Campuchia cho biết là các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã tiến gần hơn tới một thỏa thuận về các quy tắc hướng dẫn nhằm tránh các cuộc tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.
Một giới chức Bộ Ngoại giao Campuchia, ông Kao Jim Hourn, hôm nay nói rằng các nhà ngoại giao hàng đầu của Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đạt được tiến bộ trong việc soạn thảo một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển, gọi tắt tiếng Anh là COC, trong ngày đầu tiên của một diễn đàn thường niên tại Pnom Penh.
Ông Kao Kim Hourn nói:
“Các nhà ngoại giao đã gặp nhau và đồng ý về các yếu tố chủ yếu trong COC, chỉ trong nội bộ các nước hội viên, và từ giờ trở đi, họ sẽ phải khởi sự các cuộc thẩm định với Trung Quốc.”
Giới chức này không cho biết thêm chi tiết về những yếu tố chủ yếu đó trong bộ Quy tắc Ứng xử trên biển.
6 quốc gia đòi chủ quyền một phần hoặc toàn bộ vùng Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông, với những khu vực rộng lớn phong phú về hải sản, và các trữ lượng dầu khí tiềm tàng. Trong số các nước đòi chủ quyền, có Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippine, Đài Loan và Việt Nam.
Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẵn sàng thảo luận về một bộ Quy tắc Ứng xử, sẽ xây dựng niềm tin nơi nhau tại Biển Nam Trung Hoa, khi nào “các điều kiện đã chín muồi”.
Tuy nhiên người phát ngôn này nói rằng một tài liệu như thế không nên tìm cách giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và ASEAN nói chung.
Bắc Kinh nhấn mạnh giải pháp thương thuyết tay đôi với các nước láng giềng.
Những căng thẳng trong khu vực đã tăng trong thời gian gần đây, trong khi Việt Nam và Philippine tố cáo Bắc Kinh về cách hành xử hiếu chiến của nước này trên vùng biển tranh chấp.
Tháng trước, Việt Nam phản đối quyết định của Trung Quốc cho mời thầu các lô dầu hỏa trên Biển Đông. Quốc hội Việt Nam thông qua một đạo luật, khẳng định các khu vực liên hệ hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trung Quốc mạnh mẽ đả kích luật biển của Việt Nam, nói rằng luật này là bất hợp pháp.
Thủ Tướng Campuchia Hun Sen khai mạc diễn đàn ASEAN với lời phát biểu kêu gọi các thành viên khác của khối 10 nước ASEAN hãy đổi Tuyên bố về cách Ứng xử trong Biển Đông năm 2002 thành một thỏa thuận có tính ràng buộc.
Thủ Tướng Hun Sen nói:
“Chúng ta phải nhấn mạnh việc thực thi bản Tuyên bố về cách ứng xử tại vùng biển tranh chấp, kể cả một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa chung cuộc.”
Theo tinh thần bản Tuyên bố về cách Ứng xử trên Biển Đông ký kết hồi năm 2002, ASEAN và Trung Quốc kêu gọi tự do hàng hải trên biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng đường lối hòa bình, và tôn trọng các hiệp định quốc tế, kể cả Công ước Quốc tế về Luật Biển.
Tuy nhiên ASEAN đã bỏ cả một thập niên để tìm cách chính thức hóa bản tuyên bố này thành một bộ quy tắc ứng xử.
Ông Pavin Chachavalpongpun, một nhà khoa học chính trị thuộc Đại học Kyoto, nói ông không trông đợi diễn đàn ASEAN tuần này sẽ đạt được một thỏa thuận chung kết.
Ông Pavin nhận định:
“Tôi nghĩ ASEAN sẽ tiếp tục là một diễn đàn để nói, chỉ nói không thôi chứ không hành động gì cả. Thành thực mà nói, tôi không mấy hy vọng về những cuộc họp sắp tới của ASEAN.”
Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia, ông Anifah Aman đưa ra một thẩm định lạc quan hơn về những tiến bộ sau ngày đầu tiên của cuộc đàm phán.
“Tôi tin rằng chúng ta sẽ đạt được một thỏa thuận. Đây là một cuộc thảo luận có kết quả, không bị bế tắc. Đây là một cuộc thảo luận giữa tất cả các nước thành viên, diễn ra một cách suôn sẻ và mỗi nước hội viên đều có quyền nói lên quan điểm của mình.”
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton theo chương trình sẽ có mặt tại diễn đàn bên cạnh các vị tương nhiệm trong khối ASEAN vào ngày thứ Tư tuần này.
Lên tiếng tại Tokyo hôm Chủ nhật vừa rồi, Ngoại trưởng Clinton nói Hoa Kỳ sẽ kêu gọi các nước Đông Nam Á hãy giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ bằng đường lối ngoại giao và tránh xung đột.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phát biểu:
“Chúng tôi muốn chứng kiến tất cả các bên đòi chủ quyền, dù là chủ quyền đất hay biển, nên theo đuổi nỗ lực đó dựa trên luật quốc tế, kể cả những gì được phản ánh trong Công ước Quốc tế về Luật Biển.”
Liên hiệp Châu Âu và 161 quốc gia đã phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc đã có hiệu lực từ năm 1994.
Hiệp ước này quy định phương cách các quốc gia có thể sử dụng các đại dương của thế giới, và những tài nguyên trong các vùng biển này.
Hoa Kỳ là nước công nghiệp hóa duy nhất, không ký vào hiệp ước này.
Một giới chức Bộ Ngoại giao Campuchia, ông Kao Jim Hourn, hôm nay nói rằng các nhà ngoại giao hàng đầu của Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đạt được tiến bộ trong việc soạn thảo một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển, gọi tắt tiếng Anh là COC, trong ngày đầu tiên của một diễn đàn thường niên tại Pnom Penh.
Ông Kao Kim Hourn nói:
“Các nhà ngoại giao đã gặp nhau và đồng ý về các yếu tố chủ yếu trong COC, chỉ trong nội bộ các nước hội viên, và từ giờ trở đi, họ sẽ phải khởi sự các cuộc thẩm định với Trung Quốc.”
Giới chức này không cho biết thêm chi tiết về những yếu tố chủ yếu đó trong bộ Quy tắc Ứng xử trên biển.
6 quốc gia đòi chủ quyền một phần hoặc toàn bộ vùng Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông, với những khu vực rộng lớn phong phú về hải sản, và các trữ lượng dầu khí tiềm tàng. Trong số các nước đòi chủ quyền, có Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippine, Đài Loan và Việt Nam.
Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẵn sàng thảo luận về một bộ Quy tắc Ứng xử, sẽ xây dựng niềm tin nơi nhau tại Biển Nam Trung Hoa, khi nào “các điều kiện đã chín muồi”.
Tuy nhiên người phát ngôn này nói rằng một tài liệu như thế không nên tìm cách giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và ASEAN nói chung.
Bắc Kinh nhấn mạnh giải pháp thương thuyết tay đôi với các nước láng giềng.
Những căng thẳng trong khu vực đã tăng trong thời gian gần đây, trong khi Việt Nam và Philippine tố cáo Bắc Kinh về cách hành xử hiếu chiến của nước này trên vùng biển tranh chấp.
Tháng trước, Việt Nam phản đối quyết định của Trung Quốc cho mời thầu các lô dầu hỏa trên Biển Đông. Quốc hội Việt Nam thông qua một đạo luật, khẳng định các khu vực liên hệ hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trung Quốc mạnh mẽ đả kích luật biển của Việt Nam, nói rằng luật này là bất hợp pháp.
Thủ Tướng Campuchia Hun Sen khai mạc diễn đàn ASEAN với lời phát biểu kêu gọi các thành viên khác của khối 10 nước ASEAN hãy đổi Tuyên bố về cách Ứng xử trong Biển Đông năm 2002 thành một thỏa thuận có tính ràng buộc.
Thủ Tướng Hun Sen nói:
“Chúng ta phải nhấn mạnh việc thực thi bản Tuyên bố về cách ứng xử tại vùng biển tranh chấp, kể cả một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa chung cuộc.”
Theo tinh thần bản Tuyên bố về cách Ứng xử trên Biển Đông ký kết hồi năm 2002, ASEAN và Trung Quốc kêu gọi tự do hàng hải trên biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng đường lối hòa bình, và tôn trọng các hiệp định quốc tế, kể cả Công ước Quốc tế về Luật Biển.
Tuy nhiên ASEAN đã bỏ cả một thập niên để tìm cách chính thức hóa bản tuyên bố này thành một bộ quy tắc ứng xử.
Ông Pavin Chachavalpongpun, một nhà khoa học chính trị thuộc Đại học Kyoto, nói ông không trông đợi diễn đàn ASEAN tuần này sẽ đạt được một thỏa thuận chung kết.
Ông Pavin nhận định:
“Tôi nghĩ ASEAN sẽ tiếp tục là một diễn đàn để nói, chỉ nói không thôi chứ không hành động gì cả. Thành thực mà nói, tôi không mấy hy vọng về những cuộc họp sắp tới của ASEAN.”
Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia, ông Anifah Aman đưa ra một thẩm định lạc quan hơn về những tiến bộ sau ngày đầu tiên của cuộc đàm phán.
“Tôi tin rằng chúng ta sẽ đạt được một thỏa thuận. Đây là một cuộc thảo luận có kết quả, không bị bế tắc. Đây là một cuộc thảo luận giữa tất cả các nước thành viên, diễn ra một cách suôn sẻ và mỗi nước hội viên đều có quyền nói lên quan điểm của mình.”
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton theo chương trình sẽ có mặt tại diễn đàn bên cạnh các vị tương nhiệm trong khối ASEAN vào ngày thứ Tư tuần này.
Lên tiếng tại Tokyo hôm Chủ nhật vừa rồi, Ngoại trưởng Clinton nói Hoa Kỳ sẽ kêu gọi các nước Đông Nam Á hãy giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ bằng đường lối ngoại giao và tránh xung đột.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phát biểu:
“Chúng tôi muốn chứng kiến tất cả các bên đòi chủ quyền, dù là chủ quyền đất hay biển, nên theo đuổi nỗ lực đó dựa trên luật quốc tế, kể cả những gì được phản ánh trong Công ước Quốc tế về Luật Biển.”
Liên hiệp Châu Âu và 161 quốc gia đã phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc đã có hiệu lực từ năm 1994.
Hiệp ước này quy định phương cách các quốc gia có thể sử dụng các đại dương của thế giới, và những tài nguyên trong các vùng biển này.
Hoa Kỳ là nước công nghiệp hóa duy nhất, không ký vào hiệp ước này.