SEOUL —
Người đắc cử Tổng thống Nam Triều Tiên hôm nay đã tiếp kiến một vị đặc sứ của Thủ tướng Nhật. Cuộc gặp gỡ này được xem là bước đầu của hai nhà lãnh đạo mới nhằm tìm cách giảm thiểu những sự căng thẳng trong mối quan hệ song phương.
Không có mấy ai nghĩ rằng chuyến viếng thăm của Đặc sứ Fukushiro Nukaga sẽ mang lại một sự đột phá, nhưng thời điểm của cuộc gặp gỡ giữa ông Nukaga với bà Park Geun Hye, người vừa đắc cử Tổng thống Nam Triều Tiên, được nhiều người xem là quan trọng.
Thủ tướng Shinzo Abe đã nhậm chức hôm 26 tháng 12 trong khi bà Park sẽ tuyên thệ vào ngày 25 tháng 2 để trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Nam Triều Tiên.
Ông Nukaga, người từng giữ chức Bộ trưởng Tài chánh, đã trao cho bà Park một lá thư của ông Abe.
Bà Park nói rằng chuyến viếng thăm của ông Nukaga được thực hiện đúng lúc, trong bối cảnh của sự thay đổi về hàng ngũ lãnh đạo ở cả Tokyo lẫn Seoul.
Bà Park cho biết bà hy vọng hai nước “có thể thực hiện một nỗ lực chung để xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau dựa trên tình cảm của người dân” và tăng cường các mối quan hệ song phương trong nhiều lãnh vực.
Một phái đoàn gồm các nhà lập pháp Nam Triều Tiên sẽ đi thăm Tokyo vào tuần tới.
Một số người dự kiến là những hoạt động giao lưu giữa các chính khách của hai nước sẽ dẫn tới một hộïi nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Park và Thủ tướng Abe trong năm nay.
Quan hệ giữa hai lân bang Á châu này đã bị căng thẳng hồi năm ngoái. Đương kim Tổng thống Nam Triều Tiên, ông Lee Myung Bak, đã làm cho Nhật Bản tức giận qua việc thực hiện một chuyến viếng thăm trước đó chưa từng có đến đảo Dokdo. Nhật Bản gọi hòn đảo nhỏ hầu như không người ở này là Takeshima và tuyên bố có chủ quyền. Đảo này nằm dưới sự kiểm soát của Nam Triều Tiên từ giữa thập niên 1950.
Trong khi đó, người dân Nam Triều Tiên cảm thấy bất bình về điều mà họ cho là dân chúng và chính phủ Nhật không thật sự hối hận về việc chiếm đóng bán đảo Triều Tiên hồi đầu thế kỷ 20.
Một vấn đề đặc biệt nhạy cảm là vấn đề liên quan tới những phụ nữ thường được gọi là “an ủi phụ” – những người Triều Tiên bị cưỡng ép hành nghề mại dâm cho binh sĩ Nhật Bản trong thời thế chiến thứ hai.
Đặc sứ Nukaga, khi đến Phi trường Quốc tế Gimbo ngày hôm nay, đã đối mặt với cuộc biểu tình của những nhân vật hoạt động chống Nhật.
Một người biểu tình 57 tuổi, tên Lim Chang Geun, đã dùng một con dao nhỏ đâm vào bụng của mình.
Một người biểu tình khác, tên Oh Cheon Do, nói rằng chuyến viếng thăm của ông Nukaga là vô nghĩa và quá sớm.
Người biểu tình này nói rằng Nhật Bản chỉ nên phái đặc sứ tới đây sau khi tạ lỗi với người Triều Tiên và cộng đồng quốc tế về những lỗi lầm của mình trong quá khứ.
Năm 1965, Nhật Bản và Nam Triều Tiên đã đồng ý chấm dứt mọi đòi hỏi bồi thường cho thời kỳ Nhật Bản đô hộ bán đảo Triều Tiên.
Trong những năm qua, Seoul đã chỉ trích một quỹ tư nhân được thành lập năm 1995 dành cho những người bị buộc hành nghề mại dâm trong thời chiến. Họ nói rằng ngân quỹ này không đủ và tiền bồi thường nên do chính phủ Nhật Bản cung cấp.
Nhiều người Nam Triều Tiên cũng cho rằng lời tạ lỗi do một phát ngôn viên chính phủ Nhật đưa ra năm 1993 là thiếu thỏa đáng.
Trong khi đó, Nhật Bản hôm nay đưa ra một kháng nghị với Nam Triều Tiên về việc Seoul quyết định trả một người Trung Quốc về nước trong lúc giới hữu trách Nhật muốn truy tố người này về vụ tấn công một đền thờ Thần Đạo ở Nhật.
Ông Lưu Cường, 38 tuổi, sáng nay đã đáp phi cơ từ phi trường Incheon đi Thượng Hải, theo tin của hãng Yonhap ở Nam Triều Tiên.
Nhật Bản đã yêu cầu Nam Triều Tiên dẫn độ ông Lưu để xét xử về tội phóng hỏa. Giới hữu trách Nam Triều Tiên cho biết ông Lưu đã thừa nhận phóng hỏa tại cổng đền Yasukuni ở Tokyo hồi tháng 12 năm 2011.
Ông Lưu được Nam Triều Tiên phóng thích sau khi thọ án tù 10 tháng về tội ném bom xăng vào đại sứ quán Nhật Bản.
Không có mấy ai nghĩ rằng chuyến viếng thăm của Đặc sứ Fukushiro Nukaga sẽ mang lại một sự đột phá, nhưng thời điểm của cuộc gặp gỡ giữa ông Nukaga với bà Park Geun Hye, người vừa đắc cử Tổng thống Nam Triều Tiên, được nhiều người xem là quan trọng.
Thủ tướng Shinzo Abe đã nhậm chức hôm 26 tháng 12 trong khi bà Park sẽ tuyên thệ vào ngày 25 tháng 2 để trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Nam Triều Tiên.
Ông Nukaga, người từng giữ chức Bộ trưởng Tài chánh, đã trao cho bà Park một lá thư của ông Abe.
Bà Park nói rằng chuyến viếng thăm của ông Nukaga được thực hiện đúng lúc, trong bối cảnh của sự thay đổi về hàng ngũ lãnh đạo ở cả Tokyo lẫn Seoul.
Bà Park cho biết bà hy vọng hai nước “có thể thực hiện một nỗ lực chung để xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau dựa trên tình cảm của người dân” và tăng cường các mối quan hệ song phương trong nhiều lãnh vực.
Một phái đoàn gồm các nhà lập pháp Nam Triều Tiên sẽ đi thăm Tokyo vào tuần tới.
Một số người dự kiến là những hoạt động giao lưu giữa các chính khách của hai nước sẽ dẫn tới một hộïi nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Park và Thủ tướng Abe trong năm nay.
Quan hệ giữa hai lân bang Á châu này đã bị căng thẳng hồi năm ngoái. Đương kim Tổng thống Nam Triều Tiên, ông Lee Myung Bak, đã làm cho Nhật Bản tức giận qua việc thực hiện một chuyến viếng thăm trước đó chưa từng có đến đảo Dokdo. Nhật Bản gọi hòn đảo nhỏ hầu như không người ở này là Takeshima và tuyên bố có chủ quyền. Đảo này nằm dưới sự kiểm soát của Nam Triều Tiên từ giữa thập niên 1950.
Trong khi đó, người dân Nam Triều Tiên cảm thấy bất bình về điều mà họ cho là dân chúng và chính phủ Nhật không thật sự hối hận về việc chiếm đóng bán đảo Triều Tiên hồi đầu thế kỷ 20.
Một vấn đề đặc biệt nhạy cảm là vấn đề liên quan tới những phụ nữ thường được gọi là “an ủi phụ” – những người Triều Tiên bị cưỡng ép hành nghề mại dâm cho binh sĩ Nhật Bản trong thời thế chiến thứ hai.
Đặc sứ Nukaga, khi đến Phi trường Quốc tế Gimbo ngày hôm nay, đã đối mặt với cuộc biểu tình của những nhân vật hoạt động chống Nhật.
Một người biểu tình 57 tuổi, tên Lim Chang Geun, đã dùng một con dao nhỏ đâm vào bụng của mình.
Một người biểu tình khác, tên Oh Cheon Do, nói rằng chuyến viếng thăm của ông Nukaga là vô nghĩa và quá sớm.
Người biểu tình này nói rằng Nhật Bản chỉ nên phái đặc sứ tới đây sau khi tạ lỗi với người Triều Tiên và cộng đồng quốc tế về những lỗi lầm của mình trong quá khứ.
Năm 1965, Nhật Bản và Nam Triều Tiên đã đồng ý chấm dứt mọi đòi hỏi bồi thường cho thời kỳ Nhật Bản đô hộ bán đảo Triều Tiên.
Trong những năm qua, Seoul đã chỉ trích một quỹ tư nhân được thành lập năm 1995 dành cho những người bị buộc hành nghề mại dâm trong thời chiến. Họ nói rằng ngân quỹ này không đủ và tiền bồi thường nên do chính phủ Nhật Bản cung cấp.
Nhiều người Nam Triều Tiên cũng cho rằng lời tạ lỗi do một phát ngôn viên chính phủ Nhật đưa ra năm 1993 là thiếu thỏa đáng.
Trong khi đó, Nhật Bản hôm nay đưa ra một kháng nghị với Nam Triều Tiên về việc Seoul quyết định trả một người Trung Quốc về nước trong lúc giới hữu trách Nhật muốn truy tố người này về vụ tấn công một đền thờ Thần Đạo ở Nhật.
Ông Lưu Cường, 38 tuổi, sáng nay đã đáp phi cơ từ phi trường Incheon đi Thượng Hải, theo tin của hãng Yonhap ở Nam Triều Tiên.
Nhật Bản đã yêu cầu Nam Triều Tiên dẫn độ ông Lưu để xét xử về tội phóng hỏa. Giới hữu trách Nam Triều Tiên cho biết ông Lưu đã thừa nhận phóng hỏa tại cổng đền Yasukuni ở Tokyo hồi tháng 12 năm 2011.
Ông Lưu được Nam Triều Tiên phóng thích sau khi thọ án tù 10 tháng về tội ném bom xăng vào đại sứ quán Nhật Bản.