn bị cho sự tái thống nhất bán đảo Triều Tiên. Ông nói rằng mặc dù chế độ ở miền bắc không chịu thay đổi nhưng người dân ở đó đang thay đổi một cách nhanh chóng và đó là điều không ai có thể ngăn chặn.
Tuy nhiên, không có bằng chứng bên ngoài nào cho thấy những hoạt động phản kháng của người dân ở Bắc Triều Tiên, nơi mà các tổ chức nhân quyền mô tả là một trong những quốc gia mà người dân bị đàn áp dữ dội nhất thế giới.
Trong vài tháng qua Bắc Triều Tiên đã phóng một hỏa tiễn tầm xa và thực hiện một vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân, bất chấp những biện pháp chế tài của cộng đồng quốc tế.
Các cuộc thương lượng về một đợt chế tài mới đối với Bắc Triều Tiên đang diễn ra ở New York, nơi mà các nhà ngoại giao của Hoa Kỳ và Trung Quốc đang nắm giữ những vai trò then chốt.
Sự bất mãn về việc Bình Nhưỡng tiếp tục làm ngơ trước các nghị quyết của Liên hiệp quốc cấm họ không được phát triển phi đạn đạn đạo và vũ khí hạt nhân đã tỏ lộ tại một cuộc hội thảo đang diễn ra ở Seoul.
Bắc Triều Tiên là trọng tâm của chương trình nghị sự tại Diễn đàn Hạt nhân Á châu, nơi các học giả và các nhà ngoại giao đang có ý kiến bất đồng về vấn đề nước nào đã gây ra những thất bại ngoại giao và bây giờ phải làm như thế nào.
Ông Joel Witt là một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Hoa Kỳ-Triều Tiên thuộc Đại học Johns Hopkins. Ông đề nghị Washington xem xét lại đường lối hiện nay mà ông cho là chế tài không đủ mạnh và vận động ngoại giao không đủ mạnh.
Ông Gary Samore, cựu điều hợp viên Tòa Bạch Ốc về kiểm soát vũ khí trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Barack Obama, cho rằng Washington không có nhiều chọn lựa trong việc ứng phó với Bắc Triều Tiên.
Ông Samore nói: "Việc sử dụng sức mạnh quân sự không hấp dẫn vì điều đó có thể gây ra một cuộc xung đột lớn hơn trên bán đảo Triều Tiên. Các biện pháp chế tài khó có thể áp đặt vì Bắc Triều Tiên bị cô lập và Trung Quốc bảo vệ cho Bắc Triều Tiên. Kinh nghiệm của chúng tôi về ngoại giao với Bắc Triều Tiên không mấy tốt đẹp vì họ đã gian dối hoặc không tuân thủ những thỏa thuận đã đạt được."
Tại cuộc hội thảo ở Seoul, ông Chung Mong Joon, một nhà lập pháp giàu có của quốc hội Nam Triều Tiên, lập luận rằng nước ông “cần phải nghĩ tới những điều không thể nghĩ.” Ông nói rằng Nam Triều Tiên nên có vũ khí hạt nhân và đó là “cách duy nhất để thực hiện một cuộc thương lượng rốt ráo với Bắc Triều Tiên.”
Ông Chung mô tả sự bảo vệ của lực lượng hạt nhân của Mỹ là “một chiếc dù rách nát”, cần được sửa chữa.
Các ký giả Nam Triều Tiên đã tranh nhau yêu cầu các nhà ngoại giao tham dự hội nghị bình luận về phát biểu của ông Chung và những nhân vật nổi tiếng khác ở Seoul là Nam Triều Tiên cần có vũ khí hạt nhân cho riêng mình hoặc yêu cầu Hoa Kỳ bố trí lại trên bán đảo Triều Tiên các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Chủ tịch Quỹ MacAthur, ông Robert Gallucci, cho rằng việc bố trí vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Nam Triều Tiên là không cần thiết, xét theo khía cạnh quân sự. Ông nói rằng việc Nam Triều Tiên tự chế tạo vũ khí hạt nhân còn tai hại hơn nữa.
Ông Gallucci nói: "Đó sẽ là một sai lầm rất nghiêm trọng. Đương nhiên đó là một quyết định mà Nam Triều Tiên, một nước ký kết Hiệp ước cấm phổ biến hạt nhân, sẽ phải tự thực hiện để phục vụ quyền lợi quốc gia của mình. Và theo tôi, những quyền lợi đó không biện minh được cho việc thủ đắc vũ khí hạt nhân. Và tôi tin rằng điều đó sẽ có những hậu quả rất nghiêm trọng và tiêu cực cho Nam Triều Tiên và các nước khác trong khu vực."
Nhiều nhà phân tích cho rằng sự hợp tác của Bắc Kinh là vô cùng quan trọng cho việc quốc gia vụ khủng hoảng hiện nay.
Trung Quốc có thể gây tê liệt cho các hoạt động thương mại quốc tế và giao dịch tài chánh tuy không nhiều nhưng rất cần thiết cho Bắc Triều Tiên. Chính phủ ở Bắc Kinh đã bày tỏ sự bực giọc đối với những hành vi khiêu khích của Bình Nhưỡng hồi gần đây. Nhưng các nhà phân tích Trung Quốc nói rằng chính phủ của họ không muốn trừng phạt Bắc Triều Tiên đến độ làm cho chế độ ở Bình Nhưỡng bị sụp đổ, một việc có thể tạo ra một vụ khủng hoảng người tị nạn ở biên giới Trung Quốc. Và dĩ nhiên là Bắc Kinh không muốn thấy một nước Triều Tiên thống nhất đồng minh với Hoa Kỳ.
Trong bài diễn văn từ biệt, 6 ngày trước khi rời khỏi chức vụ, Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung Bak cảnh báo Bình Nhưỡng rằng các loại phi đạn và vũ khí của họ đang đưa Bắc Triều Tiên tới gần hơn chỗ mà ông gọi là “ngõ cụt.”
Ông Lee Myung Bak hối thúc người dân nước ông gấp rút chuẩn bị cho sự tái thống nhất bán đảo Triều Tiên. Ông nói rằng mặc dù chế độ ở miền bắc không chịu thay đổi nhưng người dân ở đó đang thay đổi một cách nhanh chóng và đó là điều không ai có thể ngăn chặn.
Tuy nhiên, không có bằng chứng bên ngoài nào cho thấy những hoạt động phản kháng của người dân ở Bắc Triều Tiên, nơi mà các tổ chức nhân quyền mô tả là một trong những quốc gia mà người dân bị đàn áp dữ dội nhất thế giới.
Trong vài tháng qua Bắc Triều Tiên đã phóng một hỏa tiễn tầm xa và thực hiện một vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân, bất chấp những biện pháp chế tài của cộng đồng quốc tế.
Các cuộc thương lượng về một đợt chế tài mới đối với Bắc Triều Tiên đang diễn ra ở New York, nơi mà các nhà ngoại giao của Hoa Kỳ và Trung Quốc đang nắm giữ những vai trò then chốt.
Sự bất mãn về việc Bình Nhưỡng tiếp tục làm ngơ trước các nghị quyết của Liên hiệp quốc cấm họ không được phát triển phi đạn đạn đạo và vũ khí hạt nhân đã tỏ lộ tại một cuộc hội thảo đang diễn ra ở Seoul.
Bắc Triều Tiên là trọng tâm của chương trình nghị sự tại Diễn đàn Hạt nhân Á châu, nơi các học giả và các nhà ngoại giao đang có ý kiến bất đồng về vấn đề nước nào đã gây ra những thất bại ngoại giao và bây giờ phải làm như thế nào.
Ông Joel Witt là một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Hoa Kỳ-Triều Tiên thuộc Đại học Johns Hopkins. Ông đề nghị Washington xem xét lại đường lối hiện nay mà ông cho là chế tài không đủ mạnh và vận động ngoại giao không đủ mạnh.
Ông Gary Samore, cựu điều hợp viên Tòa Bạch Ốc về kiểm soát vũ khí trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Barack Obama, cho rằng Washington không có nhiều chọn lựa trong việc ứng phó với Bắc Triều Tiên.
Ông Samore nói: "Việc sử dụng sức mạnh quân sự không hấp dẫn vì điều đó có thể gây ra một cuộc xung đột lớn hơn trên bán đảo Triều Tiên. Các biện pháp chế tài khó có thể áp đặt vì Bắc Triều Tiên bị cô lập và Trung Quốc bảo vệ cho Bắc Triều Tiên. Kinh nghiệm của chúng tôi về ngoại giao với Bắc Triều Tiên không mấy tốt đẹp vì họ đã gian dối hoặc không tuân thủ những thỏa thuận đã đạt được."
Tại cuộc hội thảo ở Seoul, ông Chung Mong Joon, một nhà lập pháp giàu có của quốc hội Nam Triều Tiên, lập luận rằng nước ông “cần phải nghĩ tới những điều không thể nghĩ.” Ông nói rằng Nam Triều Tiên nên có vũ khí hạt nhân và đó là “cách duy nhất để thực hiện một cuộc thương lượng rốt ráo với Bắc Triều Tiên.”
Ông Chung mô tả sự bảo vệ của lực lượng hạt nhân của Mỹ là “một chiếc dù rách nát”, cần được sửa chữa.
Các ký giả Nam Triều Tiên đã tranh nhau yêu cầu các nhà ngoại giao tham dự hội nghị bình luận về phát biểu của ông Chung và những nhân vật nổi tiếng khác ở Seoul là Nam Triều Tiên cần có vũ khí hạt nhân cho riêng mình hoặc yêu cầu Hoa Kỳ bố trí lại trên bán đảo Triều Tiên các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Chủ tịch Quỹ MacAthur, ông Robert Gallucci, cho rằng việc bố trí vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Nam Triều Tiên là không cần thiết, xét theo khía cạnh quân sự. Ông nói rằng việc Nam Triều Tiên tự chế tạo vũ khí hạt nhân còn tai hại hơn nữa.
Ông Gallucci nói: "Đó sẽ là một sai lầm rất nghiêm trọng. Đương nhiên đó là một quyết định mà Nam Triều Tiên, một nước ký kết Hiệp ước cấm phổ biến hạt nhân, sẽ phải tự thực hiện để phục vụ quyền lợi quốc gia của mình. Và theo tôi, những quyền lợi đó không biện minh được cho việc thủ đắc vũ khí hạt nhân. Và tôi tin rằng điều đó sẽ có những hậu quả rất nghiêm trọng và tiêu cực cho Nam Triều Tiên và các nước khác trong khu vực."
Nhiều nhà phân tích cho rằng sự hợp tác của Bắc Kinh là vô cùng quan trọng cho việc quốc gia vụ khủng hoảng hiện nay.
Trung Quốc có thể gây tê liệt cho các hoạt động thương mại quốc tế và giao dịch tài chánh tuy không nhiều nhưng rất cần thiết cho Bắc Triều Tiên. Chính phủ ở Bắc Kinh đã bày tỏ sự bực giọc đối với những hành vi khiêu khích của Bình Nhưỡng hồi gần đây. Nhưng các nhà phân tích Trung Quốc nói rằng chính phủ của họ không muốn trừng phạt Bắc Triều Tiên đến độ làm cho chế độ ở Bình Nhưỡng bị sụp đổ, một việc có thể tạo ra một vụ khủng hoảng người tị nạn ở biên giới Trung Quốc. Và dĩ nhiên là Bắc Kinh không muốn thấy một nước Triều Tiên thống nhất đồng minh với Hoa Kỳ.