Đường dẫn truy cập

Mỹ cảnh cáo Trung Quốc chớ tiếp tay Nga


Phái đoàn Trung Quốc rời khách sạn Waldorf Astoria tại Rome, Ý, nơi diễn ra cuộc họp của Cố vấn Anh ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan và nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì về Ukraine, ngày 14/3/2022.
Phái đoàn Trung Quốc rời khách sạn Waldorf Astoria tại Rome, Ý, nơi diễn ra cuộc họp của Cố vấn Anh ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan và nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì về Ukraine, ngày 14/3/2022.

Sau cuộc họp kéo dài hôm 14/3 với Trung Quốc, Mỹ cảnh cáo Bắc Kinh chớ có tiếp tay Nga trong cuộc xâm lược Ukraine.

Kể từ khi tiến đánh Ukraine hôm 24/2 tới nay, Nga chưa chiếm được một trong mười thành phố lớn nhất của Ukraine.

Nga gọi hành động của mình là ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ để ‘phi phát xít hoá’ Ukraine và đề nghị Trung Quốc hỗ trợ quân sự lẫn kinh tế, theo các giới chức Mỹ.

Moscow phủ nhận điều này, nói rằng họ có đủ nguồn lực để hoàn thành mục tiêu. Còn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì nói rằng thông tin về việc yêu cầu hỗ trợ là ‘tin thất thiệt.’

Trung Quốc tỏ ý sẵn sàng cung cấp hỗ trợ cho Nga, một quan chức Mỹ cho hay, trong lúc cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan gặp nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Dương Khiết Trì, tại Rome hôm 14/3.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ned Price, cùng ngày cho báo giới biết “Chúng tôi sẽ không để cho bất kỳ một quốc gia nào bù lỗ thiệt hại cho Nga.”

Cuộc họp giữa ông Sullivan và ông Dương kéo dài 7 giờ đồng hồ, theo một quan chức Mỹ.

Phương Tây đang đo lường cách đáp trả bất cứ sự dính líu nào của Trung Quốc, nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới và cũng là nơi cung cấp hàng nước ngoài vào Mỹ nhiều nhất.

Tại Nga, một cuộc biểu tình phản chiến bất ngờ xảy ra trong chương trình tin tức chính trên kênh số 1 của truyền hình nhà nước, nguồn tin chủ yếu của hàng triệu người Nga và bám sát chính sách của điện Kremlin.

Một phụ nữ giơ cao bảng hiệu ghi dòng chữ tiếng Anh và tiếng Nga: “Không chiến tranh. Dừng chiến tranh. Đừng tin tuyên truyền. Họ đang dối gạt quý vị.”

Người ta nhìn thấy hình ảnh và nghe tiếng của người biểu tình vài giây trước khi kênh này chuyển sang một bài tường thuật khác để ‘cắt sóng’ đoạn biểu tình đó.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG