Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hôm nay họp với Tổng thư ký các nước trong Hiệp hội các nước Ðông Nam Á tại Indonesia để thảo luận về vấn đề các nước tuyên bố có chủ quyền trong Biển Ðông. Từ Jakarta, Thông tín viên VOA Scott Stearns gửi về bài tường trình sau đây.
Ngoại trưởng Clinton đã gặp ông Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan và các vị đại diện thường trực trong ban thư ký của cơ quan khu vực này tại Jakarta.
Các giới chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết bà Clinton muốn biết ý kiến của họ xem Hoa Kỳ có thể làm cách nào tốt nhất để giúp giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Ðông.
Chính quyền của Tổng thống Obama khuyến khích các nước thành viên ASEAN làm việc như là một nhóm trong việc thương nghị một bộ qui tắc ứng xử với Trung Quốc để định ra các thông số cho việc giải quyết tranh chấp. Tất cả các nước Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Ðài Loan, Brunei và Philippines đều tuyên bố có chủ quyền nhiều phần trên biển Ðông.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói rằng tất cả các nước đều có quyền lợi trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Bà Clinton nói: “Hoa Kỳ hết lòng tin tưởng rằng không bên nào nên có những biện pháp làm gia tăng căng thẳng hay làm bất cứ điều gì có thể được coi như cưỡng chế hay đe dọa để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của họ.”
Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ tuyên bố việc khuyến khích đoàn kết trong khối ASEAN không phải chỉ để đối phó với Trung Quốc mà hành động này cũng nhằm giải quyết những khiếu nại về hàng hải của các nước ở ngay trong nhóm.
Bà Clinton nói tiếp: “Có rất nhiều nước khiếu nại. Không phải chỉ là các nước trong ASEAN tranh giành riêng với Trung Quốc, mà có những khiếu nại giữa các nước ASEAN với nhau. Vì thế sự kiện này có liên quan đế tất cả mọi người và bây giờ là lúc giải quyết vấn đề bằng đường lối ngoại giao. Hội nghị thượng đỉnh Ðông Á sẽ diễn ra tại Phnom Penh vào tháng 11 tới đây.”
Theo bà Clinton mục tiêu ngoại giao là nên đạt được tiến bộ về một qui tắc ứng xử vững mạnh để giải quyết êm thắm vùng lãnh hải trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh ở Campuchia.
Ngoại trưởng Clinton đã gặp các nhà lãnh đạo ASEAN tại Jakarta sau khi hội đàm với Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono. Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa tuyên bố con đường của ASEAN đã rõ ràng đó là làm hết sức mình để có được bộ qui tắc ứng xử.
Theo ông Natalegawa nếu thiếu qui tắc ứng xử và thiếu tiến trình ngoại giao chắc chắn chúng ta sẽ gặp nhiều sự cố và nhiều căng thẳng hơn trong khu vực. Vì thế đó là một mối quan hệ có lợi cho tất cả các bên. Chuyện ASEAN phải đoàn kết không phải là chỉ đúng mà đó là một việc khôn ngoan cần phải làm vì nếu không có sự đoàn kết của ASEAN vấn đề thảo luận sẽ chẳng tới đâu.
Tham vọng của Trung Quốc trong biển Ðông sẽ nằm trong đề tài các cuộc thảo luận của ngoại trưởng Clinton ở Bắc Kinh và Brunei cũng như tại Diễn đàn hợp tác kinh tế Á Châu Thái Bình Dương tại Nga.
Ngoại trưởng Clinton đã gặp ông Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan và các vị đại diện thường trực trong ban thư ký của cơ quan khu vực này tại Jakarta.
Các giới chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết bà Clinton muốn biết ý kiến của họ xem Hoa Kỳ có thể làm cách nào tốt nhất để giúp giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Ðông.
Chính quyền của Tổng thống Obama khuyến khích các nước thành viên ASEAN làm việc như là một nhóm trong việc thương nghị một bộ qui tắc ứng xử với Trung Quốc để định ra các thông số cho việc giải quyết tranh chấp. Tất cả các nước Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Ðài Loan, Brunei và Philippines đều tuyên bố có chủ quyền nhiều phần trên biển Ðông.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói rằng tất cả các nước đều có quyền lợi trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Bà Clinton nói: “Hoa Kỳ hết lòng tin tưởng rằng không bên nào nên có những biện pháp làm gia tăng căng thẳng hay làm bất cứ điều gì có thể được coi như cưỡng chế hay đe dọa để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của họ.”
Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ tuyên bố việc khuyến khích đoàn kết trong khối ASEAN không phải chỉ để đối phó với Trung Quốc mà hành động này cũng nhằm giải quyết những khiếu nại về hàng hải của các nước ở ngay trong nhóm.
Bà Clinton nói tiếp: “Có rất nhiều nước khiếu nại. Không phải chỉ là các nước trong ASEAN tranh giành riêng với Trung Quốc, mà có những khiếu nại giữa các nước ASEAN với nhau. Vì thế sự kiện này có liên quan đế tất cả mọi người và bây giờ là lúc giải quyết vấn đề bằng đường lối ngoại giao. Hội nghị thượng đỉnh Ðông Á sẽ diễn ra tại Phnom Penh vào tháng 11 tới đây.”
Theo bà Clinton mục tiêu ngoại giao là nên đạt được tiến bộ về một qui tắc ứng xử vững mạnh để giải quyết êm thắm vùng lãnh hải trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh ở Campuchia.
Ngoại trưởng Clinton đã gặp các nhà lãnh đạo ASEAN tại Jakarta sau khi hội đàm với Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono. Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa tuyên bố con đường của ASEAN đã rõ ràng đó là làm hết sức mình để có được bộ qui tắc ứng xử.
Theo ông Natalegawa nếu thiếu qui tắc ứng xử và thiếu tiến trình ngoại giao chắc chắn chúng ta sẽ gặp nhiều sự cố và nhiều căng thẳng hơn trong khu vực. Vì thế đó là một mối quan hệ có lợi cho tất cả các bên. Chuyện ASEAN phải đoàn kết không phải là chỉ đúng mà đó là một việc khôn ngoan cần phải làm vì nếu không có sự đoàn kết của ASEAN vấn đề thảo luận sẽ chẳng tới đâu.
Tham vọng của Trung Quốc trong biển Ðông sẽ nằm trong đề tài các cuộc thảo luận của ngoại trưởng Clinton ở Bắc Kinh và Brunei cũng như tại Diễn đàn hợp tác kinh tế Á Châu Thái Bình Dương tại Nga.