VLADIVOSTOK, NGA —
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã gặp các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Nam Triều Tiên để thảo luận về vụ giằng co có liên quan đến các hòn đảo đang trong vòng tranh chấp ở biển Nhật Bản. Từ địa điểm họp của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương, thông tín viên VOA Scott Stearns gửi về bài tường thuật sau đây.
Sau các cuộc hội đàm riêng với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak, Ngoại trưởng Clinton tuyên bố bà tin rằng cả nhà lãnh đạo này đều hiểu thấu sự cần thiết phải giải quyết vụ tranh chấp đảo qua đường lối ngoại giao.
Bà Clinton nói: “Các quyền lợi thực sự nằm trong việc bảo đảm rằng phải hạ nhiệt và hợp tác một cách hài hòa để có được một đường lối bình tĩnh và tự chế. Và tôi nghĩ rằng sự kiện đó đã được ghi nhận.”
Vấn đề có liên quan đến một dẫy đảo mà phía Nam Triều Tiên gọi là Dokdo, và Nhật Bản gọi là Takeshima.
Nhật Bản nói họ đã xác lập chủ quyền những hòn đảo này từ hồi giữa thế kỷ thứ 17. Dẫy đảo nằm dưới sự cai trị hành chính của Nam Triều Tiên từ thập niên 1950. Khu vực có tiềm năng ngư nghiệp thương mại rất tốt và chứa các trữ lượng khí đốt thiên nhiên phần lớn chưa được khai thác.
Căng thẳng tăng cao giữa hai đồng minh chính của Hoa Kỳ diễn ra cùng lúc với một loạt những vụ tranh chấp biển đảo trong Thái Bình Dương, kể cả những vụ tranh chấp chủ quyền đối chọi nhau giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Nga và Nhật Bản, và giữa Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam, Ðài Loan, Brunei và Philippines.
Tất cả những vụ tranh chấp đó đều nằm trong khuôn khổ chuyến đi châu Á của Ngoại trưởng Clinton. Bà nói với các phóng viên tại Vladivostok rằng quả thực là dường như có sự thừa nhận về phía tất cả các nhà lãnh đạo Á châu rằng khu vực của họ là đầu máy kinh tế của nền kinh tế toàn cầu vẫn còn trong tình trạng mong manh.
Bà Clinton nói Hoa Kỳ cam kết hợp tác với tất cả các nước có liên quan để bảo đảm rằng tất cả những vụ tranh chấp kéo dài này không trở thành các vấn đề đáng kể đối với các nước đồng minh, hoặc đối với khu vực rộng lớn hơn.
Bên lề cuộc họp thượng đỉnh vừa kết thúc của diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương, Thủ tướng Nhật Noda đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào trong cuộc hội kiến trực diện lần đầu tiên kể từ khi các căng thẳng leo thang hồi gần đây về các hòn đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư đài.
Thời biểu tranh chấp các đảo ở Biển Đông giữa Nhật Bản, Trung Quốc
Sau các cuộc hội đàm riêng với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak, Ngoại trưởng Clinton tuyên bố bà tin rằng cả nhà lãnh đạo này đều hiểu thấu sự cần thiết phải giải quyết vụ tranh chấp đảo qua đường lối ngoại giao.
Bà Clinton nói: “Các quyền lợi thực sự nằm trong việc bảo đảm rằng phải hạ nhiệt và hợp tác một cách hài hòa để có được một đường lối bình tĩnh và tự chế. Và tôi nghĩ rằng sự kiện đó đã được ghi nhận.”
Vấn đề có liên quan đến một dẫy đảo mà phía Nam Triều Tiên gọi là Dokdo, và Nhật Bản gọi là Takeshima.
Nhật Bản nói họ đã xác lập chủ quyền những hòn đảo này từ hồi giữa thế kỷ thứ 17. Dẫy đảo nằm dưới sự cai trị hành chính của Nam Triều Tiên từ thập niên 1950. Khu vực có tiềm năng ngư nghiệp thương mại rất tốt và chứa các trữ lượng khí đốt thiên nhiên phần lớn chưa được khai thác.
Căng thẳng tăng cao giữa hai đồng minh chính của Hoa Kỳ diễn ra cùng lúc với một loạt những vụ tranh chấp biển đảo trong Thái Bình Dương, kể cả những vụ tranh chấp chủ quyền đối chọi nhau giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Nga và Nhật Bản, và giữa Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam, Ðài Loan, Brunei và Philippines.
Tất cả những vụ tranh chấp đó đều nằm trong khuôn khổ chuyến đi châu Á của Ngoại trưởng Clinton. Bà nói với các phóng viên tại Vladivostok rằng quả thực là dường như có sự thừa nhận về phía tất cả các nhà lãnh đạo Á châu rằng khu vực của họ là đầu máy kinh tế của nền kinh tế toàn cầu vẫn còn trong tình trạng mong manh.
Bà Clinton nói Hoa Kỳ cam kết hợp tác với tất cả các nước có liên quan để bảo đảm rằng tất cả những vụ tranh chấp kéo dài này không trở thành các vấn đề đáng kể đối với các nước đồng minh, hoặc đối với khu vực rộng lớn hơn.
Bên lề cuộc họp thượng đỉnh vừa kết thúc của diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương, Thủ tướng Nhật Noda đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào trong cuộc hội kiến trực diện lần đầu tiên kể từ khi các căng thẳng leo thang hồi gần đây về các hòn đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư đài.
Thời biểu tranh chấp các đảo ở Biển Đông giữa Nhật Bản, Trung Quốc
1894 Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất bắt đầu. 1895 14-1: Nhật Bản đơn phương chiếm 5 đảo và ba nhóm đá không quặng ở Biển Đông, gọi chúng là “Senkaku.” 17-4: Nhà Thanh của Trung Quốc nhượng Đài Loan và các đảo dọc theo đó cho Nhật Bản theo thỏa ước Shimonoseki, chấm dứt cuộc chiến tranh Trung-Nhật thứ nhất. Quần đảo Senkaku không bao gồm trong thỏa ước này. 1896 Chính phủ Nhật cho thuê bốn hòn đảo - có tên tiếng Nhật là Uotsuri, Minami, Kita, và Kuba - cho ông Tatsushiro Koga. Ông Koga thiết lập các cơ sở cho công nhân để sản xuất cá khô và thâu thập lông chim. 1932 Chính phủ Nhật Bản bán bốn đảo này cho Zenji, con trai của Koga. Đảo thứ 5, Taisho, vẫn còn do nhà nước kiểm soát. Koga xuất khẩu hải sản từ những đảo này. 1940 Koga không đủ khả năng bảo đảm đủ nhiên liệu để xuất khẩu hàng hóa và tiếp tế cho công nhân vì có chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhì. Ông bỏ cơ sở này, khiến cho các đảo không có người ở. 1945 Nhật đầu hàng, chấm dứt Thế Chiến Thứ Hai và trả Đài Loan cùng các hòn đảo quanh đó cho Trung Quốc theo các tuyên cáo Cairo và Potsdam. Quân đội Hoa Kỳ chiếm quyền kiểm soát các đảo Senkaku và cà các đảo Rykyu của Nhật. 1951 Nhật Bản chấp nhận để Hoa Kỳ quản lý các đảo Rykuyu và Senkaku, có ghi trong hiệp ước San Francisco. 1969 Phúc trình của Liên Hiệp Quốc cho biết các cuộc khảo cứu gợi ý rằng có trữ lượng lớn dầu hỏa trong vùng biển của dãy đảo Senkaku. 1971 Đài Loan, Trung Quốc chính thức đòi chủ quyền trên các đảo này, gọi đó là Điếu Ngư. 1972 Nhật Bản lấy lại quyền kiểm soát Okinawa và các đảo Senkaku (hay Điếu Ngư) từ Hoa Kỳ. Nhật Bản cho quân đội Hoa Kỳ sử dụng Kuba và Taisho làm nơi tập bắn cho một thời gian “vô hạn.” Bộ Quốc Phòng Nhật Bản thuê Kuba của sở hữu chủ để bảo đảm cho Hoa Kỳ được tới đảo này. Zenji Koga bắt đầu thủ tục bán các đảo Kuba, Uotsuri, Minami, và Kita cho gia đình Kurihara. Vụ mua bán hoàn tất năm 1988. 1978 Tháng 4: Hằng trăm tàu đánh cá Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển chung quanh các đảo này khiến Nhật Bản tức giận trong lúc hai phía đang đàm phán một hòa ước. Tháng 6: Quân đội Hoa Kỳ đình chỉ các cuộc thao diễn bắn đạn thật tại các đảo Kuba và Taisho. Tháng 8: Trung Quốc, Nhật Bản ký hòa ươc đồng ý để vụ tranh chấp những đảo này cho thế hệ kế tiếp giải quyết. 1992 Quốc vụ Viện Trung Quốc tuyên bố các đảo Điếu Ngư là “lãnh thổ có chủ quyền của Trung Quốc” theo một đạo luật mới về “Lãnh hải và Vùng tiếp giáp của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc.” 1996 Đoàn Thanh niên Nhật Bản dựng một hải đăng trên đảo Uotsuri. Nhiều người Hồng Kông theo chủ nghĩa dân tộc toan tính đổ bộ lên đảo Uotsuri để phản đối hành động của Nhật Bản. 2002 Gia đình Kurihara cho Bộ Nội Vụ Nhật Bản thuê các đảo Uotsuri, Minami và Kita. 2010 Một tàu đánh cá bằng lưới rà của Trung Quốc xâm nhập vùng biển chung quanh các đảo này hôm mùng 7 tháng 9. Các tàu tuần duyên Nhật Bản đụng chiếc tàu đánh cá khi họ toan đuổi tàu đánh cá này đi. Nhà chức trách Nhật Bản bắt giữ viên thuyền trưởng Trung Quốc hai tuần lễ làm Trung Quốc tức giận, và đã phản ứng bằng cách ngưng trao đổi văn hóa, chính trị và ngưng xuất khẩu đất hiếm cho Nhật. 2012 Tháng 4: Lãnh đạo Tokyo, ông Shintaro Ishihara, nói chính quyền của ông đang thương thuyết để mua những đảo này từ gia đình Kurihara. Tháng 7: Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda nói chính phủ trung ương cũng đang đàm phán để mua các đảo này. 15-8: 14 người hoạt động ủng hộ Trung Quốc đi thuyền tới các đảo này để khẳng định chủ quyền. 5 người bơi vào bờ trước khi lực lượng tuần duyên Nhật bắt tất cả những người hoạt động này và trục xuất họ. 19-8: Những người có đầu óc dân tộc Nhật Bản đổ bộ lên Uotsuri để khẳng định chủ quyền của Nhật, không đếm xỉa tới cảnh cáo của chính phủ Tokyo là vụ đổ bộ này không được phép. |