Đường dẫn truy cập

LHQ: Các vận động viên là 'người bảo vệ nhân quyền' cần được bảo vệ


Các nhà hoạt động Tây Tạng đứng trước trụ sở Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) trong cuộc biểu tình trước Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022, vào ngày 26/11/2021 tại Lausanne, Thụy Sĩ.
Các nhà hoạt động Tây Tạng đứng trước trụ sở Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) trong cuộc biểu tình trước Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022, vào ngày 26/11/2021 tại Lausanne, Thụy Sĩ.

Các vận động viên lên tiếng đòi bình đẳng hoặc tố cáo hành vi lạm dụng trong môn thể thao của họ thường phải chịu rủi ro cá nhân rất lớn và phải được bảo vệ giống như tất cả những người bảo vệ nhân quyền khác, người đứng đầu về nhân quyền của Liên Hợp Quốc nói hôm 1/7.

“Khi các vận động viên sử dụng tiếng nói của mình để thúc đẩy sự bình đẳng trong thể thao, họ là những người bảo vệ nhân quyền,” ông Volker Turk, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, cho biết.

"Họ thường lên tiếng với rủi ro lớn cho bản thân và sự nghiệp của mình, trong bối cảnh không phải lúc nào cũng cởi mở với những lời chỉ trích từ bên trong. Bởi vì – cũng như trong các lĩnh vực khác – động lực quyền lực vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều trong thế giới thể thao, và cần phải làm nhiều hơn nữa để loại bỏ chúng."

Ông Turk, người không nêu tên bất kỳ vận động viên nào, cho biết những người sử dụng tiếng nói của mình để giải quyết các vấn đề trong môn thể thao của họ hoặc trong xã hội nên được bảo vệ và có “các cơ hội để lên tiếng và tìm giải pháp, một cách an toàn và không sợ bị trả thù”.

Ông Turk phát biểu như vậy tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ở Geneva trong một hội thảo cùng với ông Thomas Bach, chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), về nhân quyền và Thế vận hội trước Thế vận hội Mùa hè Paris.

Paris sẽ tổ chức Thế vận hội từ ngày 26/7 đến ngày 11/8 và Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympics từ ngày 28/8 đến ngày 8/9.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG