Tổng Thống Nam Triều Tiên sắp rời khỏi chức vụ, ông Lee Myung-bak, cảnh báo rằng đối thoại và cấm vận sẽ không đủ để thuyết phục miền Bắc từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của họ.
Phát biểu tại một cuộc họp quy tụ các giới chức cấp cao ở Seoul, Tổng Thống Lee nói rằng chỉ có một sự thay đổi trong thành phần lãnh đạo Bắc Triều Tiên mới có thể xóa bỏ mối đe dọa của chính quyền có vũ khí hạt nhân ở Bình Nhưỡng.
Pháp Tấn xã trích lời Tổng Thống Lee nói miền Nam có thể “tiếp tay thay đổi nhân dân Bắc Triều Tiên, nếu không thay đổi được chế độ cầm quyền tại miền Bắc.”
Những lời bình luận đó được đưa ra sau khi Bắc Triều Tiên thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân mới nhất hôm thứ Ba vừa qua, gây ra những lời đả kích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, và nâng cao mức độ căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Tổng Thống Lee Myung-bak, người có lập trường cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên, rời khỏi chức vụ trong 10 ngày nữa. Ông sẽ trao quyền lại cho bà Park Geun-hye, người đã hứa sẽ đẩy mạnh sự chủ động giao tiếp với chế độ miền Bắc.
Các giới chức Nam Triều Tiên nói với hãng tin Yonhap rằng Seoul đang xem xét tới các biện pháp cấm vận của riêng họ đối với Bắc Triều Tiên để phản ứng trước cuộc thử nghiệm hạt nhân mới đây.
Các biện pháp ấy là những biện pháp cấm vận phụ trội, bên cạnh những biện pháp đang được thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Hội đồng Bảo an đã đồng thanh lên án vụ thử nghiệm.
Hiện Liên Hiệp Quốc đã áp đặt các biện pháp cấm vận nghiêm ngặt đối với Bắc Triều Tiên, nghiêm cấm nước này không được thực hiện các vụ thử hạt nhân hoặc phi đạn đạn đạo. Thế nhưng Bắc Triều Tiên vẫn làm ngơ các lệnh cấm, và cam kết sẽ tiếp tục phóng phi đạn cũng như thực hiện các vụ thử nghiệm mà Bình Nhưỡng nói nhắm vào “kẻ thù không đội trời chung” của họ, là Hoa Kỳ.
Sau vụ thử nghiệm hạt nhân, Bắc Triều Tiên tuyên bố họ đã chế tạo một quả bom “nhỏ hơn và nhẹ hơn.” Nếu quả thật là như vậy, Bình Nhưỡng đang tiến gần hơn tới chỗ phát triển một đầu đạn hạn đủ nhỏ để gắn vào phi đạn tầm xa mà họ đã có.
Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ đã ra sức làm việc để bảo đảm có thể nghênh cản một phi đạn như vậy nếu lãnh thổ Mỹ bị phi đạn tấn công. Mới đây Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta nói với đài CNN rằng nước Mỹ có một hệ thống phòng thủ phi đạn vững mạnh để ứng phó với một tình huống như vậy.
Ông Panetta muốn nói tới con số khoảng 30 phi đạn nghênh cản đặt trên đất liền, hầu hết là ở Alaska. Những phi đạn nghênh cản này được phát triển dưới thời Tổng thống George W Bush để đối phó với chương trình phi đạn đạn đạo của Bắc Triều Tiên.
Hai nhà phân tích an ninh ở Washington nói đài VOA rằng họ không chắc về hiệu quả của các phi đạn nghênh cản.
Ông James Acton, một nhà nghiên cứu của Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, nói không thể đánh giá các phi đạn nghênh cản nếu không thể tiếp cận các thông tin được bảo mật.
Ông Acton nói dựa trên những thông tin được phổ biến công khai, thì việc nghênh cản chắc chắn là một việc có thể nhưng không bảo đảm một trăm phần trăm.
Trong bài diễn văn về tình trạng liên bang hôm thứ ba vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gọi vụ thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên là một hành động gây hấn và cho biết nước Mỹ đang tăng cường hệ thống phòng thủ phi đạn của mình.
Phát biểu tại một cuộc họp quy tụ các giới chức cấp cao ở Seoul, Tổng Thống Lee nói rằng chỉ có một sự thay đổi trong thành phần lãnh đạo Bắc Triều Tiên mới có thể xóa bỏ mối đe dọa của chính quyền có vũ khí hạt nhân ở Bình Nhưỡng.
Pháp Tấn xã trích lời Tổng Thống Lee nói miền Nam có thể “tiếp tay thay đổi nhân dân Bắc Triều Tiên, nếu không thay đổi được chế độ cầm quyền tại miền Bắc.”
Những lời bình luận đó được đưa ra sau khi Bắc Triều Tiên thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân mới nhất hôm thứ Ba vừa qua, gây ra những lời đả kích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, và nâng cao mức độ căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Tổng Thống Lee Myung-bak, người có lập trường cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên, rời khỏi chức vụ trong 10 ngày nữa. Ông sẽ trao quyền lại cho bà Park Geun-hye, người đã hứa sẽ đẩy mạnh sự chủ động giao tiếp với chế độ miền Bắc.
Các giới chức Nam Triều Tiên nói với hãng tin Yonhap rằng Seoul đang xem xét tới các biện pháp cấm vận của riêng họ đối với Bắc Triều Tiên để phản ứng trước cuộc thử nghiệm hạt nhân mới đây.
Các biện pháp ấy là những biện pháp cấm vận phụ trội, bên cạnh những biện pháp đang được thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Hội đồng Bảo an đã đồng thanh lên án vụ thử nghiệm.
Hiện Liên Hiệp Quốc đã áp đặt các biện pháp cấm vận nghiêm ngặt đối với Bắc Triều Tiên, nghiêm cấm nước này không được thực hiện các vụ thử hạt nhân hoặc phi đạn đạn đạo. Thế nhưng Bắc Triều Tiên vẫn làm ngơ các lệnh cấm, và cam kết sẽ tiếp tục phóng phi đạn cũng như thực hiện các vụ thử nghiệm mà Bình Nhưỡng nói nhắm vào “kẻ thù không đội trời chung” của họ, là Hoa Kỳ.
Sau vụ thử nghiệm hạt nhân, Bắc Triều Tiên tuyên bố họ đã chế tạo một quả bom “nhỏ hơn và nhẹ hơn.” Nếu quả thật là như vậy, Bình Nhưỡng đang tiến gần hơn tới chỗ phát triển một đầu đạn hạn đủ nhỏ để gắn vào phi đạn tầm xa mà họ đã có.
Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ đã ra sức làm việc để bảo đảm có thể nghênh cản một phi đạn như vậy nếu lãnh thổ Mỹ bị phi đạn tấn công. Mới đây Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta nói với đài CNN rằng nước Mỹ có một hệ thống phòng thủ phi đạn vững mạnh để ứng phó với một tình huống như vậy.
Ông Panetta muốn nói tới con số khoảng 30 phi đạn nghênh cản đặt trên đất liền, hầu hết là ở Alaska. Những phi đạn nghênh cản này được phát triển dưới thời Tổng thống George W Bush để đối phó với chương trình phi đạn đạn đạo của Bắc Triều Tiên.
Hai nhà phân tích an ninh ở Washington nói đài VOA rằng họ không chắc về hiệu quả của các phi đạn nghênh cản.
Ông James Acton, một nhà nghiên cứu của Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, nói không thể đánh giá các phi đạn nghênh cản nếu không thể tiếp cận các thông tin được bảo mật.
Ông Acton nói dựa trên những thông tin được phổ biến công khai, thì việc nghênh cản chắc chắn là một việc có thể nhưng không bảo đảm một trăm phần trăm.
Trong bài diễn văn về tình trạng liên bang hôm thứ ba vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gọi vụ thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên là một hành động gây hấn và cho biết nước Mỹ đang tăng cường hệ thống phòng thủ phi đạn của mình.