Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã bắt đầu chuyến công du tới Indonesia, và hối thúc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đạt đồng thuận về bộ quy tắc ứng xử để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ tại vùng biển Nam Trung Hoa, tức biển Đông.
Phát biểu tại Jakarta cuối ngày thứ Hai, bà Clinton nói Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia trong việc duy trì ổn định và tự do hàng hải ở vùng biển Nam Trung Hoa, nơi có các quần đảo mà một số quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền.
Bà kêu gọi các bên không gia tăng căng thẳng thông qua các bước đi mang tính ‘cưỡng ép’ hay ‘đe dọa’ nhằm thúc đẩy các tuyên bố của mình.
Bà Clinton đã phát biểu như vậy tại một cuộc họp báo chung với người đồng nhiệm Indonesia Marty Natalagawa.
Hoa Kỳ đã thúc giục Indonesia cùng với 9 thành viên khác của ASEAN đạt đồng thuận về việc thi hành một bộ quy tắc ứng xử đối với vấn đề biển Nam Trung Hoa trước khi thuyết phục Trung Quốc, nước không phải là thành viên ASEAN, chấp thuận các nguyên tắc này.
Bộ quy tắc ứng xử nhằm mục đích ngăn chặn các tuyên bố chủ quyền làm leo thang căng thẳng tại các khu vực lãnh hải giàu tài nguyên trong đó có các tuyến hàng hải quốc tế.
Trong khi đó, Trung Quốc muốn thương thảo riêng rẽ với các nước tuyên bố chủ quyền.
Phát biểu tại Jakarta cuối ngày thứ Hai, bà Clinton nói Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia trong việc duy trì ổn định và tự do hàng hải ở vùng biển Nam Trung Hoa, nơi có các quần đảo mà một số quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền.
Bà kêu gọi các bên không gia tăng căng thẳng thông qua các bước đi mang tính ‘cưỡng ép’ hay ‘đe dọa’ nhằm thúc đẩy các tuyên bố của mình.
Bà Clinton đã phát biểu như vậy tại một cuộc họp báo chung với người đồng nhiệm Indonesia Marty Natalagawa.
Hoa Kỳ đã thúc giục Indonesia cùng với 9 thành viên khác của ASEAN đạt đồng thuận về việc thi hành một bộ quy tắc ứng xử đối với vấn đề biển Nam Trung Hoa trước khi thuyết phục Trung Quốc, nước không phải là thành viên ASEAN, chấp thuận các nguyên tắc này.
Bộ quy tắc ứng xử nhằm mục đích ngăn chặn các tuyên bố chủ quyền làm leo thang căng thẳng tại các khu vực lãnh hải giàu tài nguyên trong đó có các tuyến hàng hải quốc tế.
Trong khi đó, Trung Quốc muốn thương thảo riêng rẽ với các nước tuyên bố chủ quyền.