BỘ NGOẠI GIAO —
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm nay lên đường đi Doha để dự hội nghị của các vị ngoại trưởng của những nước ủng hộ phe nổi dậy ở Syria. Theo tường thuật của thông tín viên Scott Stearns của đài VOA tại trụ sở Bộ Ngoại giao, đây là cuộc họp đầu tiên của nhóm “Thân hữu của Syria” kể từ khi Washington loan báo kế hoạch vũ trang cho phe nổi dậy.
Các lực lượng chính phủ và phe nổi dậy ở Syria tiếp tục giao tranh ở mạn bắc thành phố Aleppo trong lúc Hoa Kỳ cho biết họ sẽ vũ trang cho các chiến binh chống lại Tổng thống Bashar al-Assad.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói rằng các nhà ngoại giao tiếp tục thúc đẩy cho một giải pháp thông qua thương lượng để thành lập một chính phủ chuyển tiếp ở Syria.
Ông Kerry nói: "Mọi người đều đồng ý với nhau về tầm quan trọng của việc tìm kiếm một con đường dẫn tới hòa bình, chứ không phải con đường dẫn tới chiến tranh. Chế độ Assad đang làm cho việc trở nên rất khó khăn."
Ông Kerry và ngoại trưởng Anh William Hague đang vận động cho những cuộc đàm phán trực tiếp ở Geneve giữa chính phủ Syria và những người chống đối chế độ Assad. Kế hoạch này có được sự ủng hộ của Liên hiệp Âu châu và nhiều nước Ả Rập, trong đó có Ai Cập.
Ngoại trưởng Ai Cập Kamel Amr phát biểu như sau:
"Ai Cập luôn đòi hỏi một giải pháp chính trị thông qua thương lượng cho cuộc khủng hoảng này, và chúng tôi đang làm việc để tập hợp mọi lực lượng chống đối để họ được đại diện ở Geneve và để cho những cuộc đàm phán đó thể hiện ý chí của mọi phe phái ở Syria, kể cả phe đối lập trong nước."
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên hiệp Âu Châu, bà Catherine Ashton, cũng khẳng định là không có một giải pháp quân sự cho cuộc xung đột ở Syria.
Bà Ashton nói: "Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với Ngoại trưởng Amer là chúng tôi ủng hộ cho tiến trình được gọi là Geneve 2. Đây là tiến trình nhằm góp phần tìm ra một giải pháp chính trị, một giải pháp rốt ráo mà chúng ta cần có để chấm dứt tình trạng đổ máu, chấm dứt giao tranh và mang lại hòa bình."
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết có rất nhiều chuyện cần phải làm trước khi hội nghị khai mạc ở Doha vào ngày mai.
Ông Fabius nói: "Chúng tôi sẽ tìm cách xác định tình hình ở tại chỗ và tìm hiểu xem chúng tôi có thể giúp đỡ liên minh chống đối bằng cách nào để có được một giải pháp chính trị. Chúng ta không nên quên là mỗi ngày có rất nhiều người bị giết hại ở Syria."
Các nhà lãnh đạo Pháp đã nói tới việc Iran, đồng minh của ông Assad, có thể tham dự hộïi nghị Geneve. Ngoại trưởng Fabius nói rằng hộïi nghị hoan nghênh tất cả những nước mà ông gọi là có “lập trường hữu ích”, nhưng điều đó có nghĩa là chấp nhận quyền hành pháp của một chính phủ chuyển tiếp.
Ngoại trưởng Fabius nói tiếp: "Iran đã không chấp nhận mục đích của hội nghị để tham gia trong hội nghị này. Nếu vị tổng thống mới của Iran đưa ra những tuyên bố rõ ràng để tiến theo chiều hướng này, chúng ta sẽ thấy lập trường đó như thế nào."
Tổng thống Nga Vladimir Putin đang vận động cho Iran được tham dự hộïi nghị và chỉ trích những nước muốn vũ trang cho phe nổi dậy. Ông nói rằng việc dựa trên những cáo buộc “không được xác nhận” là Damascus đã sử dụng vũ khí hóa học để cung cấp vũ khí cho các chiến binh nổi dậy chỉ àl cho Syria bất ổn thêm mà thôi.
Các lực lượng chính phủ và phe nổi dậy ở Syria tiếp tục giao tranh ở mạn bắc thành phố Aleppo trong lúc Hoa Kỳ cho biết họ sẽ vũ trang cho các chiến binh chống lại Tổng thống Bashar al-Assad.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói rằng các nhà ngoại giao tiếp tục thúc đẩy cho một giải pháp thông qua thương lượng để thành lập một chính phủ chuyển tiếp ở Syria.
Ông Kerry nói: "Mọi người đều đồng ý với nhau về tầm quan trọng của việc tìm kiếm một con đường dẫn tới hòa bình, chứ không phải con đường dẫn tới chiến tranh. Chế độ Assad đang làm cho việc trở nên rất khó khăn."
Ông Kerry và ngoại trưởng Anh William Hague đang vận động cho những cuộc đàm phán trực tiếp ở Geneve giữa chính phủ Syria và những người chống đối chế độ Assad. Kế hoạch này có được sự ủng hộ của Liên hiệp Âu châu và nhiều nước Ả Rập, trong đó có Ai Cập.
Ngoại trưởng Ai Cập Kamel Amr phát biểu như sau:
"Ai Cập luôn đòi hỏi một giải pháp chính trị thông qua thương lượng cho cuộc khủng hoảng này, và chúng tôi đang làm việc để tập hợp mọi lực lượng chống đối để họ được đại diện ở Geneve và để cho những cuộc đàm phán đó thể hiện ý chí của mọi phe phái ở Syria, kể cả phe đối lập trong nước."
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên hiệp Âu Châu, bà Catherine Ashton, cũng khẳng định là không có một giải pháp quân sự cho cuộc xung đột ở Syria.
Bà Ashton nói: "Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với Ngoại trưởng Amer là chúng tôi ủng hộ cho tiến trình được gọi là Geneve 2. Đây là tiến trình nhằm góp phần tìm ra một giải pháp chính trị, một giải pháp rốt ráo mà chúng ta cần có để chấm dứt tình trạng đổ máu, chấm dứt giao tranh và mang lại hòa bình."
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết có rất nhiều chuyện cần phải làm trước khi hội nghị khai mạc ở Doha vào ngày mai.
Ông Fabius nói: "Chúng tôi sẽ tìm cách xác định tình hình ở tại chỗ và tìm hiểu xem chúng tôi có thể giúp đỡ liên minh chống đối bằng cách nào để có được một giải pháp chính trị. Chúng ta không nên quên là mỗi ngày có rất nhiều người bị giết hại ở Syria."
Các nhà lãnh đạo Pháp đã nói tới việc Iran, đồng minh của ông Assad, có thể tham dự hộïi nghị Geneve. Ngoại trưởng Fabius nói rằng hộïi nghị hoan nghênh tất cả những nước mà ông gọi là có “lập trường hữu ích”, nhưng điều đó có nghĩa là chấp nhận quyền hành pháp của một chính phủ chuyển tiếp.
Ngoại trưởng Fabius nói tiếp: "Iran đã không chấp nhận mục đích của hội nghị để tham gia trong hội nghị này. Nếu vị tổng thống mới của Iran đưa ra những tuyên bố rõ ràng để tiến theo chiều hướng này, chúng ta sẽ thấy lập trường đó như thế nào."
Tổng thống Nga Vladimir Putin đang vận động cho Iran được tham dự hộïi nghị và chỉ trích những nước muốn vũ trang cho phe nổi dậy. Ông nói rằng việc dựa trên những cáo buộc “không được xác nhận” là Damascus đã sử dụng vũ khí hóa học để cung cấp vũ khí cho các chiến binh nổi dậy chỉ àl cho Syria bất ổn thêm mà thôi.