Đường dẫn truy cập

Người Rohingya ở vào thế khó xử khi Miến Điện kiểm kê dân số


Miến Điện mở các lớp huấn luyện về kiểm kê dân số, 20/3/14
Miến Điện mở các lớp huấn luyện về kiểm kê dân số, 20/3/14
Miến Điện sẽ thực hiện cuộc kiểm kê dấn số đầu tiên của họ trong hơn ba thập niên, vào thời điểm mà căng thẳng sắc tộc và tôn giáo gia tăng. Các nhân viên thực hiện cuộc kiểm kê này sẽ phải ghi nhận chủng tộc và tôn giáo của mỗi cá nhân, và điều này gây ra các vấn đề sắc tộc cho người Hồi Giáo Rohingya, những người không được thừa nhận là công dân Miến Điện.

Chính phủ Miến Điện không chính thức thừa nhận một số các nhóm sắc tộc sống trong vùng biên giới Miến Điện từ lâu. Nhưng cuộc kiểm kê dân số sắp tới đòi hỏi phải kiểm kê họ dưới một trong những sắc tộc được chính thức thừa nhận tại nước này.

Sắc tộc Hồi Giáo Rohingya không có quốc tịch, gồm hầu hết những người sống tại bang Rakhine thường xuyên bị xung đột, nằm trong số những người phải được xác định bằng thể loại “khác” và ghi vào sắc tộc của họ.

Bộ trưởng Dân số Khin Yi gợi ý rằng những người ghi vào “Rohingya” có thể bị truy tố vì cung cấp thông tin không đúng. Ông đề cập tới người Rohingya là Bangali, phản ánh chính sách của chính phủ coi họ là người nước ngoài từ Bangladesh. Ông không trông đợi những vấn đề tại Sittwe, thủ phủ của bang Rakhine.

“Chúng tôi đã không thực hiện một cuộc kiểm kê thử tại Sittwe, bang Rakhine bởi vì vào lúc đó có sự xung đội giữa hai cộng đồng. Kể từ đó chúng tôi đã thảo luận với hai cộng đồng Rakhine và Bengali, và họ chấp nhận tiến trình kiểm kê, bởi vì tiến trình này bao gồm tất cả mọi người. Những người không tham gia sẽ mất cơ hội của họ.”

Các quan sát viên lo ngại rằng, những câu hỏi về việc xác định sắc tộc và tôn giáo có thể làm xấu đi khi có tình trạng khai trừ một số cộng đồng. Nhưng các cố vấn kỹ thuật của Liên Hiệp Quốc nói rằng đã quá trễ và quá tốn kém để thay đổi những câu hỏi.

Trong những ngày dẫn tới cuộc kiểm kê dân số này tăng sĩ cực đoan chống Hồi Giáo đã đọc một bài diễn văn có nhiều người tham dự tại bang Rakhine về việc bảo vệ chủng tộc và tôn giáo, và đã lãnh đạo các cuộc biểu tình bênh vực một cuộc tẩy chay việc kiểm kê dân số.

Ở đây, ông Wirathu tố cáo Hồi Giáo là nhắm vào các tăng sĩ và khủng bố những người tốt. Ông nói rằng nhà chức trách phải trục xuất các tổ chức cứu trợ quốc tế giúp đỡ Hồi Giáo. Ông cũng nói rằng Hồi Giáo nên bị từ chối các quyền về quốc tịch và hôn nhân.

Nhiều người sợ rằng việc bị xác định là Rohingya sẽ đe dọa tới tiềm năng được trở thành công dân, nhưng nếu không xác định là Rohingya thì sẽ khiến cho cộng đồng của họ không được đại diện đầy đủ.

Ông Zaw Aye bộ trưởng đặc trách vấn đề quốc tịch của người Rakhine, một người lo ngại về các cuộc bạo động tại thị trấn quê hương của ông. Ông nói rằng tình hình sẽ được cải thiện nếu dân chúng đình chỉ việc xác định họ là người Rohingya:

“Ghi tên một người không tồn tại sẽ gây ra bạo động. Nhưng nếu họ được kiểm kê là Bengalis, thì sẽ không có vấn đề gì.”

Ông Kyaw Min, một chính trị gia Rohingya nói rằng, nhiều người sợ bị xác định là Rohingya sẽ đe dọa tới quy chế hợp pháp của họ, nhưng nếu không xác định là Rohingya thì sẽ khiến cộng đồng của họ không được dại diện đầy đủ.

“Tôi là người Rohingya, tôi sẽ đăng ký là người Rohingya, tôi nghĩ rằng những người kiểm kê cũng sẽ viết tên tôi là Rohingya, bởi vì họ có bổn phận làm theo luật kiểm kê. Việc nhận một sắc tộc không phải là một vấn đề bạo động. Ai khởi đầu cuộc bạo động mới là vấn đề.

Cuộc kiểm kê dân số trên toàn quốc bắt đầu vào cuối tháng này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG