Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã rời Moscow vào hôm thứ Năm sau khi thất bại trong nỗ lực vào phút chót ngăn Tổng thống Nga Vladimir Putin đi tới chỗ ủng hộ một thỏa thuận hạt nhân của Iran đang hình thành tại Geneva.
Sau 4 giờ đàm phán ở Moscow, nhà lãnh đạo Nga nói với các phóng viên rằng “Chúng tôi, tại Nga, có cái nhìn lạc quan hơn về vấn đề hạt nhân của Iran”.
Nhà lãnh đạo Israel đã phải đối mặt với một cuộc chiến gay go tại Moscow.
Nga là láng giềng phía bắc của Iran và được biết đến như là một phía có chủ trương trung lập về chương trình hạt nhân của Iran.
Hôm thứ Hai, tổng thống Putin đã nói chuyện qua điện thoại với nhà lãnh đạo Iran Hassan Rouhani. Sau đó, một thông cáo của điện Kremlin cho hay “Ông Putin đã nhấn mạnh rằng nay đang có cơ hội thực sự để tìm ra một giải pháp cho vấn đề đã kéo dài này”.
Israel ủng hộ việc siết chặt các biện pháp chế tài kinh tế và hủy bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân của Iran. Tại Moscow, thủ tướng Netanyahu đã cố gắng ve vãn, công khai ca ngợi ông Putin đã làm trung gian cho một thoả thuận giải giới ở Syria. Ông lập luận rằng bây giờ Russia nên tìm cách thương lượng một thỏa thuận giải giới hạt nhân tương tự cho Iran.
Tại cuộc họp báo, ông Netanyahu nói: “Trong trường hợp của Syria, Nga và các cường quốc khác đã nhấn mạnh một cách chính đáng đến việc giải giới toàn bộ tại Syria”. Tại cuộc đàm phán ở Geneva, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Ðức dường như đang hình thành một thỏa thuận cho phép Iran giữ lại khả năng tinh chế uranium ở mức thấp, dưới sự kiểm soát của quốc tế.
Trong khi điện Kremlin nói không muốn Iran có bom nguyên tử, Nga không có mối bất an giống như Israel về vấn đề này. Nga hiện có 8.500 đầu đạn hạt nhân. Nhiều người Nga cho rằng họ không cảm thấy bị đe dọa khi Iran có một hay hai quả bom nguyên tử.
Ông George Mirsky, một chuyên gia về Trung Ðông tại Hàn lâm viện Khoa học Nga nhắc lại cuộc nói chuyện của một nhà ngoại giao Nga vài tháng trước đây tại hội nghị của Bộ Ngoại Giao ở Moscow.
Ô ng Mirsky kể: “Một trong các quan chức nói khá thẳng thừng rằng thà một nước Iran có hạt nhân còn hơn là một Iran thân Mỹ”. “Bạn có thể tưởng tượng được điều này không? Thà để một Iran có hạt nhân ủng hộ Nga hơn là một Iran thân Mỹ. Bởi vì cuối cùng, Nga sẽ chẳng bao giờ sợ hãi vũ khí hạt nhân của Iran.
Nhưng Nga sợ những vũ khí không quy ước mà Iran có thể sử dụng.
Iran có chung đường bờ biển Caspian với Dagestan, một quốc gia cộng hòa Nga với dân số Hồi giáo áp đảo, nơi mà những vụ đánh bom và nổ súng chống chính quyền diễn ra hằng ngày.
Dagestan là một cửa ngõ vào vùng Caucasus của Nga, một vùng núi non mà Nga đã tiến hành hai cuộc chiến toàn diện chống lại những phần tử ly khai trong hai thập niên kể từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ.
Ông Mirsky nói: “Iran có một số phương tiện để làm cho cuộc sống của người Nga ở Caucasus trở nên cùng cực, nhưng Iran rất trung thành và không bao giờ làm một điều gì tổn hại đến lợi ích của Nga tại Caucasus. Và điều đó được Nga cảm kích”.
Tehran cũng cảm kích đối với việc Moscow, nhiều thập niên trước, đã ngừng ủng hộ những nhóm ly khai người Azer và người Kurd ở miền bắc Iran.
Trong vấn đề chia rẽ giữa người Shia và Sunni trong thế giới Hồi giáo, Iran và Moscow cùng chống đối các nhóm Sunni có vũ trang, dù là ở vùng Caucasus của Nga hay trong vùng người Shiite kiểm soát ở Syria, một đồng minh của Iran.
Ðối với Nga, cũng còn có những lợi ích kinh tế trong hiện trạng các biện pháp chế tài kinh tế Iran. Các biện pháp chế tài gạt dầu hỏa và khí đốt của Iran ra khỏi thị trường thế giới, và sẽ nâng giá các mặt hàng xuất khẩu chính của Nga. Các biện pháp trừng phạt sẽ ngăn chặn các quốc gia giàu năng lượng ở sâu trong đất liền vùng Caspian sử dụng các ống dẫn dầu của Iran để xuất khẩu dầu lửa và khí đốt của họ ra thế giới bên ngoài.
Vì vậy, nhà lãnh đạo Israel đã phải đối mặt với một thách thức to lớn khi ông đáp máy bay tới Moscow vào thứ Tư. Tuy nhiên, điều chắc chắn là ông cũng mang theo một vài ảo tưởng.
Ngoài mặt, Nga và Israel có quan hệ tốt: miễn phí hộ chiếu du lịch và một triệu người nói tiếng Nga ở Israel. Thế nhưng, người Israel có một sự hoài nghi sâu sắc đối với người Nga.
Tháng Tư vừa qua, trung tâm nghiên cứu Pew đã hỏi nhiều người trên cả thế giới về thái độ của họ đối với Nga. Trong số những người được khảo sát ở 38 quốc gia, thì số người có mức độ không ưa thích cao nhất, 77% được ghi nhận là ở Israel.
Sau 4 giờ đàm phán ở Moscow, nhà lãnh đạo Nga nói với các phóng viên rằng “Chúng tôi, tại Nga, có cái nhìn lạc quan hơn về vấn đề hạt nhân của Iran”.
Nhà lãnh đạo Israel đã phải đối mặt với một cuộc chiến gay go tại Moscow.
Nga là láng giềng phía bắc của Iran và được biết đến như là một phía có chủ trương trung lập về chương trình hạt nhân của Iran.
Hôm thứ Hai, tổng thống Putin đã nói chuyện qua điện thoại với nhà lãnh đạo Iran Hassan Rouhani. Sau đó, một thông cáo của điện Kremlin cho hay “Ông Putin đã nhấn mạnh rằng nay đang có cơ hội thực sự để tìm ra một giải pháp cho vấn đề đã kéo dài này”.
Israel ủng hộ việc siết chặt các biện pháp chế tài kinh tế và hủy bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân của Iran. Tại Moscow, thủ tướng Netanyahu đã cố gắng ve vãn, công khai ca ngợi ông Putin đã làm trung gian cho một thoả thuận giải giới ở Syria. Ông lập luận rằng bây giờ Russia nên tìm cách thương lượng một thỏa thuận giải giới hạt nhân tương tự cho Iran.
Tại cuộc họp báo, ông Netanyahu nói: “Trong trường hợp của Syria, Nga và các cường quốc khác đã nhấn mạnh một cách chính đáng đến việc giải giới toàn bộ tại Syria”. Tại cuộc đàm phán ở Geneva, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Ðức dường như đang hình thành một thỏa thuận cho phép Iran giữ lại khả năng tinh chế uranium ở mức thấp, dưới sự kiểm soát của quốc tế.
Trong khi điện Kremlin nói không muốn Iran có bom nguyên tử, Nga không có mối bất an giống như Israel về vấn đề này. Nga hiện có 8.500 đầu đạn hạt nhân. Nhiều người Nga cho rằng họ không cảm thấy bị đe dọa khi Iran có một hay hai quả bom nguyên tử.
Ông George Mirsky, một chuyên gia về Trung Ðông tại Hàn lâm viện Khoa học Nga nhắc lại cuộc nói chuyện của một nhà ngoại giao Nga vài tháng trước đây tại hội nghị của Bộ Ngoại Giao ở Moscow.
Ô ng Mirsky kể: “Một trong các quan chức nói khá thẳng thừng rằng thà một nước Iran có hạt nhân còn hơn là một Iran thân Mỹ”. “Bạn có thể tưởng tượng được điều này không? Thà để một Iran có hạt nhân ủng hộ Nga hơn là một Iran thân Mỹ. Bởi vì cuối cùng, Nga sẽ chẳng bao giờ sợ hãi vũ khí hạt nhân của Iran.
Nhưng Nga sợ những vũ khí không quy ước mà Iran có thể sử dụng.
Iran có chung đường bờ biển Caspian với Dagestan, một quốc gia cộng hòa Nga với dân số Hồi giáo áp đảo, nơi mà những vụ đánh bom và nổ súng chống chính quyền diễn ra hằng ngày.
Dagestan là một cửa ngõ vào vùng Caucasus của Nga, một vùng núi non mà Nga đã tiến hành hai cuộc chiến toàn diện chống lại những phần tử ly khai trong hai thập niên kể từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ.
Ông Mirsky nói: “Iran có một số phương tiện để làm cho cuộc sống của người Nga ở Caucasus trở nên cùng cực, nhưng Iran rất trung thành và không bao giờ làm một điều gì tổn hại đến lợi ích của Nga tại Caucasus. Và điều đó được Nga cảm kích”.
Tehran cũng cảm kích đối với việc Moscow, nhiều thập niên trước, đã ngừng ủng hộ những nhóm ly khai người Azer và người Kurd ở miền bắc Iran.
Trong vấn đề chia rẽ giữa người Shia và Sunni trong thế giới Hồi giáo, Iran và Moscow cùng chống đối các nhóm Sunni có vũ trang, dù là ở vùng Caucasus của Nga hay trong vùng người Shiite kiểm soát ở Syria, một đồng minh của Iran.
Ðối với Nga, cũng còn có những lợi ích kinh tế trong hiện trạng các biện pháp chế tài kinh tế Iran. Các biện pháp chế tài gạt dầu hỏa và khí đốt của Iran ra khỏi thị trường thế giới, và sẽ nâng giá các mặt hàng xuất khẩu chính của Nga. Các biện pháp trừng phạt sẽ ngăn chặn các quốc gia giàu năng lượng ở sâu trong đất liền vùng Caspian sử dụng các ống dẫn dầu của Iran để xuất khẩu dầu lửa và khí đốt của họ ra thế giới bên ngoài.
Vì vậy, nhà lãnh đạo Israel đã phải đối mặt với một thách thức to lớn khi ông đáp máy bay tới Moscow vào thứ Tư. Tuy nhiên, điều chắc chắn là ông cũng mang theo một vài ảo tưởng.
Ngoài mặt, Nga và Israel có quan hệ tốt: miễn phí hộ chiếu du lịch và một triệu người nói tiếng Nga ở Israel. Thế nhưng, người Israel có một sự hoài nghi sâu sắc đối với người Nga.
Tháng Tư vừa qua, trung tâm nghiên cứu Pew đã hỏi nhiều người trên cả thế giới về thái độ của họ đối với Nga. Trong số những người được khảo sát ở 38 quốc gia, thì số người có mức độ không ưa thích cao nhất, 77% được ghi nhận là ở Israel.