ABUJA —
Pháp: Hiện có khoảng 800 binh sĩ tại Mali và có ý định gia tăng sự hiện diện của binh sĩ lên 2500 người trong những tuần lễ sắp tới. Hôm thứ Ba, Tổng thống Francois Hollande nói rằng, quân đội của nước ông sẽ bắt đầu rút ra khỏi cựu thuộc địa của Pháp này một khi khối ECOWAS của vùng Tây Phi triển khai binh sĩ của họ và sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm.
ECOWAS: Ecowas đang tới quyết định chót để gởi tới 3300 binh sĩ tới Mali, dưới kế hoạch can thiệp được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn. Loan báo về việc đóng góp binh sĩ từ các nước Châu Phi gồm các nước sau đây:
-Nigeria: 900 binh sĩ
-Burkina Faso: 500
-Niger: 500
-Senegal: 500
-Togo: 500
-Benin: 300
-Guinea: 144
-Ghana: 120
-Chad: chưa xác định nhân số
Ngân hàng Thế giới cho hay đang tăng tốc hỗ trợ cho chính phủ Mali vào lúc nền kinh tế nước này bị chậm lại. Bị các nước nghèo khó bao vây, ngân hàng lo ngại rằng một vụ xung đột kéo dài ở Mali có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế vốn mong manh của khu vực. Từ Abuja, thông tín viên Heather Murdoch gởi về bài tường thuật sau đây.
Mali là một trong các nước nghèo nhất thế giới, nằm giữa một trong những khu vực nghèo khó nhất thế giới. Cả Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đều xếp hạng Mali trong số 50 quốc gia nghèo khó nhất.
Cuộc khủng hoảng ở Mali đã lôi cuốn binh sĩ từ Pháp và Nigeria còn làm cho mọi sự tệ hại hơn về mặt kinh tế cho Mali và các đối tác thương mại.
Tại thủ đô Mali hôm thứ ba, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới đặc trách châu Phi Moukrar Diop phát biểu:
“Mali là một nước kẹt trong đất liền và nhiều hoạt động kinh tế là nhập khẩu dựa vào hải cảng hoặc công nghiệp xe tải ở các nước láng giềng. Cảng Dakar có rất nhiều hoạt động liên hệ với Mali do đó một sự trì trệ tại cảnh ở Mali sẽ gây ra sự trì trệ trong một số hoạt động này.”
Ông Diop nói tăng trưởng kinh tế của Mali đã chậm lại một cách đáng kể, và công cuộc làm ăn đang bị thất bát tại các lân quốc của Mali như Côte d’Ivoire và Senegal.
Ông Diop giải thích: “Chẳng hạn như một vài sản phẩm có liên hệ đến tiêu thụ của giới thu nhập thấp sản xuất ở các nước láng giềng xuất khẩu qua Mali. Vì thế một sự trì trên trong khu vực ấy sẽ tác động đến các nhà sản xuất.”
Ông Diop nói Ngân hàng Thế giới đang cố gắng tăng tốc các chương trình viện trợ đã bị ngưng trong một thời gian ngắn hồi năm ngoái sau vụ đảo chính khiến ngân hàng không biết ủng hộ chính phủ nào. Ông nói ngân hàng cũng đang đúc kết một kế hoạch viện trợ trực tiếp cho ngân sách quốc gia Mali.
Thảm hoạ kinh tế thực sự, theo ông, thảm họa có thể khiến cho dân chúng Tây Phi nghèo hơn nữa, sẽ chỉ diễn ra nếu cuộc xung đột kéo dài, làm tăng số người bị thất tán và khiến 350.000 người đã thất tán lệ thuộc vào viện trợ để sống còn.
Chính phủ Mali đã mất quyền kiểm soát miền bắc hồi tháng 4 năm ngoái, sau khi binh sĩ nổi loạn lật đổ tổng thống. Các phần tử ly khai Tuareg ban đầu tràn vào các thành phố miền bắc và tuyên bố một nước độc lập, nhưng chẳng bao lâu đã bị gạt ra bởi các nhóm chủ chiến Hồi giáo có liên hệ với al-Qaida và với mục tiêu áp đặt luật Sharia dưới một hình thức khắt khe.
Cùng với Pháp và Nigeria, Burkina Faso, Niger, Senegal và Togo cũng dự định gửi quân đến Mali. Phiến quân nói sự can thiệp của Pháp đã mở màn cho một cuộc chiến tranh sẽ kéo dài và tàn bạo hơn so với Afghanistan hay Somalia.
Binh sĩ nước ngoài được gởi tới Mali
Binh sĩ nước ngoài tại MaliPháp: Hiện có khoảng 800 binh sĩ tại Mali và có ý định gia tăng sự hiện diện của binh sĩ lên 2500 người trong những tuần lễ sắp tới. Hôm thứ Ba, Tổng thống Francois Hollande nói rằng, quân đội của nước ông sẽ bắt đầu rút ra khỏi cựu thuộc địa của Pháp này một khi khối ECOWAS của vùng Tây Phi triển khai binh sĩ của họ và sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm.
ECOWAS: Ecowas đang tới quyết định chót để gởi tới 3300 binh sĩ tới Mali, dưới kế hoạch can thiệp được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn. Loan báo về việc đóng góp binh sĩ từ các nước Châu Phi gồm các nước sau đây:
-Nigeria: 900 binh sĩ
-Burkina Faso: 500
-Niger: 500
-Senegal: 500
-Togo: 500
-Benin: 300
-Guinea: 144
-Ghana: 120
-Chad: chưa xác định nhân số
Mali là một trong các nước nghèo nhất thế giới, nằm giữa một trong những khu vực nghèo khó nhất thế giới. Cả Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đều xếp hạng Mali trong số 50 quốc gia nghèo khó nhất.
Cuộc khủng hoảng ở Mali đã lôi cuốn binh sĩ từ Pháp và Nigeria còn làm cho mọi sự tệ hại hơn về mặt kinh tế cho Mali và các đối tác thương mại.
Tại thủ đô Mali hôm thứ ba, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới đặc trách châu Phi Moukrar Diop phát biểu:
“Mali là một nước kẹt trong đất liền và nhiều hoạt động kinh tế là nhập khẩu dựa vào hải cảng hoặc công nghiệp xe tải ở các nước láng giềng. Cảng Dakar có rất nhiều hoạt động liên hệ với Mali do đó một sự trì trệ tại cảnh ở Mali sẽ gây ra sự trì trệ trong một số hoạt động này.”
Ông Diop nói tăng trưởng kinh tế của Mali đã chậm lại một cách đáng kể, và công cuộc làm ăn đang bị thất bát tại các lân quốc của Mali như Côte d’Ivoire và Senegal.
Ông Diop giải thích: “Chẳng hạn như một vài sản phẩm có liên hệ đến tiêu thụ của giới thu nhập thấp sản xuất ở các nước láng giềng xuất khẩu qua Mali. Vì thế một sự trì trên trong khu vực ấy sẽ tác động đến các nhà sản xuất.”
Ông Diop nói Ngân hàng Thế giới đang cố gắng tăng tốc các chương trình viện trợ đã bị ngưng trong một thời gian ngắn hồi năm ngoái sau vụ đảo chính khiến ngân hàng không biết ủng hộ chính phủ nào. Ông nói ngân hàng cũng đang đúc kết một kế hoạch viện trợ trực tiếp cho ngân sách quốc gia Mali.
Thảm hoạ kinh tế thực sự, theo ông, thảm họa có thể khiến cho dân chúng Tây Phi nghèo hơn nữa, sẽ chỉ diễn ra nếu cuộc xung đột kéo dài, làm tăng số người bị thất tán và khiến 350.000 người đã thất tán lệ thuộc vào viện trợ để sống còn.
Chính phủ Mali đã mất quyền kiểm soát miền bắc hồi tháng 4 năm ngoái, sau khi binh sĩ nổi loạn lật đổ tổng thống. Các phần tử ly khai Tuareg ban đầu tràn vào các thành phố miền bắc và tuyên bố một nước độc lập, nhưng chẳng bao lâu đã bị gạt ra bởi các nhóm chủ chiến Hồi giáo có liên hệ với al-Qaida và với mục tiêu áp đặt luật Sharia dưới một hình thức khắt khe.
Cùng với Pháp và Nigeria, Burkina Faso, Niger, Senegal và Togo cũng dự định gửi quân đến Mali. Phiến quân nói sự can thiệp của Pháp đã mở màn cho một cuộc chiến tranh sẽ kéo dài và tàn bạo hơn so với Afghanistan hay Somalia.