Các phần tử Hồi giáo đang kiểm soát miền Bắc Mali đã tiến về hướng Nam hôm nay, chiếm được thị trấn Diabaly, nằm cách thủ đô Bamako 400 km về hướng Bắc.
Nói chuyện với một đài truyền hình Pháp, Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian nói rằng phe nổi dậy đã chiếm được Diabaly sau một cuộc giao tranh dữ dội với quân đội Mali.
Thông tín viên Anne Look của Đài VOA hiện đang có mặt ở Bamako, tường thuật rằng quân đội Mali đang gửi quân tiếp vận tới khu vực từ Koulikoro, một căn cứ cách Diabaly 60 km.
Thông tín viên Look cho hay là một nguồn tin quân sự Mali nói với bà rằng các chiến binh Hồi giáo ở Diabaly được trang bị vũ khí rất đầy đủ.
Thị trấn Diabaly nằm về hướng Tây của khu vực trung tâm và Bắc Mali, nơi các chiến đấu cơ Pháp đánh bom các trại huấn luyện Hồi giáo, các căn cứ và kho vũ khí hôm qua.
Tin tường trình thêm nhiều cuộc không kích do Pháp thực hiện ngày hôm nay.
Thể theo lời yêu cầu của nước Pháp, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ triệu tập trong ngày hôm nay để thảo luận về cuộc tranh chấp đang leo thang ở Mali.
Pháp đã bố trí lực lượng tại Mali hôm thứ Sáu, giữa lúc các nhóm nổi dậy đe dọa sẽ thực hiện cuộc Nam tiến.
Pháp tuyên bố sẽ không lùi bước trong cuộc chiến chống những kẻ khủng bố, và đã triển khai binh sĩ tới Mali, sau khi được chính quyền nước này yêu cầu.
Tuy nhiên phát biểu trên một đài truyền hình và truyền thanh Pháp hôm qua, Ngoại trưởng Laurent Fabius nói rằng chiến dịch quân sự này sẽ không kéo dài mãi mãi.
Bộ trưởng Laurent Fabius nói sự can thiệp trực tiếp của Pháp chỉ là một vấn đề vài tuần lễ. Sau đó, lực lượng Pháp có thể sẽ là một lực lượng hỗ trợ, nhưng nước Pháp không có ý định duy trì lâu dài tại Mali.
Cũng trong ngày hôm nay, nhóm chủ chiến “Phong Trào Đoàn kết và Thánh chiến ở Tây Phi” đã góp tiếng với nhóm Hồi giáo Ansar Dine, đe dọa sẽ có hành động trả đũa Pháp về vai trò của nước này tại Mali.
Tổng Thống Pháp Francois Hollande đã tăng cường các biện pháp an ninh trên khắp nước.
Các phần tử Hồi giáo cực đoan có liên hệ với al-Qaida đã chiếm quyền kiểm soát miền Bắc Mali hồi tháng Ba năm ngoái, sau khi các binh sĩ nổi dậy lật đổ chính quyền, tạo ra một chỗ trống quyền lực.
Phe chủ chiến đã áp dụng luật Hồi giáo khắc nghiệt trên khắp miền Bắc.
Mali là một cựu thuộc địa của Pháp, và Paris vẫn còn nhiều quyền lợi đa dạng về kinh tế và chính trị tại đó.
Các nước láng giềng như Niger, Burkina Faso và Senegal đã hứa sẽ gửi quân tới Mali.
Tháng trước, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc chấp thuận một kế hoạch để các nước Tây Phi triển khai một lực lượng ít nhất 3.000 quân tới Mali để giúp huấn luyện quân đội Mali và tái chiếm miền Bắc.
Nhưng người ta không trông đợi bất cứ binh sĩ nào trong lực lượng này sẽ tới Mali cho tới tháng 9 năm nay.
Tổng Thống lâm thời Mali Dioncounda Traore đã tuyên bố tình trạng khẩn trương và kêu gọi mọi người dân Mali tiếp tay trong nỗ lực chiến tranh.
Nói chuyện với một đài truyền hình Pháp, Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian nói rằng phe nổi dậy đã chiếm được Diabaly sau một cuộc giao tranh dữ dội với quân đội Mali.
Thông tín viên Anne Look của Đài VOA hiện đang có mặt ở Bamako, tường thuật rằng quân đội Mali đang gửi quân tiếp vận tới khu vực từ Koulikoro, một căn cứ cách Diabaly 60 km.
Thông tín viên Look cho hay là một nguồn tin quân sự Mali nói với bà rằng các chiến binh Hồi giáo ở Diabaly được trang bị vũ khí rất đầy đủ.
Thị trấn Diabaly nằm về hướng Tây của khu vực trung tâm và Bắc Mali, nơi các chiến đấu cơ Pháp đánh bom các trại huấn luyện Hồi giáo, các căn cứ và kho vũ khí hôm qua.
Tin tường trình thêm nhiều cuộc không kích do Pháp thực hiện ngày hôm nay.
Thể theo lời yêu cầu của nước Pháp, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ triệu tập trong ngày hôm nay để thảo luận về cuộc tranh chấp đang leo thang ở Mali.
Pháp đã bố trí lực lượng tại Mali hôm thứ Sáu, giữa lúc các nhóm nổi dậy đe dọa sẽ thực hiện cuộc Nam tiến.
Pháp tuyên bố sẽ không lùi bước trong cuộc chiến chống những kẻ khủng bố, và đã triển khai binh sĩ tới Mali, sau khi được chính quyền nước này yêu cầu.
Tuy nhiên phát biểu trên một đài truyền hình và truyền thanh Pháp hôm qua, Ngoại trưởng Laurent Fabius nói rằng chiến dịch quân sự này sẽ không kéo dài mãi mãi.
Bộ trưởng Laurent Fabius nói sự can thiệp trực tiếp của Pháp chỉ là một vấn đề vài tuần lễ. Sau đó, lực lượng Pháp có thể sẽ là một lực lượng hỗ trợ, nhưng nước Pháp không có ý định duy trì lâu dài tại Mali.
Cũng trong ngày hôm nay, nhóm chủ chiến “Phong Trào Đoàn kết và Thánh chiến ở Tây Phi” đã góp tiếng với nhóm Hồi giáo Ansar Dine, đe dọa sẽ có hành động trả đũa Pháp về vai trò của nước này tại Mali.
Tổng Thống Pháp Francois Hollande đã tăng cường các biện pháp an ninh trên khắp nước.
Các phần tử Hồi giáo cực đoan có liên hệ với al-Qaida đã chiếm quyền kiểm soát miền Bắc Mali hồi tháng Ba năm ngoái, sau khi các binh sĩ nổi dậy lật đổ chính quyền, tạo ra một chỗ trống quyền lực.
Phe chủ chiến đã áp dụng luật Hồi giáo khắc nghiệt trên khắp miền Bắc.
Mali là một cựu thuộc địa của Pháp, và Paris vẫn còn nhiều quyền lợi đa dạng về kinh tế và chính trị tại đó.
Các nước láng giềng như Niger, Burkina Faso và Senegal đã hứa sẽ gửi quân tới Mali.
Tháng trước, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc chấp thuận một kế hoạch để các nước Tây Phi triển khai một lực lượng ít nhất 3.000 quân tới Mali để giúp huấn luyện quân đội Mali và tái chiếm miền Bắc.
Nhưng người ta không trông đợi bất cứ binh sĩ nào trong lực lượng này sẽ tới Mali cho tới tháng 9 năm nay.
Tổng Thống lâm thời Mali Dioncounda Traore đã tuyên bố tình trạng khẩn trương và kêu gọi mọi người dân Mali tiếp tay trong nỗ lực chiến tranh.