Chuyến công du Á Châu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton lần này bao gồm chuyến viếng thăm Bắc Kinh, nơi bà sẽ hội kiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc để tìm cách giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Chuyến đi này được thực hiện trong lúc các mối căng thẳng ở vùng Đông Á đang gia tăng vì những vụ tranh chấp lãnh thổ và Trung Quốc bày tỏ quan tâm về việc Hoa Kỳ chú trọng nhiều hơn tới các mối quan hệ với châu Á. Từ Bắc Kinh, thông tín viên William Ide của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Khi Ngoại trưởng Clinton đến Bắc Kinh lần trước, Hoa Kỳ và Trung Quốc một mặt phải bàn bạc với nhau về các mối quan hệ kinh tế và an ninh trong lúc phải điều đình về số phận của luật sư nhân quyền mù Trần Quang Thành.
Các nhà phân tích cho rằng tuy chuyến viếng thăm lần này sẽ không có nhiều thách thức như lần trước, nhưng có phần chắc sẽ không phải là chuyến ghé thăm thông thường vì đây là lúc các mối căng thẳng đang gia tăng ở vùng Đông Á vì những vụ tranh chấp lãnh thổ.
Ông Tạ Thao, giáo sư Đại học Ngoại ngữ ở Bắc Kinh, cho biết như sau:
"Tôi không nghĩ rằng đây là một chuyến viếng thăm thường lệ. Tôi nghĩ rằng có phần chắc là nó có liên hệ tới sự căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc và Nhật Bản và có lẽ cũng liên hệ tới những mối căng thẳng đã giảm bớt đôi chút hồi gần đây giữa Trung Quốc và Philippines ở biển Nam Trung Hoa."
Hoa Kỳ đang làm việc chung với khối ASEAN để tìm cách giúp các nước Đông Nam Á ứng phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực và với điều mà một số người cho là những hành động mỗi ngày một hung hăng hơn của Trung Quốc.
Trung Quốc muốn giải quyết những vụ tranh chấp giữa họ với các nước khác trên cơ sở từng nước một và nhiều người ở Trung Quốc xem sự chú trọng của Mỹ đối với khối ASEAN là một mưu toan nhằm ức chế Trung Quốc.
Đó là một nhận định mà Ngoại trưởng Clinton đã tìm cách bác bỏ.
Bà Clinton nói: "Chúng tôi muốn thấy Trung Quốc hành động với một cung cách công bằng và minh bạch. Chúng tôi muốn thấy họ đóng một vai trò tích cực trong các vấn đề hải hành và an ninh hải dương. Chúng tôi muốn thấy họ đóng góp cho sự phát triển bền vững cho dân chúng ở Thái bình dương, bảo vệ môi trường quí giá của khu vực này, trong đó có các vùng biển."
Trung Quốc nói rằng họ không có ý định tranh giành ảnh hưởng và nêu lên rằng họ cũng muốn thúc đẩy cho công cuộc phát triển của khu vực này.
Tuy nhiên, giáo sư Tạ Thao cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc khó lòng theo đuổi một đường lối mềm mỏng vào một thời điểm mà những mối căng thẳng không ngừng gia tăng vì vụ tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku do Nhật kiểm soát mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài và cũng tuyên bố có chủ quyền.
Ông Tạ cho biết: "Chúng tôi đang ở vào một thời điểm nhạy cảm về chính trị với cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo, như quí vị đã biết, và hiện đang có một động lực rất mạnh để giới lãnh đạo Trung Quốc có thái độ cứng rắn và khích động tình cảm dân tộc."
Theo dự liệu, ngoài những mối căng thẳng về vấn đề lãnh thổ, bà Clinton cũng sẽ thảo luận về vụ khủng hoảng đang tiếp diễn ở Syria cũng như những vấn đề liên quan tới các chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên và Iran trong khi bà có mặt ở Bắc Kinh.
Bà Clinton đến thăm Trung Quốc trong hai ngày thứ ba và thứ tư, và sau đó bà sẽ đi thăm Đông Timor và Brunei, trước khi đến Nga để dự hội nghị thượng đỉnh APEC.
Khi Ngoại trưởng Clinton đến Bắc Kinh lần trước, Hoa Kỳ và Trung Quốc một mặt phải bàn bạc với nhau về các mối quan hệ kinh tế và an ninh trong lúc phải điều đình về số phận của luật sư nhân quyền mù Trần Quang Thành.
Các nhà phân tích cho rằng tuy chuyến viếng thăm lần này sẽ không có nhiều thách thức như lần trước, nhưng có phần chắc sẽ không phải là chuyến ghé thăm thông thường vì đây là lúc các mối căng thẳng đang gia tăng ở vùng Đông Á vì những vụ tranh chấp lãnh thổ.
Ông Tạ Thao, giáo sư Đại học Ngoại ngữ ở Bắc Kinh, cho biết như sau:
"Tôi không nghĩ rằng đây là một chuyến viếng thăm thường lệ. Tôi nghĩ rằng có phần chắc là nó có liên hệ tới sự căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc và Nhật Bản và có lẽ cũng liên hệ tới những mối căng thẳng đã giảm bớt đôi chút hồi gần đây giữa Trung Quốc và Philippines ở biển Nam Trung Hoa."
Hoa Kỳ đang làm việc chung với khối ASEAN để tìm cách giúp các nước Đông Nam Á ứng phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực và với điều mà một số người cho là những hành động mỗi ngày một hung hăng hơn của Trung Quốc.
Trung Quốc muốn giải quyết những vụ tranh chấp giữa họ với các nước khác trên cơ sở từng nước một và nhiều người ở Trung Quốc xem sự chú trọng của Mỹ đối với khối ASEAN là một mưu toan nhằm ức chế Trung Quốc.
Đó là một nhận định mà Ngoại trưởng Clinton đã tìm cách bác bỏ.
Bà Clinton nói: "Chúng tôi muốn thấy Trung Quốc hành động với một cung cách công bằng và minh bạch. Chúng tôi muốn thấy họ đóng một vai trò tích cực trong các vấn đề hải hành và an ninh hải dương. Chúng tôi muốn thấy họ đóng góp cho sự phát triển bền vững cho dân chúng ở Thái bình dương, bảo vệ môi trường quí giá của khu vực này, trong đó có các vùng biển."
Trung Quốc nói rằng họ không có ý định tranh giành ảnh hưởng và nêu lên rằng họ cũng muốn thúc đẩy cho công cuộc phát triển của khu vực này.
Tuy nhiên, giáo sư Tạ Thao cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc khó lòng theo đuổi một đường lối mềm mỏng vào một thời điểm mà những mối căng thẳng không ngừng gia tăng vì vụ tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku do Nhật kiểm soát mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài và cũng tuyên bố có chủ quyền.
Ông Tạ cho biết: "Chúng tôi đang ở vào một thời điểm nhạy cảm về chính trị với cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo, như quí vị đã biết, và hiện đang có một động lực rất mạnh để giới lãnh đạo Trung Quốc có thái độ cứng rắn và khích động tình cảm dân tộc."
Theo dự liệu, ngoài những mối căng thẳng về vấn đề lãnh thổ, bà Clinton cũng sẽ thảo luận về vụ khủng hoảng đang tiếp diễn ở Syria cũng như những vấn đề liên quan tới các chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên và Iran trong khi bà có mặt ở Bắc Kinh.
Bà Clinton đến thăm Trung Quốc trong hai ngày thứ ba và thứ tư, và sau đó bà sẽ đi thăm Đông Timor và Brunei, trước khi đến Nga để dự hội nghị thượng đỉnh APEC.