Bà Restaria Hutabarat, thuộc Viện Hỗ trợ Pháp lý Jakarta, đã dành nguyên năm ngoái đứng đầu một cuộc điều tra về tình trạng tra tấn phổ biến trong các nhà tù ở 4 tỉnh lớn của Indonesia. Điều bà phát hiện là những vụ đánh đập, đe dọa và thậm chí cưỡng hiếp xảy ra thường xuyên đến độ được coi như quy luật.
Bà Hutabarat nói: “Chúng tôi nhận thấy rằng tra tấn là điều thường xuyến và hòa nhập vào hệ thống pháp lý hình sự bởi vì mọi người trả lời cuộc thăm dò đều nói rằng họ đều trải qua một hình thức tra tấn nào đó qua hệ thống pháp lý hình sự.”
Kết quả dựa vào những cuộc phỏng vấn với hơn 1.000 nghi can và tù nhân cũng như những lời đáp của 400 cảnh sát viên, công tố viên, thẩm phán, cai tù và những người hoạt động cho nhân quyền.
Bà Hutabarat nói rằng cảnh sát có quá nhiều quyền đối với các nghi can và quá ít trách nhiệm. Trong một số trường hợp, cảnh sát có thể giam giữ nghi can tới 60 ngày trước khi truy tố họ. Và theo bà, tại Indonesia, việc cảnh sát tra tấn người không được coi là một tội ác, và điều đó cần phải thay đổi.
Bà Hutabarat nói tiếp: “Chính phủ nên xác định tra tấn là một tội ác ở Indonesia, theo luật định. Phải có một bộ luật hiện hành được chính phủ xác định để buộc tội những người thi hành việc tra tấn. Đó là bước đầu tiên và cấp bách nhất cần phải thực hiện.”
Là một quốc gia với 237 triệu dân, Indonesia đã nổi lên sau mấy chục năm dưới chế độ độc tài vào năm 1998. Mặc dầu đã theo thể chế dân chủ, nước này vẫn bị chỉ trích là có một hệ thống pháp lý yếu kém.
Cũng đã có những báo cáo về việc binh sĩ tra tấn những người bị nghi là phần tử ly khai, và quân đội nói rằng họ đã đưa ra tòa án binh nhiều nghi can.
Người phát ngôn của cảnh sát quốc gia Indonesia cho biết cơ quan này sẽ nghiên cứu bản phúc trình và rằng bất cứ nhân viên nào ngược đãi thường dân sẽ bị trừng phạt.
Một bản phúc trình của một tổ chức hỗ trợ pháp lý nói rằng cảnh sát Indonesia và các giới chức nhà tù tra tấn các tù nhân một cách thường xuyên và có hệ thống. Bản phúc trình dựa trên các cuộc phỏng vấn tường tận với các tù nhân, cảnh sát, thẩm phán và những người hoạt động cho nhân quyền. Từ Jakarta, thông tín viên VOA Brian Padden gửi về bài tường thuật sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1