Đường dẫn truy cập

Mỹ xét lại chương trình miễn thị thực, thị thực K-1 sau vụ nổ súng California


Hành khách nước ngoài tại sân bay quốc tế Los Angeles.
Hành khách nước ngoài tại sân bay quốc tế Los Angeles.

Hai vụ giết người hàng loạt, một ở Paris và một ở California, đã khiến các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tập trung sự chú ý vào hai phương pháp cho phép người vào nước, trong lúc đi tìm các giải pháp để ngăn chặn một vụ tấn công trong tương lai.

Một mục tiêu cải cách là thị thực K-1, được Tashfeen Malik cùng với hơn 25.000 người đính hôn với các công dân Mỹ mỗi năm sử dụng để vào Mỹ. Tashfeen Malik đã chết trong vụ nổ súng với cảnh sát tuần trước sau khi cùng người chồng giết hại 14 người tại một buổi liên hoan.

Chương trình kia – gọi là Chương trình Miễn Thị thực – có hiệu lực với một khối người lớn hơn nhiều. Nó cho phép du hành tới Hoa Kỳ từ một trong 38 quốc gia khác nhau để du lịch hay kinh doanh. Những người này có thể ở lại Mỹ tới 90 ngày.

Trong bài diễn văn về khủng bố tối qua, Tổng thống Obama nói: "Chúng ta phải áp dụng việc kiểm tra gắt gao hơn cho những người đến Mỹ mà không có thị thực để chúng ta có thể nhìn rõ xem liệu họ đã từng du hành đến những khu vực có chiến tranh hay chưa. Và chúng ta sẽ cùng làm việc với các thành viên của cả hai đảng tại Quốc hội để làm chính xác việc đó."

Năm 2013, là năm mới nhất có được số liệu đầy đủ của liên bang, có 21.2 triệu người vào Hoa Kỳ theo Chương trình Miễn Thị thực, chiếm khoảng 39% toàn bộ những người đến Mỹ để nghỉ hè hay đi công tác kinh doanh.

Quốc hội sẽ biểu quyết

Trong tuần này, Hạ viện sẽ biểu quyết về một dự luật nhắm siết chắt chương trình vừa kể. Dự luật này sẽ cấm các công dân của các nước được miễn trừ đến Hoa Kỳ mà không được cấp thị thực nếu trong 5 năm vừa qua họ đã đến Iraq, Syria hay bất cứ nước nào được chỉ định là "nước hay khu vực có quan ngại."

Thủ phạm của vụ tấn công San Bernardino, California. Hai người này đã hội đủ điều kiện để được cấp một thị thực K-1 dành cho những cặp vợ chồng đã đính hôn.
Thủ phạm của vụ tấn công San Bernardino, California. Hai người này đã hội đủ điều kiện để được cấp một thị thực K-1 dành cho những cặp vợ chồng đã đính hôn.

Bất cứ nước nào trong số 38 nước được miễn trừ thị thức cũng có thể bị ngưng không tham gia chương trình nếu họ không hơp tác với Hoa Kỳ trong việc chia sẻ thông tin về việc liệu những người đi du hành có đề ra một mối đe dọa an ninh hay không.

Hôm 6/12, ông Obama cũng cho hay ông đã ra lệnh cho Bộ Ngoại giao và Bộ An ninh Nội địa duyệt lại các quy định về luật lệ dành cho việc cấp thị thực K-1. Một thị thực K-1, hay gọi là thị thực cho vợ hay chồng sắp cưới dễ được cấp hơn là những loại thị thực khác, nên đã gây ra những thắc mắc về tiến trình và có thể có những sơ hở tới mức nào.

Malik lớn lên ở Pakistan nhưng sau đó đã qua Ả Rập Xê-út là nơi bà đích thân gặp Syed Farook. Hai người trước đó đã trao đổi thư từ qua một dịch vụ hẹn hò trên mạng, theo lời luật sư của gia đình Farook, ông Mohammad Abuershaid.

Dễ dàng trong việc nhập cảnh

Chỉ cần một lần gặp gỡ duy nhất đó mà hai người này đã hội đủ điều kiện để được cấp một thị thực K-1 dành cho những cặp vợ chồng đã đính hôn; một lần gặp gỡ trong vòng hai năm nộp đơn xin thị thực. Farook đã thu thấp chứng cớ của cuộc gặp gỡ đó và nộp đơn xin thị thực K-1 với Sở Di trú Hoa Kỳ; khởi đầu của một tiến trình thường mất từ 6 đến 12 tháng và bao gồm cả những kiểm tra về sức khỏe, lý lịch và thu nhập.

Ông David North thuộc Trung tâm Di trú, một tổ chức nghiên cứu có xu hướng hạn chế di dân, tuần trước viết rằng những người nộp đơn xin thị thực K-1 ít khi bị từ chối nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Ông cho biết trong năm ngoái trong số 304 người xin cấp thị thực thì chỉ có 1 người bị từ chối.

Với trường hợp của Malik còn mới mẻ trong tâm trí các nhà lập pháp mưu tìm việc hạn chế thêm, ông North nói đây là lần đầu tiên một người được nhận vào Hoa Kỳ với hình thức thị thực đó đã bị cáo buộc về tội giết người.

Giáo sư Seamus Hughes của trường Đại học George Washington có nhận xét về việc siết chặt tiến trình cấp thị thực K-1: "Theo hiểu biết của tôi, chúng ta đã có những người nước ngoài xuất thân từ Trung Đông giết người ở Hoa Kỳ, hay tìm cách làm như vậy, nhập cảnh theo diện du lịch, sinh viên hay di trú, nhưng đây là trường hợp đầu tiên theo diện K-1."

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói rằng chương trình kiểm tra dành cho người Syria đòi hỏi 'sự kiểm tra gay gắt và tường tận nhất cho bất cứ ai định nhập cảnh Hoa Kỳ'
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói rằng chương trình kiểm tra dành cho người Syria đòi hỏi 'sự kiểm tra gay gắt và tường tận nhất cho bất cứ ai định nhập cảnh Hoa Kỳ'

Theo ông, vụ nổ súng "chắc chắn có nghĩa là ai đó phải suy nghĩ và xét lại việc ấy. Đây là một vấn đề khó khăn tương tự như Chương trình Miễn Thị thực, mà cá nhân tôi nghĩ là một mối đe dọa an ninh lớn hơn ở đây."

Những câu hỏi về chương trình thị thực dành cho vợ hay chồng sắp cưới được đưa ra vào lúc một cuộc tranh luận sôi nổi tiếp tục về kế hoạch của chính quyền Obama định cho tái định cư người Syria tỵ nạn. Một số người chỉ trích lập luận rằng người tỵ nạn đề ra mối đe dọa an ninh lớn hơn bởi vì các phần tử khủng bố có thể lợi dụng chương trình tại định cư này để vào nước.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest hôm 4/12 vạch ra rằng chương trình kiểm tra dành cho người Syria đòi hỏi "sự kiểm tra gay gắt và tường tận nhất cho bất cứ ai định nhập cảnh Hoa Kỳ," trong khi các tiêu chuẩn kiểm tra dành cho việc cấp thị thực dành cho vợ hay chồng sắp cưới "không gắt gao như thế."

VOA Express

XS
SM
MD
LG