LONDON —
Giới chức châu Âu đang phản đối Washington sau khi có những tiết lộ nói rằng chương trình tình báo của Mỹ thu thập dữ liệu về hàng triệu cuộc gọi điện thoại, và theo dõi các cuộc gọi điện thoại của những nhà lãnh đạo cấp cao ở châu lục này.
Hôm thứ Hai, Đại sứ Mỹ tại Madrid được triệu tới để nghe chính phủ Tây Ban Nha phản đối sau khi có những tiết lộ nói Cơ quan An ninh Quốc gia của Mỹ, NSA, thu thập dữ liệu về nơi gọi đi và gọi tới của hàng triệu cuộc gọi điện thoại ở Tây Ban Nha.
Ðược biết một bộ trưởng chính phủ Tây Ban Nha gọi hoạt động này là hành vi "không thích hợp và không thể chấp nhận được" của một quốc gia thân hữu.
Những tiết lộ mới nhất được cho là từ những thông tin do cựu nhân viên an ninh NSA Edward Snowden cung cấp, đang tị nạn tạm thời ở Nga. Thông tin của Snowden cũng cho biết NSA theo dõi hàng triệu cuộc gọi điện thoại ở Pháp.
Ông James Boys, chuyên gia về chính sách của Mỹ tại trường King’s College ở London, nói những vụ theo dõi vừa kể cho thấy rõ mức độ nghiêm túc mà giới chức Mỹ xem là trách nhiệm của mình làm mọi thứ có thể để chống khủng bố. Ông nói:
"Những gì mà vụ việc này cho thấy là những lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ vẫn sẽ được tiếp nối và theo đuổi, bất kể ai đang ngồi trong Tòa Bạch Ốc, và họ sẽ theo đuổi cho dù có thể sẽ làm phật ý, thậm chí ngay cả với những đồng minh ở khắp châu Âu."
Hoạt động theo dõi điện thoại trên quy mô lớn xác định điểm đầu và điểm cuối của các cuộc gọi điện thoại trong một nỗ lực nhằm xác lập những mô thức và tìm ra những kẻ khủng bố mà không thực sự phải nghe lén.
Nhưng các tiết lộ mới nhất về việc theo dõi này xuất hiện sau những cáo buộc nói tình báo Mỹ đã nghe lén các cuộc gọi điện thoại của 35 nhà lãnh đạo thế giới trong nhiều năm, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Thủ tướng Merkel đã cử các quan chức tình báo cao cấp đến Washington để yêu cầu một cuộc điều tra .
Truyền thông Ðức nói Tổng thống Mỹ Barack Obama có biết về việc theo dõi này nhưng NSA phủ nhận. Báo Wall Street Journal đưa tin Tổng thống không hay biết về chương trình này cho đến vài tháng trở lại đây, và ông đã ra lệnh đình chỉ.
Anton Troianovski, phóng viên của báo Wall Street Journal ở Ðức, nói dù tổng thống biết hay không điều này đang trở thành "một sự kiện lớn" trong quan hệ Mỹ-Đức:
"Ðây thực sự là điều mà giới lãnh đạo chính trị ở đây cảm thấy bị xúc phạm. Mấy ngày qua Thủ tướng Merkel đã nói đi nói lại về lòng tin bị rạn vỡ, và cần phải tái lập lòng tin. Mọi người thực sự khó lòng giải thích được mục đích của việc này là gì."
Troianovski nói tác động lâu dài của những tiết lộ này sẽ tùy thuộc vào việc Mỹ giải thích ra sao về hành động của mình trước các nhà lãnh đạo châu Âu và người dân của họ.
Tại một hội nghị thượng đỉnh tuần trước, các nhà lãnh đạo châu Âu thay nhau chỉ trích chương trình thu thập tình báo của Mỹ. Nhưng ông James Boys hoài nghi về sự phẫn nộ của châu Âu. Ông nói:
"Các cơ quan tình báo châu Âu liên kết với Cơ quan NSA của Mỹ, và các cường quốc châu Âu sẽ được hưởng lợi từ một số thông tin tình báo mà Cơ quan NSA thu thập. Vì vậy chắc chắn là có sự khó chịu, nhưng tất cả các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ biết rằng cuộc nói chuyện bị theo dõi. Do vậy nên tôi nghĩ ngoài mặt có nhiều người vờ làm căng."
Một thành viên cao cấp của Quốc hội Mỹ cũng bày tỏ quan điểm tương tự vào hôm Chủ nhật. Dân biểu Cộng hòa Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, gọi sự phản đối của châu Âu là "vờ vĩnh" và nói việc theo dõi giúp giữ cho Mỹ và các đồng minh được an toàn.
Báo New York Times đưa tin rằng, Pháp và Đức sẽ cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách thắt chặt hơn quan hệ với tình báo Mỹ, trong một thỏa thuận chia sẻ những thông tin nhạy cảm nhất, để đổi lấy lời hứa không do thám lẫn nhau.
Báo này nói chính phủ châu Âu cũng có thể bắt buộc các công ty truyền thông toàn cầu phải có sự chấp thuận của họ trước khi cung cấp cho các cơ quan tình báo Mỹ những thông tin về những cuộc gọi điện thoại hoặc email trong nước họ.
Hôm thứ Hai, Đại sứ Mỹ tại Madrid được triệu tới để nghe chính phủ Tây Ban Nha phản đối sau khi có những tiết lộ nói Cơ quan An ninh Quốc gia của Mỹ, NSA, thu thập dữ liệu về nơi gọi đi và gọi tới của hàng triệu cuộc gọi điện thoại ở Tây Ban Nha.
Ðược biết một bộ trưởng chính phủ Tây Ban Nha gọi hoạt động này là hành vi "không thích hợp và không thể chấp nhận được" của một quốc gia thân hữu.
Những tiết lộ mới nhất được cho là từ những thông tin do cựu nhân viên an ninh NSA Edward Snowden cung cấp, đang tị nạn tạm thời ở Nga. Thông tin của Snowden cũng cho biết NSA theo dõi hàng triệu cuộc gọi điện thoại ở Pháp.
Ông James Boys, chuyên gia về chính sách của Mỹ tại trường King’s College ở London, nói những vụ theo dõi vừa kể cho thấy rõ mức độ nghiêm túc mà giới chức Mỹ xem là trách nhiệm của mình làm mọi thứ có thể để chống khủng bố. Ông nói:
"Những gì mà vụ việc này cho thấy là những lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ vẫn sẽ được tiếp nối và theo đuổi, bất kể ai đang ngồi trong Tòa Bạch Ốc, và họ sẽ theo đuổi cho dù có thể sẽ làm phật ý, thậm chí ngay cả với những đồng minh ở khắp châu Âu."
Hoạt động theo dõi điện thoại trên quy mô lớn xác định điểm đầu và điểm cuối của các cuộc gọi điện thoại trong một nỗ lực nhằm xác lập những mô thức và tìm ra những kẻ khủng bố mà không thực sự phải nghe lén.
Nhưng các tiết lộ mới nhất về việc theo dõi này xuất hiện sau những cáo buộc nói tình báo Mỹ đã nghe lén các cuộc gọi điện thoại của 35 nhà lãnh đạo thế giới trong nhiều năm, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Thủ tướng Merkel đã cử các quan chức tình báo cao cấp đến Washington để yêu cầu một cuộc điều tra .
Truyền thông Ðức nói Tổng thống Mỹ Barack Obama có biết về việc theo dõi này nhưng NSA phủ nhận. Báo Wall Street Journal đưa tin Tổng thống không hay biết về chương trình này cho đến vài tháng trở lại đây, và ông đã ra lệnh đình chỉ.
Anton Troianovski, phóng viên của báo Wall Street Journal ở Ðức, nói dù tổng thống biết hay không điều này đang trở thành "một sự kiện lớn" trong quan hệ Mỹ-Đức:
"Ðây thực sự là điều mà giới lãnh đạo chính trị ở đây cảm thấy bị xúc phạm. Mấy ngày qua Thủ tướng Merkel đã nói đi nói lại về lòng tin bị rạn vỡ, và cần phải tái lập lòng tin. Mọi người thực sự khó lòng giải thích được mục đích của việc này là gì."
Troianovski nói tác động lâu dài của những tiết lộ này sẽ tùy thuộc vào việc Mỹ giải thích ra sao về hành động của mình trước các nhà lãnh đạo châu Âu và người dân của họ.
Tại một hội nghị thượng đỉnh tuần trước, các nhà lãnh đạo châu Âu thay nhau chỉ trích chương trình thu thập tình báo của Mỹ. Nhưng ông James Boys hoài nghi về sự phẫn nộ của châu Âu. Ông nói:
"Các cơ quan tình báo châu Âu liên kết với Cơ quan NSA của Mỹ, và các cường quốc châu Âu sẽ được hưởng lợi từ một số thông tin tình báo mà Cơ quan NSA thu thập. Vì vậy chắc chắn là có sự khó chịu, nhưng tất cả các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ biết rằng cuộc nói chuyện bị theo dõi. Do vậy nên tôi nghĩ ngoài mặt có nhiều người vờ làm căng."
Một thành viên cao cấp của Quốc hội Mỹ cũng bày tỏ quan điểm tương tự vào hôm Chủ nhật. Dân biểu Cộng hòa Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, gọi sự phản đối của châu Âu là "vờ vĩnh" và nói việc theo dõi giúp giữ cho Mỹ và các đồng minh được an toàn.
Báo New York Times đưa tin rằng, Pháp và Đức sẽ cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách thắt chặt hơn quan hệ với tình báo Mỹ, trong một thỏa thuận chia sẻ những thông tin nhạy cảm nhất, để đổi lấy lời hứa không do thám lẫn nhau.
Báo này nói chính phủ châu Âu cũng có thể bắt buộc các công ty truyền thông toàn cầu phải có sự chấp thuận của họ trước khi cung cấp cho các cơ quan tình báo Mỹ những thông tin về những cuộc gọi điện thoại hoặc email trong nước họ.