Chính phủ Miến Điện cam kết bảo vệ và hợp tác với các cơ quan cứu trợ quốc tế. Nhân viên của các cơ quan này bị buộc phải chạy khỏi bang Rakhine ở miền tây Miến Điện sau các vụ bạo loạn.
Các đám đông Phật giáo hồi tháng rồi tấn công vào các cơ sở của một số tổ chức cứu trợ cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho hàng chục ngàn người Hồi giáo Rohingya trong các trại tạm trú ở Rakhine.
Chính phủ Miến Ðiện bị chỉ trích là đã không nỗ lực đủ để bảo vệ các nhân viên cứu trợ này cũng như đã không cho phép nhiều người trong số này quay trở lại khi bạo loạn chấm dứt, làm cho nguồn tiếp tế cho các trại tạm trú bị cắt đứt.
Sau khi gặp phải phản ứng gay gắt từ giới chức Liên hiệp quốc và các nước, chính phủ Miến tuyên bố sẽ cung cấp cho các tổ chức cứu trợ ‘đầy đủ dịch vụ an ninh và sẽ hợp tác với họ ở mọi cấp độ.’
Miến Ðiện cũng cam kết sẽ đưa ra ánh sáng những kẻ cầm đầu và những người dính líu tới các cuộc tấn công ở Rakhine.
Chính quyền Miến Ðiện thừa nhận các cuộc tấn công này trở nên nghiêm trọng một phần bởi cách ứng phó được mô tả là ‘chậm chạp’ từ phía chính quyền.
Các đám đông Phật giáo hồi tháng rồi tấn công vào các cơ sở của một số tổ chức cứu trợ cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho hàng chục ngàn người Hồi giáo Rohingya trong các trại tạm trú ở Rakhine.
Chính phủ Miến Ðiện bị chỉ trích là đã không nỗ lực đủ để bảo vệ các nhân viên cứu trợ này cũng như đã không cho phép nhiều người trong số này quay trở lại khi bạo loạn chấm dứt, làm cho nguồn tiếp tế cho các trại tạm trú bị cắt đứt.
Sau khi gặp phải phản ứng gay gắt từ giới chức Liên hiệp quốc và các nước, chính phủ Miến tuyên bố sẽ cung cấp cho các tổ chức cứu trợ ‘đầy đủ dịch vụ an ninh và sẽ hợp tác với họ ở mọi cấp độ.’
Miến Ðiện cũng cam kết sẽ đưa ra ánh sáng những kẻ cầm đầu và những người dính líu tới các cuộc tấn công ở Rakhine.
Chính quyền Miến Ðiện thừa nhận các cuộc tấn công này trở nên nghiêm trọng một phần bởi cách ứng phó được mô tả là ‘chậm chạp’ từ phía chính quyền.