LONDON —
Các nhà lãnh đạo thế giới tề tựu tại hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Ireland đã thảo luận về cách thức chấm dứt vụ xung đột Syria, và theo tường thuật từ London của thông tín viên VOA Henry Ridgewell, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bênh vực sự ủng hộ của ông dành cho nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad bất chấp sự chỉ trích của các đối tác G8.
Các vụ giao tranh bằng súng ác liệt bùng ra ở trung tâm Damascus và Aleppo vào cùng ngày các nhà lãnh đạo G8 tề tựu ở Bắc Ireland.
Hố cách biệt về cách thức chấm dứt cuộc giao tranh dường như ngày càng mở rộng.
Ông Chris Phillips thuộc trường Ðại học Queen Mary ở London, lập luận rằng Moscow đã từng đóng một vai trò quốc tế nhất quán trong vụ xung đột.
Ông phân tích: “Người Nga luôn ủng hộ nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Theo quan điểm của họ, người Syria có quyền kết thúc mọi chuyện bên trong Syria theo ý muốn của họ. Chính Nga là một chế độ độc tài và không mấy thích bất cứ mưu toan quan trọng nào nhằm gây phương hại đến nguyên tắc chủ quyền quốc gia, và họ sẽ giữ vững lập trường ấy.”
Thủ tướng Anh David Cameron đã tiếp ông Vladimir Putin vào ngày trước hội nghị thượng đỉnh, và nhắc lại lập trường của ông rằng tổng thống Syria phải ra đi. Ông Putin cũng thẳng thắn bác bỏ lập trường của Anh, Hoa Kỳ và Pháp rằng phe nổi dậy phải được vũ trang.
Ông Putin nói: “Tôi muốn quý vị chú ý đến sự kiện Nga cung cấp vũ khí cho chính phủ hợp pháp của Syria hoàn toàn theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi không vi phạm luật lệ nào, tôi xin nhấn mạnh rằng, không vi phạm gì cả. Chúng tôi kêu gọi tất cả các đối tác của chúng tôi cũng hành động như vậy.”
Ông Chris Phillips nói sự do dự của Tây phuơng về vấn đế hậu thuẫn cho phe đối lập ở Syria đã làm Moscow trở nên táo bạo hơn.
Ông nói: “Họ không thực sự sẵn sàng đóng góp loại nguồn lực mà các bên muốn bảo toàn cho ông Assad sẵn sàng đóng góp. Số tiền và vũ khí được Nga và nước đồng minh chính của Syria là Iran cùng với các ủng hộ viên chủ chốt trong nhóm Hezbollah ở Lebanon rất to lớn.”
Tổng thống Putin sẽ nhận thấy là về vấn đề Syria, ông sẽ là người chống lại bảy người khác tại hội nghị G8, theo ý kiến của Giáo sư Christopher Brown thuộc Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị ở London.
Ông Brown nói: “Sẽ thực sự là một thành quả nếu như các nhà lãnh đạo G8 có thể cùng đặt sức ép lên phe đối lập và lên chính phủ buộc tham dự, để chỉ tổ chức một hội nghị cũng đem lại một vị thế tốt hơn vị thế hiện nay của chúng ta.”
Giáo sư Brown nói bất kỳ tiến bộ nào cũng sẽ tùy thuộc vào các cường quốc thời Chiến tranh Lạnh đã từng là đối thủ của nhau trong lịch sử tìm ra một quan điểm chung.
Ông phân tích: “Tôi nghĩ sẽ có nhiều cơ hội để ông Putin và ông Obama ngồi xuống với nhau mà không có sự hiện diện của những người khác. Ðiều khá thú vị tôi nghĩ đây là diễn đàn thích hợp để đối phó với vấn đề Syria. Ðây không phải là diễn đàn thích hợp để đối phó với các vấn đề kinh tế, bởi vì không có sự tham dự của Trung Quốc và Ấn Ðộ.”
Chỉnh đốn nền kinh tế thế giới được đặt cao trong nghị trình ở Enniskillen. Nhưng các chuyên gia phân tích cho rằng cuộc đổ máu tiếp diễn ờ Syria đang phơi bày một sự chia rẽ sâu xa hơn giữa các đối thủ cũ.
Các vụ giao tranh bằng súng ác liệt bùng ra ở trung tâm Damascus và Aleppo vào cùng ngày các nhà lãnh đạo G8 tề tựu ở Bắc Ireland.
Hố cách biệt về cách thức chấm dứt cuộc giao tranh dường như ngày càng mở rộng.
Ông Chris Phillips thuộc trường Ðại học Queen Mary ở London, lập luận rằng Moscow đã từng đóng một vai trò quốc tế nhất quán trong vụ xung đột.
Ông phân tích: “Người Nga luôn ủng hộ nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Theo quan điểm của họ, người Syria có quyền kết thúc mọi chuyện bên trong Syria theo ý muốn của họ. Chính Nga là một chế độ độc tài và không mấy thích bất cứ mưu toan quan trọng nào nhằm gây phương hại đến nguyên tắc chủ quyền quốc gia, và họ sẽ giữ vững lập trường ấy.”
Thủ tướng Anh David Cameron đã tiếp ông Vladimir Putin vào ngày trước hội nghị thượng đỉnh, và nhắc lại lập trường của ông rằng tổng thống Syria phải ra đi. Ông Putin cũng thẳng thắn bác bỏ lập trường của Anh, Hoa Kỳ và Pháp rằng phe nổi dậy phải được vũ trang.
Ông Putin nói: “Tôi muốn quý vị chú ý đến sự kiện Nga cung cấp vũ khí cho chính phủ hợp pháp của Syria hoàn toàn theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi không vi phạm luật lệ nào, tôi xin nhấn mạnh rằng, không vi phạm gì cả. Chúng tôi kêu gọi tất cả các đối tác của chúng tôi cũng hành động như vậy.”
Ông Chris Phillips nói sự do dự của Tây phuơng về vấn đế hậu thuẫn cho phe đối lập ở Syria đã làm Moscow trở nên táo bạo hơn.
Ông nói: “Họ không thực sự sẵn sàng đóng góp loại nguồn lực mà các bên muốn bảo toàn cho ông Assad sẵn sàng đóng góp. Số tiền và vũ khí được Nga và nước đồng minh chính của Syria là Iran cùng với các ủng hộ viên chủ chốt trong nhóm Hezbollah ở Lebanon rất to lớn.”
Tổng thống Putin sẽ nhận thấy là về vấn đề Syria, ông sẽ là người chống lại bảy người khác tại hội nghị G8, theo ý kiến của Giáo sư Christopher Brown thuộc Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị ở London.
Ông Brown nói: “Sẽ thực sự là một thành quả nếu như các nhà lãnh đạo G8 có thể cùng đặt sức ép lên phe đối lập và lên chính phủ buộc tham dự, để chỉ tổ chức một hội nghị cũng đem lại một vị thế tốt hơn vị thế hiện nay của chúng ta.”
Giáo sư Brown nói bất kỳ tiến bộ nào cũng sẽ tùy thuộc vào các cường quốc thời Chiến tranh Lạnh đã từng là đối thủ của nhau trong lịch sử tìm ra một quan điểm chung.
Ông phân tích: “Tôi nghĩ sẽ có nhiều cơ hội để ông Putin và ông Obama ngồi xuống với nhau mà không có sự hiện diện của những người khác. Ðiều khá thú vị tôi nghĩ đây là diễn đàn thích hợp để đối phó với vấn đề Syria. Ðây không phải là diễn đàn thích hợp để đối phó với các vấn đề kinh tế, bởi vì không có sự tham dự của Trung Quốc và Ấn Ðộ.”
Chỉnh đốn nền kinh tế thế giới được đặt cao trong nghị trình ở Enniskillen. Nhưng các chuyên gia phân tích cho rằng cuộc đổ máu tiếp diễn ờ Syria đang phơi bày một sự chia rẽ sâu xa hơn giữa các đối thủ cũ.