Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam nhằm giải quyết tranh chấp về quyền đánh cá và khai thác khoáng sản tại Biển Đông. Thông tín viên đài VOA Scott Stearns tường trình từ Hà Nội rằng hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN tuần này có thể giải quyết một số vụ tranh chấp chủ quyền chồng chéo trong vùng.
Tàu Hải giám Trung Quốc tuần tiễu Biển Đông trong khuôn khổ các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đẩy mạnh đòi hỏi chủ quyền và quyền tài phán của họ trên vùng biển nơi Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Brunei và Malaysia cũng đòi chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ.
Những tranh chấp chủ quyền chồng chéo ấy đứng đầu nghị trình hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN trong tuần.
Sau khi thảo luận với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Hillary Clinton lên tiếng ủng hộ đường lối ngoại giao của Việt Nam về vụ đối đầu này.
Ngoại trưởng Clinton nói: “Hoa Kỳ hoan nghênh những đóng góp của Việt Nam để đi đến một giải pháp ngoại giao nhằm giải quyết các vụ tranh chấp và giảm căng thẳng tại Biển Đông. Chúng tôi trông đợi vào ASEAN, sẽ nhanh chóng đạt tiến bộ với Trung Quốc hướng tới một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển có hiệu quả, để đảm bảo khi xảy ra thử thách, thì những thách thức đó sẽ được xử lý và giải quyết một cách hòa bình qua một tiến trình đồng thuận, phù hợp với các nguyên tắc của luật quốc tế đã được công nhận bấy lâu nay.”
Trung Quốc nói diễn đàn khu vực không phải là nơi để giải quyết các tranh chấp về hàng hải.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân nói:
“Chúng tôi tin rằng vấn đề Biển Nam Trung Hoa không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, mà đây là một vấn đề giữa Trung Quốc với một số nước hội viên của ASEAN. Hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN là một diễn đàn quan trọng đối với các quốc gia liên hệ để tăng sự tin cậy lẫn nhau và tăng hợp tác. Đây không phải là diễn đàn thích hợp để thảo luận vấn đề Biển Nam Trung Hoa.”
Trước lập trường chống đối của Trung Quốc, nhà nghiên cứu Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á nhận định ít có hy vọng ASEAN sẽ mang lại một giải pháp có tính đột phá nào.
Ông Ian Story nói: “Trung Quốc chống đối việc thảo luận vấn đề Biển Đông và mỗi khi vấn đề này được nêu lên, thì y như rằng Trung Quốc lại phản ứng giận dữ như đã làm trong quá khứ. Sự thể này có khuynh hướng làm vấn đề trở nên sôi động hơn là làm sáng tỏ vấn đề.”
Việt Nam vận động sự ủng hộ của Ấn Độ trong vấn đề Biển Đông vì các nhà đầu tư Ấn Độ từ nhiều thập niên qua đã có những hoạt động thăm dò dầu mỏ và khí đốt trong vùng.
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae nói: “Về những tranh giành lãnh thổ của nhiều quốc gia trong vùng, chúng tôi tin rằng vụ tranh chấp này nên được các quốc gia giải quyết qua đối thoại hòa bình, vấn đề này nên được giải quyết theo các tiêu chuẩn của luật quốc tế.”
Quốc hội Việt Nam đã thông qua một đạo luật khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo trong vùng Biển Đông, một hành động mà Ủy ban Vấn đề Đối Ngoại Trung Quốc cho là sẽ làm cho vụ tranh chấp trở nên phức tạp hơn.
Tàu Hải giám Trung Quốc tuần tiễu Biển Đông trong khuôn khổ các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đẩy mạnh đòi hỏi chủ quyền và quyền tài phán của họ trên vùng biển nơi Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Brunei và Malaysia cũng đòi chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ.
Những tranh chấp chủ quyền chồng chéo ấy đứng đầu nghị trình hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN trong tuần.
Sau khi thảo luận với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Hillary Clinton lên tiếng ủng hộ đường lối ngoại giao của Việt Nam về vụ đối đầu này.
Ngoại trưởng Clinton nói: “Hoa Kỳ hoan nghênh những đóng góp của Việt Nam để đi đến một giải pháp ngoại giao nhằm giải quyết các vụ tranh chấp và giảm căng thẳng tại Biển Đông. Chúng tôi trông đợi vào ASEAN, sẽ nhanh chóng đạt tiến bộ với Trung Quốc hướng tới một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển có hiệu quả, để đảm bảo khi xảy ra thử thách, thì những thách thức đó sẽ được xử lý và giải quyết một cách hòa bình qua một tiến trình đồng thuận, phù hợp với các nguyên tắc của luật quốc tế đã được công nhận bấy lâu nay.”
Trung Quốc nói diễn đàn khu vực không phải là nơi để giải quyết các tranh chấp về hàng hải.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân nói:
“Chúng tôi tin rằng vấn đề Biển Nam Trung Hoa không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, mà đây là một vấn đề giữa Trung Quốc với một số nước hội viên của ASEAN. Hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN là một diễn đàn quan trọng đối với các quốc gia liên hệ để tăng sự tin cậy lẫn nhau và tăng hợp tác. Đây không phải là diễn đàn thích hợp để thảo luận vấn đề Biển Nam Trung Hoa.”
Trước lập trường chống đối của Trung Quốc, nhà nghiên cứu Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á nhận định ít có hy vọng ASEAN sẽ mang lại một giải pháp có tính đột phá nào.
Ông Ian Story nói: “Trung Quốc chống đối việc thảo luận vấn đề Biển Đông và mỗi khi vấn đề này được nêu lên, thì y như rằng Trung Quốc lại phản ứng giận dữ như đã làm trong quá khứ. Sự thể này có khuynh hướng làm vấn đề trở nên sôi động hơn là làm sáng tỏ vấn đề.”
Việt Nam vận động sự ủng hộ của Ấn Độ trong vấn đề Biển Đông vì các nhà đầu tư Ấn Độ từ nhiều thập niên qua đã có những hoạt động thăm dò dầu mỏ và khí đốt trong vùng.
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae nói: “Về những tranh giành lãnh thổ của nhiều quốc gia trong vùng, chúng tôi tin rằng vụ tranh chấp này nên được các quốc gia giải quyết qua đối thoại hòa bình, vấn đề này nên được giải quyết theo các tiêu chuẩn của luật quốc tế.”
Quốc hội Việt Nam đã thông qua một đạo luật khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo trong vùng Biển Đông, một hành động mà Ủy ban Vấn đề Đối Ngoại Trung Quốc cho là sẽ làm cho vụ tranh chấp trở nên phức tạp hơn.