Thông thường, người dân Nam Triều Tiên không được phép gửi các tin tức xuyên qua biên giới. Đã không có dịch vụ thư tín và điện thoại giữa hai nước từ 6 thập niên nay. Nhưng sau các chết của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-Il. Bộ Thống nhất Nam Triều Tiên đang du di trong luật lệ.
Bà Park Soo-jin là phó phát ngôn viên của cơ quan chính phủ này chuyên xử lý các quan hệ với miền Bắc.
Trong một cuộc họp báo hôm nay, bà Park nói Bộ Thống nhất sẽ chấp nhận đơn xin của các cá nhân hay tổ chức muốn ngỏ lời chia buồn với Bắc Triều Tiên. Và sau khi bộ liên lạc với Bình Nhưỡng, những lời nhắn có thể được gửi qua miền Bắc bằng thư hay fax.
Một số tổ chức dân sự cấp tiến, các chính đảng ủng hộ việc giao tiếp và các công ty làm ăn với Bắc Triều Tiên dự tính gửi lời chia buồn về cái chết của ông Kim. Bộ Thống Nhất Nam Triều Tiên nói Hyundai-Asan, công ty của Nam Triều Tiên điều hành một liên doanh du lịch với miền Bắc mới đây là cơ quan đầu tiên nộp đơn xin phép.
Và trong khi Seoul sẽ không gửi một phái đoàn chính thức đến dự tang lễ của ông Kim Jong-Il vào ngày 28 tháng này, Nam Triều Tiên sẽ cho phép người vợ của cố Tổng thống Kim Dae-Jung, bà Lee Hee-ho và chủ tịch của Tập đoàn Hyundai là bà Hyun Jung-eun được đi dự, nếu Bình Nhưỡng đồng ý.
Sự kiện Nam Triều Tiên có một hành động nào đó để tưởng nhớ cuộc đời của ông Kim Jong-Il không được sự tán đồng mấy của nhà hoạt động Park Sang-hak. Ông là một người Bắc Triều Tiên đi đào tỵ cùng với những người biểu tình khác vừa thả bong bóng gắn các truyền đơn chống ông Kim Jong-il qua khu phi quân sự.
Ông nói Kim Jong-Il là loại người như thế nào. Không ai gửi lời phân ưu tới Libya sau khi Muammar Gadhafi qua đời. Kim Jong il còn tệ hại hơn Gadhafi, Gadhafi không có các trại tù, ông ta không để cho dân chết đói như ông Kim. Gửi một phái đoàn đi dự đám tang ông ta thật là chuyện vô lý.
Nhưng một số quan sát viên khác nói rằng xét vì tình trạng tệ hại trong bang giao liên Triều, chính quyền của ông Lee Myung-bak sẽ để lỡ một cơ hội cải thiên quan hệ nếu không chính thức ngỏ lời chia buồn.
Ông John Delury giảng dậy tại phân khoa Đông Á của trường Đại học Yonsei ở Seoul nói: “Chỉ là một cử chỉ chia buồn rất bị động, thay vì gửi một thông điệp trực tiếp từ phía chính phủ, thì họ nói là chúng tôi sẽ không cấm người này hay người khác đi chia buồn. Theo quan điểm của tôi, họ có thể còn làm hơn thế.”
Ông Delury nói chính phủ ở Seoul tiếp tục gửi các tín hiệu lẫn lộn cho Bình Nhưỡng. Trong khi cho phép các tổ chức tranh đấu thả bong bóng mang truyền đơn ngang qua biên giới, chính phủ lại yêu cầu các nhà thờ đừng thắp đèn Giáng Sinh dọc theo khu phi quân sự để tỏ lòng kính trọng miền Bắc.
Tổ chức cơ đốc Phục lâm định thắp đèn nhân ngày lễ vào 23 tháng 12 này cho biết họ sẽ đình hoãn buổi lễ.
Chính phủ Nam Triều Tiên chưa đưa ra lời phân ưu chính thức với Bắc Triều Tiên về cái chết của lãnh tụ Kim Jong-Il, nhưng để cho công dân và các tổ chức tư nhân được bầy tỏ lời chia buồn bằng cách cấp phép hãn hữu được liên lạc qua biên giới. Thông tín viên VOA Jason Strother tại Seoul tường thuật rằng sự kiện này không được sự tán thành của một số tổ chức tranh đấu nói rằng không ai nên lấy làm thương tiếc về cái chết của một nhà độc tài.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1