Lãnh tụ tối cao Iran nói Tehran sẽ không nhượng bộ về điều ông gọi là các quyền về hạt nhân của nước này trong các cuộc thương nghị với 6 cường quốc thế giới vừa nối lại hôm nay tại Geneva.
Phát biểu trước vòng đàm phán mới nhất về chương trình hạt nhân của Iran, ông Ayatollah Ali Khameini nói ông đã định ra “các vạch đỏ” cho các nhà thương thuyết của ông, nhưng củng nói rằng Iran muốn thân thiện với tất cả quốc gia, kể cả Hoa Kỳ.
5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cùng với Ðức, muốn có một thỏa thuận tạm thời đòi Iran phải đình chỉ một số hoạt động tinh chế và chấp nhận thêm các cuộc thanh sát để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp chế tài.
Trưởng ban đối ngoại Liên hiệp châu Âu, bà Catherine Ashton, hôm nay đã họp với Ngoại trưởng Iran Javad Zarif. Ðây là lần thứ ba trong 5 tuần, phái đoàn quốc tế, do Liên hiệp Âu châu lãnh đạo, tề tự tại Geneva để họp với ngoại trưởng Iran và toán công tác của ông.
Họ đã gần đạt được thỏa thuận cách đây 10 ngày, và phát ngôn viên EU Michael Mann nói lần này có thể đi tới thỏa thuận, nhưng không đưa ra lời hứa hẹn nào.
Ông Mann nói với ban tiếng Ba Tư của đài VOA: “Có các vấn đề then chốt cần phải tính toán, và chúng tôi sẽ dành tất cả thời gian cần thiết để tìm cách giải quyết.”
Các điểm then chốt
Lần trước, ông Zarif chỉ trích các nhà thương thuyết của Liên Hiệp Quốc là đã xoay chiều, một động thái bị nhiều người cho là việc Pháp nhấn mạnh vào một số điểm then chốt.
Nhưng trong một chặng dừng ở Italia trên đường đến Geneva, ông Zarif bầy tỏ sự lạc quan đối với vòng thương nghị này.
Ông nói: “Tôi đến Geneva với quyết tâm đi tới một thỏa thuận vào cuối vòng đàm phán này. Tôi chắc chắn rằng với ý chí chính trị cần thiết, chúng ta chắc chắn sẽ đạt được tiến bộ và thậm chí đạt được một thỏa thuận.”
Iran khẳng định có quyền tinh chế uranium, một tiến trình có thể nguy hiểm mà Hoa Kỳ nói không tồn tại với bất cứ nước nào, mặc dầu cộng đồng quốc tế chấp nhận các chương trình hạt nhân hòa bình của nhiều nước.
Trong một băng video phổ biến trên Internet hôm qua, ông Zarif có một phát biểu đem lại hy vọng cho một số chuyên gia về một giải pháp cho vụ tranh chấp đó.
Ông nói: “ Các quyền không do ai ban bố, và bởi lẽ chúng không được ban bố cho nên chúng cũng không thể bị tước bỏ.”
Các chuyên gia phân tích cho rằng điều đó có thể hàm ý là Iran sẽ không nhấn mạnh đến một sự thừa nhận rõ ràng về quyền được tinh chế, chừng nào một thỏa thuận không ngăn cản Iran tinh chế.
Ông Alison Baily, một chuyên gia phân tích về Trung Ðông cho công ty tham vấn Oxford Analytica ở London nói: “Sẽ là một công tác rất phức tạp để tìm ra chính xác ngôn từ đúng đắn mà không nhất thiết làm cho Iran khỏi mất mặt và trở lại nói với dân chúng rằng họ đã thực sự duy trì được sự độc lập và chủ quyền quốc gia.”
Tinh chế uranium
Tinh chế uranium rất quan trọng cho việc sản xuất điện năng và nghiên cứu y khoa, 2 điều mà Iran nói là họ muốn làm với chương trình hạt nhân của họ. Nhưng đi đến cực điểm, thì việc tinh chế có thể tạo ra uranium có thể chế tạo vũ khí.
Iran đã tiến tới chỗ gần sản xuất được uranium ở độ đó, và đã xây dựng các cơ sở rộng lớn, an toàn và bí mật trước đây, gây ra những mối lo ngại rằng họ muốn chế tạo một quả bom hạt nhân, tuy các giới chức Iran nói là họ không có ý định như thế.
Sự kiện đó đưa đến hậu quả là các biện pháp chế tài kinh tế quốc tế nghiêm ngặt với mục đích thuyết phục chính phủ Iran thương nghị việc chấm dứt bộ phận đó trong chương trình hạt nhân của họ, và cho phép các thanh sát viên kiểm chứng điều đó.
Sự khó khăn do các biện pháp chế tài gây ra là một vấn đề then chốt hồi tháng 6, khi cử tri Iran bầu ra một chính phủ tương đối ôn hòa hiện đang theo đuổi các cuộc thương nghị.
Mục tiêu cấp thời là một thỏa thuận trong giai đọan đầu mà các giới chức cho rằng sẽ ngưng chỉ chương trình của Iran, và hạn chế nhiều phần của chương trình, để đổi lấy việc nới lỏng chế tài có giới hạn.
Ðiều đó có thể liên quan đến việc tháo khoán cho một số tiền của Iran đang nằm trong tay các ngân hàng quốc tế, nhưng không nới lỏng các cấm vận thương mại hay các hạn chế về ngân hàng.
Sau đó các cuộc thương nghị sẽ bắt đầu về một thời biểu dự kiến là 6 tháng để tìm cách đạt được một thỏa thuận toàn diện hạn chế chương trình hạt nhân của Iran một cách có thể kiểm chứng được và dần dà chấm dứt mọi biện pháp chế tài.
Nếu các cuộc thương nghị thất bại, có nguy cơ Iran sẽ tiến đến gần khả năng chế tạo một quả bom hạt nhân ở mức Hoa Kỳ và Israel sẽ quyết định có biện pháp quân sự để ngăn chặn các bước cuối cùng.
Nhưng việc ấy có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh khu vực, và các chuyên gia cho rằng sẽ chỉ làm trì hoãn chứ không chấm dứt được chương trình của Iran.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm qua tuyên bố các cuộc thương nghị này là một thử nghiệm cho việc liệu có thể ngăn tránh một cuộc xung đột có vũ trang hay không, và ông gọi đó là một thử nghiệm đáng để xúc tiến.
Ông Obama nói: “Hãy thử nghiệm, đề nghị rằng trong 6 tháng tới, chúng ta có thể giải quyết vấn đề này theo một đường lối ngoại giao trong khi vẫn duy trì cơ cấu chế tài cấp thiết và, với tư cách Tổng thống Hoa Kỳ, tôi giữ nguyên mọi phương án để ngăn chặn họ thủ đắc vũ khí hạt nhân.”
Phát biểu trước vòng đàm phán mới nhất về chương trình hạt nhân của Iran, ông Ayatollah Ali Khameini nói ông đã định ra “các vạch đỏ” cho các nhà thương thuyết của ông, nhưng củng nói rằng Iran muốn thân thiện với tất cả quốc gia, kể cả Hoa Kỳ.
5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cùng với Ðức, muốn có một thỏa thuận tạm thời đòi Iran phải đình chỉ một số hoạt động tinh chế và chấp nhận thêm các cuộc thanh sát để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp chế tài.
Trưởng ban đối ngoại Liên hiệp châu Âu, bà Catherine Ashton, hôm nay đã họp với Ngoại trưởng Iran Javad Zarif. Ðây là lần thứ ba trong 5 tuần, phái đoàn quốc tế, do Liên hiệp Âu châu lãnh đạo, tề tự tại Geneva để họp với ngoại trưởng Iran và toán công tác của ông.
Họ đã gần đạt được thỏa thuận cách đây 10 ngày, và phát ngôn viên EU Michael Mann nói lần này có thể đi tới thỏa thuận, nhưng không đưa ra lời hứa hẹn nào.
Ông Mann nói với ban tiếng Ba Tư của đài VOA: “Có các vấn đề then chốt cần phải tính toán, và chúng tôi sẽ dành tất cả thời gian cần thiết để tìm cách giải quyết.”
Các điểm then chốt
Lần trước, ông Zarif chỉ trích các nhà thương thuyết của Liên Hiệp Quốc là đã xoay chiều, một động thái bị nhiều người cho là việc Pháp nhấn mạnh vào một số điểm then chốt.
Nhưng trong một chặng dừng ở Italia trên đường đến Geneva, ông Zarif bầy tỏ sự lạc quan đối với vòng thương nghị này.
Ông nói: “Tôi đến Geneva với quyết tâm đi tới một thỏa thuận vào cuối vòng đàm phán này. Tôi chắc chắn rằng với ý chí chính trị cần thiết, chúng ta chắc chắn sẽ đạt được tiến bộ và thậm chí đạt được một thỏa thuận.”
Iran khẳng định có quyền tinh chế uranium, một tiến trình có thể nguy hiểm mà Hoa Kỳ nói không tồn tại với bất cứ nước nào, mặc dầu cộng đồng quốc tế chấp nhận các chương trình hạt nhân hòa bình của nhiều nước.
Trong một băng video phổ biến trên Internet hôm qua, ông Zarif có một phát biểu đem lại hy vọng cho một số chuyên gia về một giải pháp cho vụ tranh chấp đó.
Ông nói: “ Các quyền không do ai ban bố, và bởi lẽ chúng không được ban bố cho nên chúng cũng không thể bị tước bỏ.”
Các chuyên gia phân tích cho rằng điều đó có thể hàm ý là Iran sẽ không nhấn mạnh đến một sự thừa nhận rõ ràng về quyền được tinh chế, chừng nào một thỏa thuận không ngăn cản Iran tinh chế.
Ông Alison Baily, một chuyên gia phân tích về Trung Ðông cho công ty tham vấn Oxford Analytica ở London nói: “Sẽ là một công tác rất phức tạp để tìm ra chính xác ngôn từ đúng đắn mà không nhất thiết làm cho Iran khỏi mất mặt và trở lại nói với dân chúng rằng họ đã thực sự duy trì được sự độc lập và chủ quyền quốc gia.”
Tinh chế uranium
Tinh chế uranium rất quan trọng cho việc sản xuất điện năng và nghiên cứu y khoa, 2 điều mà Iran nói là họ muốn làm với chương trình hạt nhân của họ. Nhưng đi đến cực điểm, thì việc tinh chế có thể tạo ra uranium có thể chế tạo vũ khí.
Iran đã tiến tới chỗ gần sản xuất được uranium ở độ đó, và đã xây dựng các cơ sở rộng lớn, an toàn và bí mật trước đây, gây ra những mối lo ngại rằng họ muốn chế tạo một quả bom hạt nhân, tuy các giới chức Iran nói là họ không có ý định như thế.
Sự kiện đó đưa đến hậu quả là các biện pháp chế tài kinh tế quốc tế nghiêm ngặt với mục đích thuyết phục chính phủ Iran thương nghị việc chấm dứt bộ phận đó trong chương trình hạt nhân của họ, và cho phép các thanh sát viên kiểm chứng điều đó.
Sự khó khăn do các biện pháp chế tài gây ra là một vấn đề then chốt hồi tháng 6, khi cử tri Iran bầu ra một chính phủ tương đối ôn hòa hiện đang theo đuổi các cuộc thương nghị.
Mục tiêu cấp thời là một thỏa thuận trong giai đọan đầu mà các giới chức cho rằng sẽ ngưng chỉ chương trình của Iran, và hạn chế nhiều phần của chương trình, để đổi lấy việc nới lỏng chế tài có giới hạn.
Ðiều đó có thể liên quan đến việc tháo khoán cho một số tiền của Iran đang nằm trong tay các ngân hàng quốc tế, nhưng không nới lỏng các cấm vận thương mại hay các hạn chế về ngân hàng.
Sau đó các cuộc thương nghị sẽ bắt đầu về một thời biểu dự kiến là 6 tháng để tìm cách đạt được một thỏa thuận toàn diện hạn chế chương trình hạt nhân của Iran một cách có thể kiểm chứng được và dần dà chấm dứt mọi biện pháp chế tài.
Nếu các cuộc thương nghị thất bại, có nguy cơ Iran sẽ tiến đến gần khả năng chế tạo một quả bom hạt nhân ở mức Hoa Kỳ và Israel sẽ quyết định có biện pháp quân sự để ngăn chặn các bước cuối cùng.
Nhưng việc ấy có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh khu vực, và các chuyên gia cho rằng sẽ chỉ làm trì hoãn chứ không chấm dứt được chương trình của Iran.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm qua tuyên bố các cuộc thương nghị này là một thử nghiệm cho việc liệu có thể ngăn tránh một cuộc xung đột có vũ trang hay không, và ông gọi đó là một thử nghiệm đáng để xúc tiến.
Ông Obama nói: “Hãy thử nghiệm, đề nghị rằng trong 6 tháng tới, chúng ta có thể giải quyết vấn đề này theo một đường lối ngoại giao trong khi vẫn duy trì cơ cấu chế tài cấp thiết và, với tư cách Tổng thống Hoa Kỳ, tôi giữ nguyên mọi phương án để ngăn chặn họ thủ đắc vũ khí hạt nhân.”