Romania và Hoa Kỳ vừa cử hành lễ động thổ của một cơ sở phòng thủ phi đạn để bảo vệ Châu Âu. Lâu nay Nga vẫn mạnh mẽ phản đối việc Hoa Kỳ xây dựng một hệ thống phi đạn gần biên giới của họ, và theo một nhà phân tích Nga, Moscow có phần chắc sẽ có hành động để trả đũa. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA.
Cơ sở phòng thủ phi đạn đặt trên đất liền này được xây tại một căn cứ không quân cũ gần làng Deveselu, cách thủ đô Bucharest của Romania 180 kilomét về hướng đông. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ James Miller đã tham dự lễ động thổ hôm nay và phát biểu như sau.
"Khi giai đoạn hai được hoàn tất ở đây vào năm 2015, Châu Âu sẽ an toàn hơn, các lực lượng Mỹ sẽ được bảo vệ tốt hơn, Romania sẽ an toàn hơn và quan hệ đồng minh của khối NATO sẽ vững mạnh hơn."
Tổng thống Romania Traian Basescu cũng tham dự buổi lễ.
Romania gia nhập câu lạc bộ các nước hội viên NATO để mang lại một trong các giải pháp toàn hảo nhất nhằm bảo vệ người dân Châu Âu và Hoa Kỳ trước mối đe dọa thật sự của một vụ tấn công bằng phi đạn đạn đạo.
Hệ thống phòng thủ phi đạn của Mỹ tại Châu Âu bao gồm các cơ sở ở Romania, Cộng hòa Chéch và Ba Lan, cùng với một hệ thống ra đa ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các giới chức Mỹ và NATO nói rằng mục đích duy nhất của hệ thống này là bảo vệ Châu Âu trước những vụ tấn công mà Iran hoặc Bắc Triều Tiên có thể thực hiện.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cực lực phản đối kế hoạch này trong những năm qua vì cho rằng khả năng răn đe của Nga sẽ bị tổn hại.
"Chúng tôi nghĩ rằng không có lý do để đặt một hệ thống chống phi đạn ở Châu Âu. Và các chuyên gia quân sự của chúng tôi tin rằng hệ thống này sẽ bao trùm lãnh thổ của liên bang Nga cho tới vùng Ural."
Các kế hoạch phòng vệ của NATO đã được sửa đổi nhiều lần để đáp ứng những mối quan tâm của Nga, nhưng Hoa Kỳ đã bác bỏ đòi hỏi của Nga là phải có một sự bảo đảm về pháp lý là các cơ sở quốc phòng của Mỹ ở Châu Âu sẽ không nhắm vào các lực lượng răn đe hạt nhân của Nga.
Ông Peter Eltsov [[ Yeltsov ]], một nhà phân tích ở Nga, nói với đài VOA rằng hầu hết mọi người dân nước Nga tin rằng hệ thống phi đạn của Mỹ chỉ có mục đích chống lại nước Nga.
"Theo tôi nghĩ thì đa số người dân nước Nga ngày nay tin rằng hệ thống này không phải là để chống lại Iran hay chống lại Bắc Triều Tiên, bởi vì nó nằm ngay biên giới Nga. Vì vậy nhiều người ở Nga sẽ mạnh mẽ ủng hộ cho một sự đáp trả nào đó từ phía Tổng thống Putin và chính phủ của ông."
Các giới chức ở Moscow nói rằng họ sẽ có phản ứng mà họ mô tả là “rất bén nhọn” nếu Hoa Kỳ bố trí hệ thống phi đạn gần biên giới hoặc lãnh hải của Nga. Nhà phân tích Eltsov nói rằng sự đả kích bằng ngôn từ có phần chắc sẽ được tiếp nối bằng những hành động chính trị hoặc quân sự.
"Họ có thể tìm cách gia tăng sự hiện diện quân sự ở Kaliningrad, là nơi gần Châu Âu nhất. Họ cũng có thể tìm cách làm những việc gì đó, như thực hiện những nỗ lực quân sự chung, với những nước Nam Mỹ không thân thiện với chính phủ Hoa Kỳ. Và dĩ nhiên, viêc5 này có thể sẽ có ảnh hưởng tới chính sách của Nga đối với vấn đề Syria. Họ có thể sẽ hỗ trợ thêm cho Tổng thống Assad và hỗ trợ thêm cho bất kỳ chế độ chống Mỹ nào trên thế giới."
Theo kế hoạch, hệ thống phòng thủ phi đạn Mỹ-NATO sẽ được xây dựng theo 4 giai đoạn và giai đoạn chót sẽ được hoàn tất vào năm 2020.
Cơ sở phòng thủ phi đạn đặt trên đất liền này được xây tại một căn cứ không quân cũ gần làng Deveselu, cách thủ đô Bucharest của Romania 180 kilomét về hướng đông. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ James Miller đã tham dự lễ động thổ hôm nay và phát biểu như sau.
"Khi giai đoạn hai được hoàn tất ở đây vào năm 2015, Châu Âu sẽ an toàn hơn, các lực lượng Mỹ sẽ được bảo vệ tốt hơn, Romania sẽ an toàn hơn và quan hệ đồng minh của khối NATO sẽ vững mạnh hơn."
Tổng thống Romania Traian Basescu cũng tham dự buổi lễ.
Romania gia nhập câu lạc bộ các nước hội viên NATO để mang lại một trong các giải pháp toàn hảo nhất nhằm bảo vệ người dân Châu Âu và Hoa Kỳ trước mối đe dọa thật sự của một vụ tấn công bằng phi đạn đạn đạo.
Hệ thống phòng thủ phi đạn của Mỹ tại Châu Âu bao gồm các cơ sở ở Romania, Cộng hòa Chéch và Ba Lan, cùng với một hệ thống ra đa ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các giới chức Mỹ và NATO nói rằng mục đích duy nhất của hệ thống này là bảo vệ Châu Âu trước những vụ tấn công mà Iran hoặc Bắc Triều Tiên có thể thực hiện.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cực lực phản đối kế hoạch này trong những năm qua vì cho rằng khả năng răn đe của Nga sẽ bị tổn hại.
"Chúng tôi nghĩ rằng không có lý do để đặt một hệ thống chống phi đạn ở Châu Âu. Và các chuyên gia quân sự của chúng tôi tin rằng hệ thống này sẽ bao trùm lãnh thổ của liên bang Nga cho tới vùng Ural."
Các kế hoạch phòng vệ của NATO đã được sửa đổi nhiều lần để đáp ứng những mối quan tâm của Nga, nhưng Hoa Kỳ đã bác bỏ đòi hỏi của Nga là phải có một sự bảo đảm về pháp lý là các cơ sở quốc phòng của Mỹ ở Châu Âu sẽ không nhắm vào các lực lượng răn đe hạt nhân của Nga.
Ông Peter Eltsov [[ Yeltsov ]], một nhà phân tích ở Nga, nói với đài VOA rằng hầu hết mọi người dân nước Nga tin rằng hệ thống phi đạn của Mỹ chỉ có mục đích chống lại nước Nga.
"Theo tôi nghĩ thì đa số người dân nước Nga ngày nay tin rằng hệ thống này không phải là để chống lại Iran hay chống lại Bắc Triều Tiên, bởi vì nó nằm ngay biên giới Nga. Vì vậy nhiều người ở Nga sẽ mạnh mẽ ủng hộ cho một sự đáp trả nào đó từ phía Tổng thống Putin và chính phủ của ông."
Các giới chức ở Moscow nói rằng họ sẽ có phản ứng mà họ mô tả là “rất bén nhọn” nếu Hoa Kỳ bố trí hệ thống phi đạn gần biên giới hoặc lãnh hải của Nga. Nhà phân tích Eltsov nói rằng sự đả kích bằng ngôn từ có phần chắc sẽ được tiếp nối bằng những hành động chính trị hoặc quân sự.
"Họ có thể tìm cách gia tăng sự hiện diện quân sự ở Kaliningrad, là nơi gần Châu Âu nhất. Họ cũng có thể tìm cách làm những việc gì đó, như thực hiện những nỗ lực quân sự chung, với những nước Nam Mỹ không thân thiện với chính phủ Hoa Kỳ. Và dĩ nhiên, viêc5 này có thể sẽ có ảnh hưởng tới chính sách của Nga đối với vấn đề Syria. Họ có thể sẽ hỗ trợ thêm cho Tổng thống Assad và hỗ trợ thêm cho bất kỳ chế độ chống Mỹ nào trên thế giới."
Theo kế hoạch, hệ thống phòng thủ phi đạn Mỹ-NATO sẽ được xây dựng theo 4 giai đoạn và giai đoạn chót sẽ được hoàn tất vào năm 2020.