BỘ NGOẠI GIAO —
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đang có mặt tại Châu Âu để mở một vòng đàm phán khác với các nước đang ủng hộ các đối thủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Các nước này đang tìm cách thuyết phục các đối thủ chính trị đồng ý về một chính phủ chuyển tiếp tại Geneva. Từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, thông tín viên VOA Scott Stearns ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Ông John Kerry trở lại Châu Âu để thúc đẩy các nhà chính trị Syria tham gia đàm phán ở Geneva.
“Phải có một chính phủ chuyển tiếp. Phải có một thực thể chính quyền ở Syria để đem lại khả năng hòa bình.”
Nhưng các đối thủ của ông Assad đã không chịu quy tụ sau lưng ông Ahmad al-Jarba, người đứng đầu nhóm liên minh chính.
Sự kiện này gây trở ngại cho thỏa thuận về việc tham gia đàm phán, theo nhận định của giáo sư Akbar Ahmed của trường Ðại học American University.
“Chẳng may phe đối lập Syria đã thất bại vì 2 điểm. Thứ nhất, là không tổ chức được tất cả các nhóm khác nhau đang tranh đấu và có liên quan dưới một ban lãnh đạo chung. Thứ hai, là đã không đưa ra được người lãnh đạo có bản lãnh thường xuất hiện trong một tình huống như thế này để dân chúng nhìn thấy một lựa chọn.”
Ông Ahmed nói sự phát triển của dân quân theo al-Qaida gây phương hại thêm cho phe đối lập, nhất là vào lúc một số chiến binh đang tách ra khỏi nhóm nổi dậy chính là Quân đội Giải phóng Syria.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Jen Psaki nói sự tách lìa đó không làm suy yếu các nỗ lực tổ chức hòa đàm tại Geneva.
Bà Psaki nói có hàng ngàn nhóm khác nhau và nhiều người nằm trong danh sách này là các vị chỉ huy chiến trường, do đó ta vẫn phải nhìn vào tác động chính xác ra sao. Theo bà, rõ ràng là sự tham gia của phe đối lập vào hội nghị ở Geneva là điều cấp thiết.
Trong bối cảnh có thêm thường dân chạy trốn cuộc giao tranh, cũng có những thắc mắc về việc một chính phủ chuyển tiếp đạt được qua các cuộc đàm phán ở Geneva đó sẽ bao gồm các thành phần như thế nào.
Chuyên gia phân tích của Viện Hòa bình Hoa Kỳ Manal Omar có nhận xét:
“Có một thỏa thuận giữa phe đối lập rằng sẽ cần phải có một chính phủ bao gồm mọi thành phần. Có sự thấu hiểu là cần phải cố gắng tìm ra các phương sách để bảo vệ những khối thiểu số, kể cả người Alawi. Về lý thuyết thì có một sự đồng thuận rất mạnh. Một lần nữa, điều gì sẽ xảy ra trên thực tế?”
Tổng thống Assad nói các phần tử khủng bố nước ngoài đang nhắm mục tiêu vào khối thiểu số Alawi và tìm cách chia rẽ đất nước. Với sự ủng hộ của Nga và Iran, ông Ahmed nói Tổng thống Assad đã đồng ý trên nguyên tắc với các cuộc đàm phán ở Geneva bởi vì ông ta ở trong một vị thế mạnh.
“Ông ấy biết là phe đối lập chưa thực sự hình thành phong trào mà ông nghĩ có thể lật đổ ông vào lúc bắt đầu tiến trình này vài năm trước. Do đó sách lược của ông là làm cho phong trào đó suy yếu, rồi gạt phong trào này ra.”
Theo ông Manal Omar, quyền lực kéo dài của Tổng thống Assad gây bất ổn cho một số đối thủ trẻ hơn của ông ta đã theo dõi sự trở lại của sức mạnh quân đội ở Ai Cập.
“Họ đang chiến đấu. Họ đang hy sinh và theo dõi Ai Cập và theo dõi gần như một số các nhân và cơ chế cũ tái xuất hiện 2 năm sau thực sự gây kinh hoàng về mặt những gì đang xảy ra tại Syria sau 2 năm, sau khi gây ra một con số tử vong không thể tưởng tượng được.”
Tác động của chiến tranh đối với thường dân cũng nằm trong khuôn khổ các cuộc đàm phán ở Châu Âu trong tuần này với 1/4 dân số Syria bị thất tán ngay trong nước và hơn 2 triệu người tỵ nạn.
Ông John Kerry trở lại Châu Âu để thúc đẩy các nhà chính trị Syria tham gia đàm phán ở Geneva.
“Phải có một chính phủ chuyển tiếp. Phải có một thực thể chính quyền ở Syria để đem lại khả năng hòa bình.”
Nhưng các đối thủ của ông Assad đã không chịu quy tụ sau lưng ông Ahmad al-Jarba, người đứng đầu nhóm liên minh chính.
Sự kiện này gây trở ngại cho thỏa thuận về việc tham gia đàm phán, theo nhận định của giáo sư Akbar Ahmed của trường Ðại học American University.
“Chẳng may phe đối lập Syria đã thất bại vì 2 điểm. Thứ nhất, là không tổ chức được tất cả các nhóm khác nhau đang tranh đấu và có liên quan dưới một ban lãnh đạo chung. Thứ hai, là đã không đưa ra được người lãnh đạo có bản lãnh thường xuất hiện trong một tình huống như thế này để dân chúng nhìn thấy một lựa chọn.”
Ông Ahmed nói sự phát triển của dân quân theo al-Qaida gây phương hại thêm cho phe đối lập, nhất là vào lúc một số chiến binh đang tách ra khỏi nhóm nổi dậy chính là Quân đội Giải phóng Syria.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Jen Psaki nói sự tách lìa đó không làm suy yếu các nỗ lực tổ chức hòa đàm tại Geneva.
Bà Psaki nói có hàng ngàn nhóm khác nhau và nhiều người nằm trong danh sách này là các vị chỉ huy chiến trường, do đó ta vẫn phải nhìn vào tác động chính xác ra sao. Theo bà, rõ ràng là sự tham gia của phe đối lập vào hội nghị ở Geneva là điều cấp thiết.
Trong bối cảnh có thêm thường dân chạy trốn cuộc giao tranh, cũng có những thắc mắc về việc một chính phủ chuyển tiếp đạt được qua các cuộc đàm phán ở Geneva đó sẽ bao gồm các thành phần như thế nào.
Chuyên gia phân tích của Viện Hòa bình Hoa Kỳ Manal Omar có nhận xét:
“Có một thỏa thuận giữa phe đối lập rằng sẽ cần phải có một chính phủ bao gồm mọi thành phần. Có sự thấu hiểu là cần phải cố gắng tìm ra các phương sách để bảo vệ những khối thiểu số, kể cả người Alawi. Về lý thuyết thì có một sự đồng thuận rất mạnh. Một lần nữa, điều gì sẽ xảy ra trên thực tế?”
Tổng thống Assad nói các phần tử khủng bố nước ngoài đang nhắm mục tiêu vào khối thiểu số Alawi và tìm cách chia rẽ đất nước. Với sự ủng hộ của Nga và Iran, ông Ahmed nói Tổng thống Assad đã đồng ý trên nguyên tắc với các cuộc đàm phán ở Geneva bởi vì ông ta ở trong một vị thế mạnh.
“Ông ấy biết là phe đối lập chưa thực sự hình thành phong trào mà ông nghĩ có thể lật đổ ông vào lúc bắt đầu tiến trình này vài năm trước. Do đó sách lược của ông là làm cho phong trào đó suy yếu, rồi gạt phong trào này ra.”
Theo ông Manal Omar, quyền lực kéo dài của Tổng thống Assad gây bất ổn cho một số đối thủ trẻ hơn của ông ta đã theo dõi sự trở lại của sức mạnh quân đội ở Ai Cập.
“Họ đang chiến đấu. Họ đang hy sinh và theo dõi Ai Cập và theo dõi gần như một số các nhân và cơ chế cũ tái xuất hiện 2 năm sau thực sự gây kinh hoàng về mặt những gì đang xảy ra tại Syria sau 2 năm, sau khi gây ra một con số tử vong không thể tưởng tượng được.”
Tác động của chiến tranh đối với thường dân cũng nằm trong khuôn khổ các cuộc đàm phán ở Châu Âu trong tuần này với 1/4 dân số Syria bị thất tán ngay trong nước và hơn 2 triệu người tỵ nạn.