SEOUL —
Tháng 12, 1985: Ðồng ý với Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân.
Tháng 8, 1998: Phóng thử nghiệm Taepodong-1, hỏa tiễn tầm xa đầu tiên của BTT.
Tháng 9, 1999: Cam kết đình chỉ các cuộc thử nghiệm phi đạn tầm xa vào lúc cải thiện bang giao với Hoa Kỳ.
Tháng 1, 2003: Loan báo rút ra khỏi Hiệp ước Cấm phổ biến Hạt nhân.
Tháng 3, 2005: Chấm dứt việc đỉnh chỉ thử nghiệm phi đạn, quy lỗi cho chính sách “thù nghịch” của Hoa Kỳ.
5 tháng 7, 2006: Phóng thử nghiệm hỏa tiễn tầm xa Taepodong-2, thất bại chưa đầy 1 phút sau khi phóng.
15 tháng 7, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu Bình Nhưỡng đình chỉ chương trình phi đạn.
9 tháng 10, 2006: Thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên dưới mặt đất.
15 tháng 10, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phi đạn, cấm bán vũ khí.
5 tháng 4, 2009: Phóng hỏa tiễn tầm xa rơi xuống Thái Bình Dương, Tuyên bố thành công, nhưng Hoa Kỳ nói không có vệ tinh nào được đưa vào quỹ đạo.
13 tháng 4, 2009: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án vụ phóng, siết chặt các biện pháp chế tài. Bình Nhưỡng rời khỏi các cuộc đàm phán hạt nhân 6 bên.
Tháng 5, 2009: Thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân dưới mặt đất lần thứ nhì.
Tháng 2, 2012: Thông báo đình chỉ các chương trình hạt nhân và phi đạn tầm xa để đổi lấy viện trợ lương thực của Hoa Kỳ.
Tháng 4, 2012: Phóng hỏa tiễn tầm xa, nổ tung ngay sau khi cất cánh.
Tháng 12, 2012: Phóng hỏa tiễn Unha-3, và tuyên bố đưa thành công vệ tinh vào quỹ đạo.
Tháng 1, 2013: Hội đồng Bảo an LHQ lên án vụ phóng hỏa tiễn tháng 12, Bắc Triều Tiên nói sẽ thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.
Tháng 2, 2013: Thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.
Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt với đài VOA, giới chức cấp cao nhất về an ninh quốc gia của Nam Triều Tiên nói không có lý do gì để báo động vào lúc Bắc Triều Tiên vừa đe doạ sẽ hủy diệt miền Nam. Từ Seoul, thông tín viên VOA Steve Herman ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Cố vấn an ninh quốc gia Nam Triều Tiên, ông Chun Yung-woo, nói rằng ông thất vọng nhưng không hoảng sợ vì lời đe dọa huênh hoang của một nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên.
Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt với ban Triều Tiên của đài VOA hôm nay, ông Chun giải thích rằng Bình Nhưỡng vẫn thường viện tới “ngôn từ và ngữ vựng bạo lực” để đưa ra những lời hăm dọa chiến tranh và trả đũa. Do đó ông nói những lập luận kiểu đó tung ra tại một hội nghị quốc tế không lấy gì làm lạ.
Tại một hội nghị về giải giới của Liên Hiệp Quốc hồi hôm qua ở Geneve, nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên Jon Yong Ryong đã tiên đoán rằng “thái độ bất thường của Nam Triều Tiên sẽ chỉ báo trước sự hủy diệt cuối cùng.”
Ông Jon cũng nói Bình Nhưỡng sẽ thực hiện thêm các hành động khác sau vụ thử nghiệm bom hạt nhân hôm 12 tháng này, nhưng ông không nói rõ chi tiết.
Bắc Triều Tiên thường xuyên nói xấu Tổng thống Nam Triều Tiên là “giống như loài chuột” và cầm đầu một “băng đảng phản bội.”
Ông Lee, bị giới hạn trong một nhiệm kỳ 5 năm, đã rời chức hôm thứ hai khi Tổng thống tân cử Park Geun-hye lên nhậm chức.
Trong bài phát biểu từ biệt hôm qua, ông Lee đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi lập luận rằng dân chúng ở Bắc Triều Tiên, một đất nước cô lập và đầy áp bức, đang thay đổi.
Ông Chun nói Seoul không thể tiết lộ bằng chứng cụ thể nhưng, thực sự, một “luồng gió thay đổi quan trọng đang thổi” ở miền Bắc.
Ông Chun, bí thư chính của tổng thống đặc trách ngoại vụ và an ninh, nói rằng đây là kết quả của nhiều công cụ khác nhau mà Nam Triều Tiên có sẵn. Ông cũng nói Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ có công phần nào về sự thay đổi đó. Và ông Chun tiên đoán đài VOA, nhờ các chương trình phát thanh hàng đêm vào Bắc Triều Tiên, sẽ đóng một vai trò chủ chốt trong việc hình thành định mệnh của đất nước khép kín và nghèo khó này.
Sau khi Bắc Triều Tiên thực hiện vụ phóng vào không gian và thử nghiệm hạt nhân mới đây, ông Chun cho rằng các biện pháp chế tài gắt gao hơn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là điều cấp thiết để ngăn chặn Bình Nhưỡng có thêm các hành động khiêu khích.
Vị cố vấn an ninh nói “lập trường của Trung Quốc sẽ là yếu tố quan trọng nhất mà Bắc Triều Tiên dựa vào cho các quyết định về việc liệu có tiến hành thêm các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phóng phi đạn hay không.”
Một số phân tích gia tiên liệu các giới chức Bắc Triều Tiên sẽ chờ cho đến khi họ thấy tầm mức nghiêm trọng của các biện pháp chế tài mới trước khi bật đèn xanh cho một cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư.
Nhưng ông Lý Hồng, một người nổi tiếng cổ võ cho việc kiểm soát vũ khí và giải giới hạt nhân ở Trung Quốc, cảnh báo rằng chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên là một vấn đề phức tạp và kéo dài và phần còn lại của thế giới không nên nhất mực đòi Bắc Kinh giải quyết.
Ông Lý nói: “Không có nước nào, không riêng gì Trung Quốc, và thậm chí nước số một là Hoa Kỳ, có thể có một giải pháp cho vấn đề. Làm sao quý vị có thể trông đợi Trung Quốc giải quyết vấn đề này?”
Ông Lý, tổng thư ký Hiệp hội Giải giới và Kiểm soát Vũ khí của Trung Quốc, đưa ra nhận định vừa kể tại Diễn đàn Hạt nhân Á Châu ở Seoul hôm nay.
Trung Quốc là nước láng giềng của Bắc Triều Tiên và là đồng minh đáng kể duy nhất còn lại. Trung Quốc cũng là nguồn quan trọng của hàng trăm triệu đôla hàng năm về nguồn cung ứng thực phẩm và viện trợ vô cùng cấp thiết.
Chương trình hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên
Chương trình hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên:Tháng 12, 1985: Ðồng ý với Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân.
Tháng 8, 1998: Phóng thử nghiệm Taepodong-1, hỏa tiễn tầm xa đầu tiên của BTT.
Tháng 9, 1999: Cam kết đình chỉ các cuộc thử nghiệm phi đạn tầm xa vào lúc cải thiện bang giao với Hoa Kỳ.
Tháng 1, 2003: Loan báo rút ra khỏi Hiệp ước Cấm phổ biến Hạt nhân.
Tháng 3, 2005: Chấm dứt việc đỉnh chỉ thử nghiệm phi đạn, quy lỗi cho chính sách “thù nghịch” của Hoa Kỳ.
5 tháng 7, 2006: Phóng thử nghiệm hỏa tiễn tầm xa Taepodong-2, thất bại chưa đầy 1 phút sau khi phóng.
15 tháng 7, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu Bình Nhưỡng đình chỉ chương trình phi đạn.
9 tháng 10, 2006: Thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên dưới mặt đất.
15 tháng 10, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phi đạn, cấm bán vũ khí.
5 tháng 4, 2009: Phóng hỏa tiễn tầm xa rơi xuống Thái Bình Dương, Tuyên bố thành công, nhưng Hoa Kỳ nói không có vệ tinh nào được đưa vào quỹ đạo.
13 tháng 4, 2009: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án vụ phóng, siết chặt các biện pháp chế tài. Bình Nhưỡng rời khỏi các cuộc đàm phán hạt nhân 6 bên.
Tháng 5, 2009: Thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân dưới mặt đất lần thứ nhì.
Tháng 2, 2012: Thông báo đình chỉ các chương trình hạt nhân và phi đạn tầm xa để đổi lấy viện trợ lương thực của Hoa Kỳ.
Tháng 4, 2012: Phóng hỏa tiễn tầm xa, nổ tung ngay sau khi cất cánh.
Tháng 12, 2012: Phóng hỏa tiễn Unha-3, và tuyên bố đưa thành công vệ tinh vào quỹ đạo.
Tháng 1, 2013: Hội đồng Bảo an LHQ lên án vụ phóng hỏa tiễn tháng 12, Bắc Triều Tiên nói sẽ thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.
Tháng 2, 2013: Thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.
Cố vấn an ninh quốc gia Nam Triều Tiên, ông Chun Yung-woo, nói rằng ông thất vọng nhưng không hoảng sợ vì lời đe dọa huênh hoang của một nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên.
Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt với ban Triều Tiên của đài VOA hôm nay, ông Chun giải thích rằng Bình Nhưỡng vẫn thường viện tới “ngôn từ và ngữ vựng bạo lực” để đưa ra những lời hăm dọa chiến tranh và trả đũa. Do đó ông nói những lập luận kiểu đó tung ra tại một hội nghị quốc tế không lấy gì làm lạ.
Tại một hội nghị về giải giới của Liên Hiệp Quốc hồi hôm qua ở Geneve, nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên Jon Yong Ryong đã tiên đoán rằng “thái độ bất thường của Nam Triều Tiên sẽ chỉ báo trước sự hủy diệt cuối cùng.”
Ông Jon cũng nói Bình Nhưỡng sẽ thực hiện thêm các hành động khác sau vụ thử nghiệm bom hạt nhân hôm 12 tháng này, nhưng ông không nói rõ chi tiết.
Bắc Triều Tiên thường xuyên nói xấu Tổng thống Nam Triều Tiên là “giống như loài chuột” và cầm đầu một “băng đảng phản bội.”
Ông Lee, bị giới hạn trong một nhiệm kỳ 5 năm, đã rời chức hôm thứ hai khi Tổng thống tân cử Park Geun-hye lên nhậm chức.
Trong bài phát biểu từ biệt hôm qua, ông Lee đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi lập luận rằng dân chúng ở Bắc Triều Tiên, một đất nước cô lập và đầy áp bức, đang thay đổi.
Ông Chun nói Seoul không thể tiết lộ bằng chứng cụ thể nhưng, thực sự, một “luồng gió thay đổi quan trọng đang thổi” ở miền Bắc.
Ông Chun, bí thư chính của tổng thống đặc trách ngoại vụ và an ninh, nói rằng đây là kết quả của nhiều công cụ khác nhau mà Nam Triều Tiên có sẵn. Ông cũng nói Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ có công phần nào về sự thay đổi đó. Và ông Chun tiên đoán đài VOA, nhờ các chương trình phát thanh hàng đêm vào Bắc Triều Tiên, sẽ đóng một vai trò chủ chốt trong việc hình thành định mệnh của đất nước khép kín và nghèo khó này.
Sau khi Bắc Triều Tiên thực hiện vụ phóng vào không gian và thử nghiệm hạt nhân mới đây, ông Chun cho rằng các biện pháp chế tài gắt gao hơn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là điều cấp thiết để ngăn chặn Bình Nhưỡng có thêm các hành động khiêu khích.
Vị cố vấn an ninh nói “lập trường của Trung Quốc sẽ là yếu tố quan trọng nhất mà Bắc Triều Tiên dựa vào cho các quyết định về việc liệu có tiến hành thêm các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phóng phi đạn hay không.”
Một số phân tích gia tiên liệu các giới chức Bắc Triều Tiên sẽ chờ cho đến khi họ thấy tầm mức nghiêm trọng của các biện pháp chế tài mới trước khi bật đèn xanh cho một cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư.
Nhưng ông Lý Hồng, một người nổi tiếng cổ võ cho việc kiểm soát vũ khí và giải giới hạt nhân ở Trung Quốc, cảnh báo rằng chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên là một vấn đề phức tạp và kéo dài và phần còn lại của thế giới không nên nhất mực đòi Bắc Kinh giải quyết.
Ông Lý nói: “Không có nước nào, không riêng gì Trung Quốc, và thậm chí nước số một là Hoa Kỳ, có thể có một giải pháp cho vấn đề. Làm sao quý vị có thể trông đợi Trung Quốc giải quyết vấn đề này?”
Ông Lý, tổng thư ký Hiệp hội Giải giới và Kiểm soát Vũ khí của Trung Quốc, đưa ra nhận định vừa kể tại Diễn đàn Hạt nhân Á Châu ở Seoul hôm nay.
Trung Quốc là nước láng giềng của Bắc Triều Tiên và là đồng minh đáng kể duy nhất còn lại. Trung Quốc cũng là nguồn quan trọng của hàng trăm triệu đôla hàng năm về nguồn cung ứng thực phẩm và viện trợ vô cùng cấp thiết.