Đường dẫn truy cập

Xáo trộn tại Libya có thể ảnh hưởng các nước miền Nam


Những người châu Phi lao động bên Libya chạy trốn khỏi tình trạng bất ổn ở nước này
Những người châu Phi lao động bên Libya chạy trốn khỏi tình trạng bất ổn ở nước này

Các nước láng giềng miền Nam của Libya dường như chưa đủ sức đối phó với làn sóng người tỵ nạn, lính đánh thuê, và thất nghiệp từ Libya có thể sắp sửa đổ vào.

Mặc dù thị trấn Dirkou của Niger nằm cách xa vùng giao tranh tại Libya cả ngàn kilomet, nhưng các nhà phân tích e rằng nay mai, Dirkou có thể trở thành trung tâm tiếp đón những người từ Libya chạy sang, dù thị trấn này thuộc vùng sa mạc, rất nghèo, và không có đủ cơ sở hạ tầng.

Jeremy Keenan, chuyên viên người Anh về các vấn đề châu Phi nói rằng chưa có một nước nào, một tổ chức quốc tế nào, chuẩn bị để giúp những thị trấn như Dirkou giải quyết số người đổ về từ cuộc khủng hoảng tại Libya.

Ông Keenan nói mối lo lớn nhất của ông là lính đánh thuê. Đại tá Gadhafi, ông nói, đã tuyển dụng từ vài trăm đến vài ngàn lính đánh thuê từ các nước miền Nam châu Phi.

Đạo quân của ông này còn có khoảng 10.000 tay súng bộ lạc du mục Tuareg đang sống rải rác tại các nước Libya, Mali, Niger, Chad, và Burkina Faso. Ông nói tiếp:

“Nếu chính phủ Gadhafi đổ, thành phần này hoặc là trở về quê quán hoặc là đi tìm chỗ tạm trú để có thể tiếp tục phạm tội ác. Do đó, tôi không loại trừ trường hợp thành phần này chạy sang các nước như Sudan, Chad, Mali, hoặc Niger.”

Ông nói rằng quân đội các nước này đã khá hơn trong vòng 10 năm qua, nhưng vũ khí của họ không hiện đại giống như vũ khí của các nhóm đánh thuê:

“Họ chỉ được huấn luyện để đối phó với các thách thức bình thường. Nhưng đây không phải thách thức bình thường. Làn sóng lính đánh thuê này sắp sửa tấn công họ.”

Ngoài thành phần lính đánh thuê, còn phải kể đến những người thất nghiệp từ Libya chạy sang.

Ông David Shinn, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Ethiopia nói rằng các số thống kê về lính đánh thuê có hơi cường điệu, ông chỉ quan tâm đến thành phần những người châu Phi lao động bên Libya không biết phải làm gì sau khi hồi hương.

5 triệu người tại Libya có cuộc sống tương đối khá nhờ dầu hỏa, nhưng đến 20% số này là dân lao động đến từ các nước châu Phi miền Nam. Một số người đã hồi hương, tạo thêm gánh nặng cho quốc gia gốc của họ.

Đường dẫn liên quan

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG