Cơ quan phụ trách các vấn đề nhân quyền của Liên Hiệp Quốc hôm 9/8 quan tâm trước sự kiện Việt Nam hành quyết trở lại những người bị kêu án tử hình sau gần hai năm tạm ngưng.
Phát ngôn viên Cecile Pouilly của cơ quan này nói với các nhà báo rằng họ thất vọng về quyết định này.
Theo báo chí nhà nước Việt Nam, hôm 6/8, tội nhân tử hình đầu tiên bị chích thuốc độc là một thanh niên 27 tuổi, can tội sát nhân.
Phát ngôn viên Pouilly nói rằng sau khoảng 18 tháng không thi hành án tử hình, việc này thể hiện một bước lùi trong thành tích nhân quyền của Việt Nam, khiến cho cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc lo ngại về số phận của khoảng 116 tù nhân lãnh án tử hình có thể bị hành quyết nay mai.
Bà Pouilly cho biết, tháng trước, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Navi Pillay có gởi một lá thơ cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cảnh báo rằng luật về hình phạt tử hình của Việt Nam vẫn còn sơ hở, bà Pillay kêu gọi Việt Nam nên hủy bỏ án tử hình, nhưng lá thơ không được trả lời.
Phát ngôn viên Pouilly kêu gọi Việt Nam không nên tiến hành thêm các vụ hành quyết, và hãy cùng với nhiều nước khác, trong đó có 19 nước châu Á Thái Bình Dương, hoãn thi hành án tử hình hoặc hủy bỏ loại hình phạt này.
Ngoài ra, bà nói, Việt Nam cũng nên công khai hóa các dữ liệu chính thức liên quan đến chuyện sử dụng án tử hình, mà hiện nay Việt Nam xem là bí mật nhà nước.
Nguồn: AFP/Global Post
Phát ngôn viên Cecile Pouilly của cơ quan này nói với các nhà báo rằng họ thất vọng về quyết định này.
Theo báo chí nhà nước Việt Nam, hôm 6/8, tội nhân tử hình đầu tiên bị chích thuốc độc là một thanh niên 27 tuổi, can tội sát nhân.
Phát ngôn viên Pouilly nói rằng sau khoảng 18 tháng không thi hành án tử hình, việc này thể hiện một bước lùi trong thành tích nhân quyền của Việt Nam, khiến cho cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc lo ngại về số phận của khoảng 116 tù nhân lãnh án tử hình có thể bị hành quyết nay mai.
Bà Pouilly cho biết, tháng trước, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Navi Pillay có gởi một lá thơ cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cảnh báo rằng luật về hình phạt tử hình của Việt Nam vẫn còn sơ hở, bà Pillay kêu gọi Việt Nam nên hủy bỏ án tử hình, nhưng lá thơ không được trả lời.
Phát ngôn viên Pouilly kêu gọi Việt Nam không nên tiến hành thêm các vụ hành quyết, và hãy cùng với nhiều nước khác, trong đó có 19 nước châu Á Thái Bình Dương, hoãn thi hành án tử hình hoặc hủy bỏ loại hình phạt này.
Ngoài ra, bà nói, Việt Nam cũng nên công khai hóa các dữ liệu chính thức liên quan đến chuyện sử dụng án tử hình, mà hiện nay Việt Nam xem là bí mật nhà nước.
Nguồn: AFP/Global Post