Ít nhất 10.000 người xuống đường biểu tình ở Hong Kong hôm Chủ nhật để ủng hộ quyền tự do báo chí. Thông tín viên VOA Rebecca Valli tường thuật rằng cuộc biểu tình được hiệp hội ký giả tổ chức, tỏ sự quan ngại về hành vi bạo hành nhắm vào giới truyền thông sau khi các phần tử côn đồ tấn công một cách tàn bạo một trong những biên tập viên có nhiều ảnh hưởng nhất của thành phố này.
Dân chúng trong trang phục màu đen hô các khẩu hiệu ủng hộ ông Lưu Tiến Ðồ, cựu chủ biên tập của một trong những nhật báo được nể nang nhất ở Hong Kong. Ông Lưu đã bị những kẻ côn đồ tấn công hôm thứ Tư.
Hai cô Lưu Dực và Kyley Thạch làm việc cho Minh Báo, nhật báo ông Lưu đã làm chủ biên cho đến cuối tháng 1 vừa qua. Hai nhân viên này nói:
“Hong Kong không cho phép thói bạo hành như thế này, chúng ta cần tự do.”
Ông Luu Tiến Ðồ bị những tên côn đồ lạ mặt phục kích, chém 6 nhát dao vào chân và lưng ông, rồi bỏ chạy bằng xe gắn máy.
Cô Vương, một nhân viên kế toán cũng tham gia cuộc xuống đường bày tỏ sự hậu thuẫn. Cô nói:
“Tôi thật đau lòng khi nghe việc này. Tại sao Hong Kong lại có thể lâm vào tình huống như thế này?”
Cảnh sát đang xem lại các bài tường thuật gần đây của tờ Minh Báo, tìm các bài vở có thể đã làm cho kẻ nào đó tức giận và nhắm mục tiêu vào ông Lưu.
Trong nhiều năm, các vụ tấn công tương tự nhắm vào các nhà báo ở Hong Kong vẫn chưa được giải án và cô Joyce Ng, trước đây là thông tín viên cho tờ Minh Báo nói rằng những kẻ tấn công ông Lưu cũng sẽ không bị bắt.
Nhưng cô nói điều quan trọng là phải xuống đường để phản đối:
“Chúng tôi hy vọng sẽ gây áp lực đối với cảnh sát và nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề này.”
Vụ tấn công ông Lưu diễn ra vào thời điểm nhạy cảm ở Hong Kong.
Năm nay Bắc Kinh sẽ quyết định các chi tiết về vấn đề phổ thông đầu phiếu, mà cựu thuộc địa của Anh này được hứa vào năm 2017.
Nhiều nguời cũng đang ngày càng lo sợ về việc Bắc Kinh đang gia tăng ảnh hưởng đối với truyền thông ở Hong Kong. Quyết định sa thải ông Lưu của tờ Minh Báo hồi tháng 1 được xem như dấu hiệu của sự can thiệp như vậy.
Nhân viên của Minh Báo quy lỗi cho ban quản lý tờ báo là đã loại ra một chủ biên bộc trực để tìm cách giảm bớt luận điệu chỉ trích của tờ báo này.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Ký giả Hong Kong Shirley Yam nói rằng trong những năm gần đây, Hong Kong và Hoa lục kết nối nhau về kinh tế, tài chính. Các ký giả ở Hong Kong ngày càng đề cập nhiều hơn đến các quyền lợi của Hoa lục trong bài vở tường thuật. Cô nói:
“Thực ra chúng tôi không biết chúng tôi đang dính dáng đến ai. Chúng tôi đang ở trong tình huống mà chúng tôi làm những gì chúng tôi nghĩ là đúng, chúng tôi chỉ tường thuật những gì chúng tôi coi là các sự kiện, không quan tâm nhiều hoặc biết nhiều về việc những người đó sẽ phản ứng như thế nào.”
Mấy ngày sau khi xảy ra vụ tấn công ông Lưu, nhiều nhóm đã phát động các cuộc vận động lấy chữ ký, có mục tiêu giống mục tiêu của cuộc biểu tình nhằm gây áp lực đối với ngành hành pháp và cảnh sát để bảo vệ các ký giả.
Ông Lưu đã ra khỏi phòng cứu cấp hôm thứ Bảy và vợ ông cho biết ông sẽ cần một thời gian dài để hồi phục.
Dân chúng trong trang phục màu đen hô các khẩu hiệu ủng hộ ông Lưu Tiến Ðồ, cựu chủ biên tập của một trong những nhật báo được nể nang nhất ở Hong Kong. Ông Lưu đã bị những kẻ côn đồ tấn công hôm thứ Tư.
Hai cô Lưu Dực và Kyley Thạch làm việc cho Minh Báo, nhật báo ông Lưu đã làm chủ biên cho đến cuối tháng 1 vừa qua. Hai nhân viên này nói:
“Hong Kong không cho phép thói bạo hành như thế này, chúng ta cần tự do.”
Ông Luu Tiến Ðồ bị những tên côn đồ lạ mặt phục kích, chém 6 nhát dao vào chân và lưng ông, rồi bỏ chạy bằng xe gắn máy.
Cô Vương, một nhân viên kế toán cũng tham gia cuộc xuống đường bày tỏ sự hậu thuẫn. Cô nói:
“Tôi thật đau lòng khi nghe việc này. Tại sao Hong Kong lại có thể lâm vào tình huống như thế này?”
Cảnh sát đang xem lại các bài tường thuật gần đây của tờ Minh Báo, tìm các bài vở có thể đã làm cho kẻ nào đó tức giận và nhắm mục tiêu vào ông Lưu.
Trong nhiều năm, các vụ tấn công tương tự nhắm vào các nhà báo ở Hong Kong vẫn chưa được giải án và cô Joyce Ng, trước đây là thông tín viên cho tờ Minh Báo nói rằng những kẻ tấn công ông Lưu cũng sẽ không bị bắt.
Nhưng cô nói điều quan trọng là phải xuống đường để phản đối:
“Chúng tôi hy vọng sẽ gây áp lực đối với cảnh sát và nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề này.”
Vụ tấn công ông Lưu diễn ra vào thời điểm nhạy cảm ở Hong Kong.
Năm nay Bắc Kinh sẽ quyết định các chi tiết về vấn đề phổ thông đầu phiếu, mà cựu thuộc địa của Anh này được hứa vào năm 2017.
Nhiều nguời cũng đang ngày càng lo sợ về việc Bắc Kinh đang gia tăng ảnh hưởng đối với truyền thông ở Hong Kong. Quyết định sa thải ông Lưu của tờ Minh Báo hồi tháng 1 được xem như dấu hiệu của sự can thiệp như vậy.
Nhân viên của Minh Báo quy lỗi cho ban quản lý tờ báo là đã loại ra một chủ biên bộc trực để tìm cách giảm bớt luận điệu chỉ trích của tờ báo này.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Ký giả Hong Kong Shirley Yam nói rằng trong những năm gần đây, Hong Kong và Hoa lục kết nối nhau về kinh tế, tài chính. Các ký giả ở Hong Kong ngày càng đề cập nhiều hơn đến các quyền lợi của Hoa lục trong bài vở tường thuật. Cô nói:
“Thực ra chúng tôi không biết chúng tôi đang dính dáng đến ai. Chúng tôi đang ở trong tình huống mà chúng tôi làm những gì chúng tôi nghĩ là đúng, chúng tôi chỉ tường thuật những gì chúng tôi coi là các sự kiện, không quan tâm nhiều hoặc biết nhiều về việc những người đó sẽ phản ứng như thế nào.”
Mấy ngày sau khi xảy ra vụ tấn công ông Lưu, nhiều nhóm đã phát động các cuộc vận động lấy chữ ký, có mục tiêu giống mục tiêu của cuộc biểu tình nhằm gây áp lực đối với ngành hành pháp và cảnh sát để bảo vệ các ký giả.
Ông Lưu đã ra khỏi phòng cứu cấp hôm thứ Bảy và vợ ông cho biết ông sẽ cần một thời gian dài để hồi phục.